MỘT SỐ ĐỀ XUẤT CỦA NGƯỜI NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất tôm sú nuôi thâm canh tại huyện bình đại, tỉnh bến tre (Trang 85 - 88)

Căn cứ vào kết quả nghiên cứu và thực trạng nghề nuôi tôm sú thâm canh tại

huyện Bình Đại tỉnh Bến Tre, người nghiên cứu xin đưa ra một số đề xuất nhằm nâng cao năng suất tôm sú nuôi thâm canh tại địa phương như sau:

5.1.1 Đối với hộ (đơn vị) nuôi: là đối tượng trực tiếp tổ chức hoạt động nuôi tôm sú

thâm canh, đồng thời cũng là đối tượng trực tiếp tiếp nhận kết quả từ hoạt động này. Có thể nói sự thành công của một vụ nuôi chịu sự chi phối rất nhiều của bản thân người nuôi tôm. Chính vì vậy, để nâng cao năng suất tôm sú nuôi thâm canh, các hộ

nuôi tôm tại huyện Bình Đại phải có những điều chỉnh thích hợp để đạt được năng

suất cao như sau :.

1: Giảm độ trong ao nuôi xuống dưới mức 35 cm và giữ ở mức trên 25 cm bằng cách cấy tảo và nuôi tảo trong ao nuôi tôm. Ở biên độ này thể hiện mức độ tảo

phát triển ổn định ít gây ảnh hưởng xấu đến pH, CO2, Oxy hòa tan và hiện tượng phú dưỡng chưa xảy ra.

2: Chọn mật độ thả giống hợp lý nhưng không vượt quá 47 con/m2. Tốt nhất

mật độ thả giống từ 30 – 35 con/m2. Với mật độ này sẽ giảm được giá thành do ít tốt

kém chi phí hóa chất xử lí môi trường ao nuôi bởi ô nhiễm hữu cơ, vừa giúp tôm tăng cỡ thu hoạch, thời gian nuôi không kéo dài do đó năng suất hiệu quả sẽ cao hơn.

3: Ưu tiên lựa chọn giống khoẻ, không mang mầm bệnh.

4: Quan tâm các giải pháp tổng hợp phòng bệnh tôm vì chi phí trị bệnh thường tốn kém, hiệu quả thấp trong quá trình nuôi, đặc biệt dịch bệnh “đốm trắng”,

bệnh còi, bệnh đầu vàng và các loại bệnh nhiễm khuẩn khác.

5: Lựa chọn diện tích ao nuôi hợp lý phù hợp với kết quả phân tích dữ liệu

trên.

6: Tự nguyện tham gia các hoạt động của Ban quản lý vùng nuôi.

7: Lựa chọn mức đầu tư cho một vụ nuôi tối ưu, để điều chỉnh mức chi phí

cho một tấn tôm thương phẩm ở mức 40 – 50 triệu/tấn, vì mức chi phí này sẽ mang

vốn đầu tư nhằm hạn chế rủi ro dịch bệnh, tôm lớn nhanh do tăng khả năng tiếp cận

giống, dịch vụ, kỹ thuật chất lượng cao.

8: Mặc dù kết quả phân tích dữ liệu không chỉ ra được ảnh hưởng của nhân

tố “số người có kỹ thuật của một hộ nuôi” đến năng suất nuôi tôm, nhưng thiết nghĩ

với thực trạng môi trường nuôi ngày một ô nhiễm như hiện nay, người am hiểu về

kỹ thuật nuôi rất cần thiết để tổ chức thực hiện các giải pháp phòng và chữa bệnh

cho tôm, tránh rủi ro kỹ thuật trong quá trình nuôi. Vì thế cần nâng cao trình độ kỹ

thuật cho người nuôi thông qua các hoạt động: Tham gia các lớp tập huấn của

ngành, khuyến ngư, viện, trường…., tự tìm hiểu nghiên cứu qua tài liệu, sách báo…., tham quan các mô hình nuôi tốt, tham gia các câu lạc bộ nghề nuôi, các buổi

hội thảo của Ban Quản lý vùng nuôi.

5.1.2 Đối với các sở ban ngành: Nhằm tạo điều kiện để hoạt động nuôi tôm sú thâm canh ở địa phương có năng suất cao, ngoài những giải pháp đã và đang thực

hiện. Qua thực tế tình hình sản xuất của địa phương, người nghiên cứu nhận thấy

cần có những điều chỉnh bổ sung một số giải pháp như sau:

- Ưu tiên đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng tại các khu sản xuất giống tập

trung theo quy hoạch để thu hút các thành phần kinh tế vào đầu tư xây dựng trại sản

xuất giống tập trung, không để phát triển manh mún, đan xen trong vùng nuôi thương phẩm dễ làm ô nhiễm phát tán từ nguồn nước xả thải của trại giống.

