canh tại huyện Bình Đại
a) Chọn địa điểm xây dựng ao nuôi
Nơi có nguồn nước sạch không bị ô nhiễm bởi nước thải sinh hoạt, nước thải
công nghiệp, nước thải từ vùng nông nghiệp sử dụng hóa chất độc hại. Có hệ thống cống cấp và thoát nước độc lập.
Ao xây dựng ở vùng cao triều, đáy có thể khô trong thời gian cải tạo ao.
Biên độ triều dao động từ 1 – 3m.
Chất đất: thường là đất thịt hoặc thịt pha cát.
pH đất: >5, tuy nhiên có một số vùng bị sì phèn pH đất sẽ thấp hơn. Chất lượng nguồn nước cấp:
Độ mặn: tùy theo vùng, dao động từ 7‰ - 25‰.
pH nước: 7.5 – 8.7.
Nhiệt độ nước: 28 – 30 0C.
Nơi có giao thông thuận tiện, gần đường điện, đường giao thông, an ninh trật tự tốt.
b) Thiết kế xây dựng hệ thống công trình nuôi b.1. Ao nuôi
Xây dựng ao nuôi tôm
Hình dáng: hình vuông hoặc hình chữ nhật. Đối với ao chữ nhật tốt nhất là tỉ
lệ chiều rộng/chiều dài ≥ 2/3.
Đáy ao và mương: (nếu có) phải bằng phằng, đáy ao nên có độ dốc từ trên bờ vào giữa ao và dốc về phía cống tháo nước là 1/200. Đáy ao nên cao hơn đáy
cống thoát và thấp hơn đáy cống thấp.
Bờ ao: phải xây dựng kiên cố, nện chặt, bờ có thể phủ tấm nylon để chống rò rỉ. Bờ ao nên có độ cao: 1.5 – 1.7m, độ nghiêng: 45 – 600 (tỷ lệ mặt bờ/ chân bờ =
1/3-1/4).
Hình 3.5: Bờ ao được phủ bằng tấm Tapolin
Hệ thống cống: tùy diện tích ao khẩu độ cống thoát tối thiểu là 1m, còn cống
cấp tùy thuộc vào hình thức cấp nước mà thiết kế cho hợp lý (bơm trực tiếp thì không cần cống, còn tự chảy từ máng cấp hoặc kênh cấp thì tùy hình thức mà thiết
kế cho phù hợp và tiết kiệm). Cống được làm bằng ciment, cống cấp và thoát nước đều có lưới chắn, kích thước mắt lưới nhỏ để ngăn tôm không lọt ra ngoài và địch
hại không lọt vào trong ao. Đối với ao nuôi tôm, xây dựng cống lộ thiên tốt hơn
cống ngầm vì cống lộ thiên dễ dàng thao tác khi thay xả nước hơn. Đối với ao nuôi
thâm canh mật độ cao thường có thiết kế thêm hệ thống thoát chất thải từ giữa ao.
Diện tích ao: 1500 – 6000 m2.
b.2. Ao lắng
Ao chứa lắng và chuẩn bị nước cấp diện tích khoảng 30 – 50% tổng diện tích mặt nước ao
nuôi. Hiện nay phần lớn người
nuôi tôm dùng chung ao chứa lắng
và chuẩn bị nước. Ngoài ra có thể
sử dụng ao nuôi nhỏ trong hệ thống Hình 3.6: Ao lắng và chuẩn bị nước cấp
ao nuôi làm ao lắng và chuẩn bị nước. b.3 Hệ thống bờ, cống, mương cấp và thoát nước
b.3.1. Hệ thống rào lưới quanh ao:
Nhằm không cho vật chủ trung gian (giáp xác, vật nuôi..) từ ngoài vào trong ao mang theo mầm bệnh lây cho tôm nuôi, đặc biệt là bệnh thân đỏ đốm trắng do
WSSV gây ra. Hệ thống lưới quanh ao (hình 3.7) cần nghiêng ra phía ngoài ao nhằm hạn chế cua ghẹ bò qua lưới vào trong ao.
b.3.2. Mương cấp, thoát nước độc lập (hình 3.8
b.4. Hệ thống tăng cường oxy hòa tan cho ao nuôi tôm
Trong nghề nuôi tôm hiện nay, để tăng cường oxy hòa tan trong ao nuôi,
người nuôi sử dụng phổ biến hệ thống cánh quạt nước.
