Đo lường các khái niệm trong mô hình

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất tôm sú nuôi thâm canh tại huyện bình đại, tỉnh bến tre (Trang 26 - 28)

Đơn vị nghiên cứu chính là các cơ sở hay trang trại nuôi tôm sú thâm canh,

nên các biến trong mô hình sẽ được đo bằng các thang đo sau:

Biến: Trình độ kỹ thuật người nuôi tôm: Có hai khả năng có thể xảy ra: (i)

Chủ trại (chủ hộ nuôi) đã qua các lớp tập huấn do một tổ chức nào đó tổ chức hay

có bằng cấp, chứng chỉ về lĩnh vực nuôi trông thủy sản; (ii) Chủ trại (chủ hộ nuôi) không được tham gia các lớp tập huấn này và cũng không có bằng cấp hay chứng

chỉ trong lĩnh vực đang hoạt động – Thang đo sử dụng là thang đo định danh; biến

Dummy hai biểu hiện (không có trình độ; có trình độ).

Biến: Chất lượng tôm giống: Thông qua bốn biểu hiện: (i) thân tôm sạch,

không bị bẩn do nhiều sinh vật bám; (ii) tôm đều cỡ, râu và bộ phụ đầy đủ; (iii) tôm

hoạt động bơi lội linh hoạt, ngược dòng nước khi bị khuấy động và phản ứng rất

nhanh với kích thích từ bên ngoài; (iv) ruột tôm đầy thức ăn tạo một đường màu nâu chạy dọc theo sống lưng. Ngoài ra giống còn được chia thành hai loại: (i) P15 (Post 15) và (ii) cỡ 2-3 cm, nhưng trên thực tế người nuôi hầu hết chọn loại P15 (vì thuận

Trình độ kỹ thuật người nuôi Chất lượng tôm giống Thức ăn Bệnh tôm Mật độ nuôi Môi trường kỹ thuật nuôi NĂNG SUẤT THU HOẠCH

TÔM SÚ THÂM CANH

Ý thức quản lý

cộng đồng Cơ cấu vốn lưu

tiện trong quá trình vận chuyển, giảm chi phí). Nên biến chất lượng tôm được đo lường thông qua bốn biểu hiện như đã kể trên của loại giống P15 – Thang đo danh

nghĩa; biến Dummy bốn biểu hiện.

Biến: Mật độ nuôi: Được tính bằng số con giống trên một mét vuông diện

tích ao nuôi (số con giống/ m2) – Thang đo sử dụng là thang đo tỷ lệ.

Biến: Thức ăn: Có hai thông số kỹ thuật để người nuôi làm căn cứ lựa chọn:

(i) hệ số thức ăn – FCR; (ii) hàm lượng đạm thô trong thức ăn (tức là hàm lượng

Protein) – đơn vị tính %. Đồng thời hiện nay những người nuôi tôm sú thâm canh hầu hết là cho ăn bằng thức ăn công nghiệp (mua thức ăn đã chế biến sẵn) chỉ việc cho ăn theo hướng dẫn về khối lượng thức ăn theo từng thời kỳ của tôm. Nên khối lượng thức ăn trên một đơn vị tôm nuôi là như nhau cho từng cơ sở nuôi, chỉ có loại

thức ăn (hai biểu hiện đã nêu ra) là có sự khác nhau. Vậy biến thức ăn chuyển thành hai biến: (i) “hệ số thức ăn” – Thang đo tỷ lệ; (ii) “hàm lượng đạm thô” – Thang

đo tỷ lệ.

Biến: Môi trường: Người nuôi thông thường sử dụng những thông số về

chất lượng nước trong ao nuôi: (i) nhiệt độ - Co; (ii) độ trong – cm; (iii) độ mặn –

o

/oo; (iv) chỉ số pH. Nên biến môi trường chuyển thành bốn biến: (i) “nhiệt độ” –

Thang đo tỷ lệ; (ii) “độ trong” – Thang đo tỷ lệ; (iii) “độ mặn” – Thang đo tỷ lệ;

và (iv) “pH” – Thang đo tỷ lệ.

Biến: Bệnh tôm: Trong suốt quá trình nuôi, tôm thường mắc các loại bệnh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

sau: (i) bệnh phát sáng; (ii) hoại tử gan tụy; (iii) đứt râu cụt đuôi, bộ phụ bị gãy đứt; (iv) đốm trắng; (v) các bệnh khác. Nên biến bệnh tôm được đo lường thông qua năm biểu hiện – Thang đo danh nghĩa; biến Dummy năm biểu hiện.

Biến: Cơ cấu vốn lưu động: Trong quá trình nuôi tỷ lệ vốn tự có trong tổng

vốn lưu động sẽ quyết định đến việc lựa chọn quy trình kỹ thuật nuôi, chất lượng

các dịch vụ kỹ thuật nuôi (như: thức ăn, con giống, hóa chất...) điều này có thể làm

ảnh hưởng đến sản lượng nuôi. Nên biến cơ cấu vốn lưu động được đo bằng tỷ lệ vốn của chủ nuôi tôm tự bỏ ra trên tổng vốn lưu động trong một vụ nuôi – đơn

vị % - Thang đo là tỷ lệ..

Biến: Ý thức quản lý cộng đồng: Trong vùng nuôi thâm canh, ý thức quản lý

nguồn nước, kiểm soát dịch bệnh, thời vụ... giữa người dân và ban quản lý. Thể

hiện bằng hành vi có tham gia hay không trong việc hợp tác với ban quản lý của người dân, nên biến này được đo thông qua hai biểu hiện - Thang đo danh nghĩa;

biến Dummy hai biểu hiện.

Biến: Năng suất thu hoạch tôm sú thâm canh: cụ thể sẽ tính bằng số

kilogram trên một mét vuông ao nuôi (kg/m2) – Thang đo sử dụng là thang đo tỷ lệ.

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất tôm sú nuôi thâm canh tại huyện bình đại, tỉnh bến tre (Trang 26 - 28)