- Tiếp tục thực hiện đề tài thuần dưỡng tôm sú bố mẹ sạch bệnh để cung ứng

tôm bố mẹ chất lượng cao, sạch bệnh cho các trại sản xuất giống trong tỉnh.

- Tăng cường công tác quản lý chất lượng giống nhập và giống bán cho người nuôi, đảm bảo giống khỏe và sạch bệnh.

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Trung tâm giống thủy sản mạnh

dạn đầu tư thỏa đáng về lực lượng kỹ thuật, hạn mức vốn cho lĩnh vực nghiên cứu

sản xuất giống chất lượng cao theo công nghệ vi sinh và nên xây dựng đề án mua

công nghệ sản xuất giống tôm sú sạch bệnh để chuyển giao cho trại sản xuất giống

dân doanh có nhu cầu phát triển nhằm cung ứng kịp thời nguồn giống tốt ổn định

vào thời điểm nuôi chính vụ.

- Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thường xuyên theo dõi, tham mưu

quản lý mùa vụ nuôi, môi trường, dịch bệnh… để hạn chế bùng phát dịch bệnh,

kiểm tra thường xuyên và xử lý kiên quyết các trường hợp vi phạm xả thải mầm

bệnh ra môi trường tự nhiên.

- Về kiểm dịch: Ngoài các biện pháp kiểm soát đã được Tỉnh, Sở hướng dẫn

và ban hành, Sở nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cần hướng đến mục tiêu kiểm

soát hồ sơ truy xuất nguồn gốc tôm bố mẹ cho lượng giống nhập Tỉnh không rõ nguồn gốc, mặc dù đã có giấy chứng nhận kiểm dịch sạch bệnh.

- Tăng cường công tác quan trắc môi trường và dịch bệnh như tăng điểm thu mẫu, tần suất thu, số lượng chỉ tiêu quan trắc vào những thời điểm thích hợp trên vùng sinh thái mặn, lợ. Qua đó có những khuyến cáo về giải pháp kỹ thuật nhằm giúp người nuôi chủ động tốt trong công tác cải tạo ao, thả giống và quản lý ao

nuôi.

- Ủy ban huyện là cơ quan quyết định thành lập BQL vùng nuôi phối hợp với các đoàn thể và Hội nghề cá kiên trì củng cố, tổ chức lại hoạt động của Ban quản lý

vùng nuôi theo mô hình đồng quản lý, tham mưu cho Tỉnh về việc thành lập quỹ hỗ

trợ rủi ro và xử lý môi trường để kịp thời sử dụng khi có dịch bệnh .

- Nhân rộng mô hình liên kết sản xuất giữa người sản xuất nguyên liệu với

các nhà máy chế biến thông qua các hình thức như cung ứng vốn, tính toán giá thành định ra giá sàn bao tiêu sản phẩm đảm bảo lợi ích hai bên, hướng dẫn kỹ thuật nuôi để sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn của nhà nhập khẩu, khắc phục tình trạng giá

bán thấp dưới giá thành vào thời điểm thu hoạch chính vụ.

- Củng cố nâng cao hiệu quả hoạt động kinh tế hợp tác: khắc phục kịp thời

các yếu kém, khó khăn mà các tổ hợp tác còn vướng mắc như tổ chức nhân sự, quản lý điều hành, quản lý kỹ thuật…, thành lập hợp tác xã kiểu mới để liên kết các vùng nuôi về giá bán và chủ động quan hệ thị trường tiêu thụ sản phẩm…

5.2 KẾT LUẬN

Nghiên cứu đã thực hiện được các mục tiêu đề ra:

1- Đánh giá hiện trạng nghề nuôi tôm sú tại huyện Bình Đại tỉnh Bến Tre. (Giai đoạn 2005 – 2007)

2- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất tôm sú nuôi thâm canh tại

3- Đề xuất một số điều chỉnh nhằm nâng cao năng suất của hoạt động nuôi

tôm sú thâm canh tại địa phương nghiên cứu.

Ngoài ra nghiên cứu tìm ra mật độ nuôi tối ưu (từ mô hình hồi quy) cho các

hộ nuôi tại huyện Bình Đại. Đây là điểm nổi trội của nghiên cứu.

Bên cạnh đó, báo cáo nghiên cứu còn một số tồn tại mang tính khách quan như sau:

- Do số quan sát trong mẫu ít (51 quan sát) nên hàm hồi quy có độ tin cậy

không cao.

- Hàm hồi quy được ước lượng với dữ liệu của năm nghiên cứu và chưa được

kiểm chứng với các giai đoạn khác.

- Người nghiên cứu chỉ sử dụng dạng hàm hồi quy tuyến tính bội trong ước lượng.

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất tôm sú nuôi thâm canh tại huyện bình đại, tỉnh bến tre (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)