Hệ thống cánh quạt nước được bố trí cách bờ 3 – 5m, khoảng cách giữa 2
cánh quạt nước 60 – 80 cm, các cánh quạt lắp so le nhau. Tùy theo hình dạng ao
nuôi mà chọn cách lắp đặt hệ thống cánh quạt để tạo dòng chảy mạnh nhất giúp cho
chất thải tập trung giữa ao. Có 2 cách bố trí cánh quạt: bố trí quạt nước hình chữ
thập hay dạng song song.
Số lượng cánh quạt tùy theo diện tích ao nuôi và mật độ tôm nuôi.
c Chuẩn bị ao
c.1 Cải tạo ao: được chia làm 3 trường hợp
c.1.1 Ao mới xây dựng.
Bước 1: kiểm tra kỹ tất cả bờ ao, tránh hiện tượng rò rỉ nước khi lấy vào.
Hình 3.9: Một số dạng cánh quạt nước thường dùng
Bước 2: san bằng đáy ao, hơi dốc về cống thoát nước (hay gom vào giữa ao
nếu gom chất thải vào giữa ao).
Bước 3: rửa đáy ao nhiều lần trước khi bón vôi đáy ao.
pH Lượng vôi (CaO/1000m2) 4 – 5 5 – 6 > 6 90 – 100 kg 50 – 80 kg 30 -40 kg
Bước 5: lấy nước vào đạt 1 – 1,2 m và ngâm trong thời gian 3 – 4 ngày.
Bước 6: bơm hoặc xả bỏ nước trong ao và phơi đáy ao lại 7 – 10 ngày trước
khi lấy nước vào ao để chuẩn bị thả tôm.
3.1.2. Ao cũ
Bước 1: tháo cạn nước. Bước 2: lấy lớp bùn đáy
ra khỏi ao nuôi vì đây là lớp đất đáy chứa chất thải và mầm bệnh
của vụ nuôi trước còn tồn tại. Bước 3: ngâm rửa nền đáy
ao theo thủy triều.
Bước 4: bón vôi và phơi nền Hình 3.10: Đáy ao phơi đạt yêu cầu
đáy ao cho khô (khoảng 7 – 15 ngày) trước khi lấy nước vào ao nuôi.
3.1.3. Trường hợp ao tôm bị bệnh đốm trắng
Bước 1: tiến hành phơi ao khoảng 1 tháng.
Bước 2: dùng hóa chất để tiêu diệt mầm bệnh còn sót lại trong ao.
Dùng formol: 3 – 5 lít hòa với 50 lít nước (dùng 1000m2 bề mặt đáy rồi phun đều khắp đáy ao. Chú ý phun cả bờ ao và phun thật kỹ những vùng như cống, vùng chân cầu và phun vào lúc sáng sớm.
Dùng thuốc tím (KMnO4): 0,5 – 1 kg hòa vào 50 lít nước/1000 m2 mặt đáy
ao, nên phun lúc chiều tối.
Dùng chlorine: 2 - 3 kg hòa vào 50 lít nước/1000 m2 mặt đáy ao, nên phun lúc chiều mát.
Hóa chất có thể được sử dụng lặp lại 2 - 3 lần trong thời gian phơi đáy ao.
Cần chú ý cua còng còn có thể sống nhờ chui rúc trong hang. Có thể diệt chúng
vài ngày cần kiểm tra và nhặt sạch hết cua còng chết khỏi ao, sau đó bón vôi và thực hiện các bước tiếp theo giống như các trường hợp trên.
c.2. Diệt tạp (xử lý nước)
Lấy nước lúc nước lớn và sạch, lấy nước vào ao lắng hoặc ao xử lý.
Khi lấy nước qua cống hoặc dùng máy bơm cần đưa nước qua túi lọc bằng
vải dày. Sau đó cho chạy quạt liên tục từ 2 -3 ngày để trứng tôm, cua, cá… lọt vào nuôi nở hết cho dễ tiêu diệt chúng bằng hóa chất (thường sử dụng chlorine) theo
quy trình sau:
Lưu ý: khi sử dụng chlorine phải điều chỉnh pH trong khoảng 7.5 – 8 khi xử
lý bằng chlorine.
c.3. Bón phân gây màu nước
Có các phương pháp gây màu nước với liều lượng khác nhau nhưng thông thường sử dụng 3 cách với liều lượng dưới đây:
Cách 1:
- 3 kg cám gạo + 1 kg bột cá + 1 kg đậu nành/1000m2 (nấu chín tạt xuống ao
mỗi buổi sáng).
- Rơm khô bó thành bó cắm xung quanh ao (10 – 15 kg/m2). - Bón Dolomite 20 kg/1000m2.
- Có thể bón vi sinh nhằm ổn định pH.
- Tùy theo mật độ phiêu sinh vật trong ao, có thể gây màu nước liên tiếp 2- 4 ngày.
Nước ao nuôi
Thuốc diệt cá (nếu cần)
Để 3 – 4 ngày
Chlorine 70%(30ppm)
Gây màu nước
Cách 2:
- Dùng phân vi sinh với lượng 10 – 15 kg/1000m2 để trong bao ngâm nước.
- Kết hợp ngâm bó rơm hoặc cỏ khô cho đến khi màu nước đạt yêu cầu thì vớt bỏ.
Cách 3:
- Dùng phân vô cơ như Urea, N.P.K, D.A.P với lượng 3 – 5 kg/1000m2, chia làm 3 lần như sau: lần 1 dùng 1/2 lượng phân, lần 2 dùng 1/4 lượng phân, lần 3 dùng 1/4 lượng phân.
- Phân vô cơ cần hòa tan vào nước, sau đó tạt khắp mặt ao. Dùng liên tục 3
ngày, dùng vào lúc trời nắng gắt. Sau mỗi lần dùng chạy quạt khoảng 2 giờ.
- Thường người dân kết hợp bón cả 2 loại phân vô cơ và hữu cơ để gây màu
nước nhanh hơn và tảo duy trì bền hơn.
- Sau khi bón phân, sinh vật phù du sẽ phát triển trong vài ngày làm màu
nước ao có màu xanh, kiểm tra độ trong khoảng 30 – 40 cm thì tiến hành thả tôm
giống.
d. Thả giống d.1. Chọn giống
Thông thường giống được các đại lý giống cung cấp đến cho người dân,
nguồn giống đã qua kiểm nghiệm. Người dân thường chọn giống theo cảm quan
(tôm giống được mua tại công ty theo yêu cầu và không có giấy kiểm dịch):
- Tôm cùng lứa tuổi, có kích thước đồng đều.
- Tôm giống có thức ăn đầy đường ruột ở giữa lưng thành một đường dọc theo thân
tôm
- Tôm bơi ngược dòng nước và bám vào thành chậu.
- Râu và thân không có vật bẩn bám.
d.2 Mật độ thả:
Tùy vào kế hoạch nuôi mà chọn mật độ thả, trong điều kiện hiện nay thường
mật độ thả 30 – 50 con/m2.
d.3 Phương pháp thả giống
Thả tôm vào lúc 5 – 7 giờ sáng hoặc thời tiết mát mẻ. Đổ tôm vào thau để
kiểm tra tôm có khỏe mạnh không và xác định tỷ lệ hao hụt khi vận chuyển. Múc nước trong ao pha vào thau từ từ, vừa pha vừa quan sát nếu tôm khỏe thì thả xuống
ao. Sau khi thả tôm xuống ao cần để lại một số thả vào giai (vèo) có kích thước 1m
x 1m x 1,5m, cố định giai trong ao để kiểm tra tỷ lệ sống của tôm trong khoảng thời
gian 10 – 20 ngày sau đó. Mật độ tôm thả trong giai bằng mật độ tôm thả trong ao.
e Chăm sóc và quản lý e.1 Thức ăn
Các loại thức ăn: sử dụng thức ăn công nghiệp: đa số sử dụng loại thức ăn
của công ty UP (tùy theo giai đoạn nuôi mà có kích cỡ thức ăn phù hợp ). Nên kết
hợp cho ăn thêm vitamine C, vi sinh đường ruột,…
Số lần cho tôm ăn: số lần cho tôm ăn từ 4 – 6 lần/ngày. Số lần cho tôm ăn
phụ thuộc vào kích cỡ của tôm, lượng thức ăn phải đảm bảo cho tất cả tôm đều được ăn đầy đủ (nếu không tôm trong ao sẽ bị phân đàn).
Thời gian cho ăn: phụ thuộc vào điều kiện thực tế của ao nuôi (thời tiết, khí
hậu, tình trạng tôm...). thời điểm tôm ăn tương đối hợp lý trong ngày là vào các giờ:
7, 10, 14, 18, 22 giờ.
Phương pháp cho ăn: rải thức ăn đều khắp xung quanh ao, khu vực hành lang cho tôm ăn hoặc khu vực làm sạch do dòng chảy của máy quạt nước tạo ra. Sau đó lấy tỷ lệ thức ăn đã được chuẩn bị sẵn bỏ vào sàng ăn để kiểm tra xem lượng thức ăn có đủ không để điều chỉnh kịp thời, kích thước sàng thường dùng: 80 x 80 cm hoặc 100 x 100 cm. Tùy thuộc vào diện tích ao mà đặt số lượng sàng ăn cho hợp lý:
Diện tích ao nuôi (m2) 2000 2000 - 4000 5000 - 7000 >7000
Số lượng sàng ăn (cái) 2 4 6 8
Sàng đặt xuống lòng ao, lượng thức ăn cho vào vó tính bằng % lượng thức ăn
của bữa cho ăn.
e.2. Quản lý môi trường
Quá trình quản lý ao tôm gồm 3 bước sau:
Quan sát ao nuôi tôm thường xuyên, nhất là sáng, tối và đêm khuya. Đo các yếu tố môi trường.
Quản lý môi trường nước ao nuôi tốt chính là điều khiển sao cho những
thông số: pH, độ trong, độ mặn, hàm lượng oxy hòa tan, H2S, NH3, CH4… nằm
trong khoảng thích hợp cho tôm phát triển.
pH: khoảng thích hợp là 7.8 – 8.5, với những vùng đất phèn nhiều thì pH càng thấp và ngược lại. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến pH thay đổi như: chất đất
vùng xây dựng (đặc biệt khi trời mưa nhiều), mức độ phát triển trong ao, độ mặn
thấp (là môi trường thích hợp cho rong, tảo phát triển), hàm lượng vôi cung cấp vào
ao nuôi (đặc biệt là vôi CaO, Ca(OH)2) làm tăng pH trong ao nuôi…
Phương pháp xử lý: thay nước từ ao chứa (đã xử lý) mỗi ngày 20 – 30% nước trong ao để giảm mật độ tảo, dùng vi sinh có lợi (Probiotic) 5 – 7 ngày/ lần tạt xuống
ao nuôi (dùng kết hợp với đường), có thể sử dụng chlorine: 1 – 1.5 kg/1000 m3 tạt 2/3
ao về phía cuối gió hoặc một số chất diệt tảo nhẹ, sử dụng các acid hữu cơ để giảm
pH khi cần thiết hoặc trong quá trình nuôi định kỳ 7 ngày/ lần dùng vôi Dolomit hoặc
vôi CaCO3 (20kg/1000 m3) tạt vào buổi sáng mỗi ngày để ổn định pH.
Độ trong: sự biến động độ trong quá cao hay quá thấp đều ảnh hưởng trực
tiếp hay gián tiếp đến sự tăng trưởng của tôm. Độ trong thích hợp nhất là 30 – 40
cm. Thường có 2 yếu tố ảnh hưởng đến độ trong của ao: sự phát triển của tảo trong ao nuôi làm nước có màu xanh đậm, pH dao động lớn trong ngày; hàm lượng phù sa
trong nước làm cho nước có màu phù sa trắng đục, màu nước này ít ảnh hưởng đến
tôm nuôi.
Biện pháp khắc phục: cắt tảo, tiến hành thay nước đồng thời kiểm tra độ pH để có phương pháp xử lý phù hợp.
Độ mặn: người nuôi thường lấy nước vào ao chứa hay ao lắng lúc đầu vụ để dùng đến lúc thu hoạch nên độ mặn thường ổn định.
Hàm lượng khí NH3, H2S, CH4...: là những chất khí ảnh hưởng trực tiếp đến tôm nuôi trong ao, những khí này được hình thành từ nguồn gốc chất thải ở đáy
ao nuôi tôm, làm cho tôm giảm ăn, chậm lột xác. Nếu kéo dài tôm có thể bị bệnh vàng da hay đen mang. Hàm lượng thích hợp của khí H2S trong ao nuôi tôm là
<0.003ppm, hàm lượng thích hợp của khí NH3 là 0.1ppm.
Biện pháp khắc phục: tránh hiện tượng dư thừa thức ăn, cần có ao chứa xử lý để thay nước vào những tháng nuôi cuối, sử dụng men vi sinh định kỳ, xi – phong
đáy ao: dùng bơm hút chất thải ra ngoài khi tôm nuôi lớn hơn 70 ngày tuổi, tăng cường hệ thống quạt nước, ổn định pH trong khoảng 7. 8 – 8.5.
Hiện tượng tảo tàn: nguyên nhân có thể do nước có quá nhiều chất hữu cơ làm ưu dưỡng nguồn nước tảo phát triển mạnh bộc phát và tàn nhanh chóng.
Phương pháp xử lý: cố gắng vớt sạch xác tảo, tiến hành thay nước đồng thời
kiểm tra độ pH, nếu thấy pH< 7.5 nên tiến hành rải vôi hoặc Dolomite để tăng pH, ổn định độ kiềm, có thể dùng vi sinh với liều cao bón xuống ao nhằm tăng khả năng
phân hủy xác tảo chết và mùn bã hữu cơ trong ao đồng thời cần tăng chạy quạt nước
hoặc sục khí và giảm lượng thức ăn cho tôm ăn đến khi môi trường ổn định.
f. Thu hoạch
f.1 Thời điểm thu hoạch: khi tôm đạt kích cỡ thương phẩm, chài và cân tôm mỗi ngày để kiểm tra tốc độ tăng trưởng của tôm. Nếu tốc độ tăng trưởng tuần không tăng so với tuần trước đó hoặc có chiều hướng giảm thì nên thu hoạch. Tránh thu hoạch trong giai đoạn tôm đang lột xác đồng loạt.
f.2 Phương pháp thu hoach: có 2 phương pháp thu chính
Phương pháp thu bằng lưới điện: dùng bình điện 12V, biến thế 50 – 60 V,
lưới thu có kích thước: dài:10 – 15m, rộng: 8 – 10m, mắt lưới 2a: 2 – 4cm.
Phương pháp thu bằng đáy: đặt đáy ở cống thu rồi tiến hành xả nước, tôm sẽ theo nước đi ra cống thu vào đáy.
Tóm lại: điều kiện tự nhiên thuận lợi và quy trình nuôi tôm sú được người
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 XÂY DỰNG HÀM HỒI QUY
4.1.1 Quy mô mẫu
Căn cứ vào sự phân bổ các hộ (đơn vị) nuôi tôm trên địa bàn huyện Bình
Đại, người nghiên cứu đã tiến hành lấy mẫu theo phương pháp thuận tiện (thời gian
cuối tháng 9/2008), có sự phân bố đều khắp huyện. Cụ thể như sau:
Bảng 4.1: Phân bổ mẫu điều tra