CÁC THÔNG TIN KHÁC

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất tôm sú nuôi thâm canh tại huyện bình đại, tỉnh bến tre (Trang 74 - 103)

4.2.1 Diện tích ao nuôi

- Diện tích ao nuôi của các hộ (đơn vị) nuôi năm 2008 không thay đổi so với năm 2007, nghĩa là năm 2008 các hộ (đơn vị) nuôi không mở rộng thêm diện tích ao

nuôi.

- Hộ (đơn vị) nuôi có diện tích ao nuôi nhỏ nhất là 1500 m2, hộ (đơn vị) có

diện tích ao nuôi lớn nhất là 14000 m2. Đặc biệt Trại nuôi tôm Công nghiệp có diện

tích nuôi 15500 m2.

- Diện tích nuôi trung bình của các hộ (đơn vị) (trừ Trại nuôi tôm Công

nghiệp) là: 4934 m2.

- Phân tổ các hộ (đơn vị) nuôi theo diện tích ao nuôi:

Bảng 4.5: Phân tổ các hộ (đơn vị) nuôi trong mẫu theo diện tích ao nuôi

Diện tích ao nuôi (m2) Số hộ (đơn vị) nuôi năm 2007 và 2008 Phần trăm (%) Phần trăm tích lũy (%) <2000 4 7.84 7.84 2000-4000 21 41.18 49.02 4000-6000 16 31.37 80.39 6000-8000 5 9.81 90.20 8000-10000 2 3.92 94.12 10000-12000 1 1.96 96.08 12000-14000 1 1.96 98.04 >=14000 1 1.96 100 Tổng 51 100

Qua bảng phân tổ (bảng 4.5) chúng ta thấy đa số các hộ (đơn vị) nuôi có diện

tích thấp hơn 6000 m2 (chiếm 80,39% trong mẫu). Đặc biệt các hộ (đơn vị) có diện

tích từ 2000-4000 m2 nhiều nhất, 21 hộ (đơn vị) (chiếm 41,18% trong mẫu).

- Thông qua phân tích ANOVA, chúng ta kết luận diện tích ao nuôi của các

Anova: Single Factor SUMMARY

Groups Count Sum Average Variance

<4000 18 10.81 0.600556 0.018923

4000-8000 26 13.89 0.534231 0.027177

>=8000 6 4.51 0.751667 0.005977

ANOVA

Source of Variation SS df MS F P-value F crit

Between Groups 0.238006 2 0.119003 5.424893 0.007589 3.195056

Within Groups 1.031012 47 0.021936

Total 1.269018 49

Cụ thể trong ba nhóm phân tổ, chúng ta thấy nhóm có diện tích lớn

(>=8000m2) có năng suất thu hoạch lớn nhất. Nhóm có diện tích nhỏ (<4000m2) có

năng suất thu hoạch cao thứ nhì và nhóm có diện tích trung bình (4000-8000m2) có

năng suất thu hoạch thấp nhất. Điều này thể hiện nếu các hộ (đơn vị) nuôi có diện

tích lớn sẽ có cơ hội đầu tư máy móc, kỹ thuật…. nhiều nên năng suất cao. Các hộ

có diện tích nhỏ tuy không có cơ hội đầu tư máy móc thiết bị, kỹ thuật nhưng với

diện tích nhỏ tạo cơ hội cho việc quản lý nguồn lực tốt hơn, nên năng suất cũng khả

quan.

4.2.2 Số công nhân hiện có

- Các hộ (đơn vị) nuôi có từ 1 đến 5 công nhân trong mỗi hộ (đơn vị). Riêng Trại nuôi tôm Công nghiệp có 105 (năm 2007) và 120 (năm 2008) công nhân. Số lượng công nhân không có biến động giữa hai năm 2007 và 2008 (trừ Trại nuôi tôm

Công nghiệp).

- Phân tổ các hộ (đơn vị) nuôi theo số lượng công nhân: (trừ Trại nuôi tôm

Bảng 4.6: Phân tổ các hộ (đơn vị) nuôi trong mẫu theo số lượng công nhân

Số công nhân Số hộ (đơn vị) nuôi % % tích lũy Diện tích nuôi trung bình (m2) 1 15 30,00 30,00 4307 2 22 44,00 74,00 4323 3 8 16,00 90,00 5688 4 4 08,00 98,00 6000 5 1 0,200 100,00 14000 Tổng 50 100,00 4934

Qua bảng phân tổ trên (bảng 4.6) chúng ta thấy đa số các hộ (đơn vị) nuôi

trong mẫu đều có 1 hoặc 2 công nhân (chiếm 74%). Số công nhân tăng dần theo

diện tích ao nuôi hiện có.

- Qua phân tích ANOVA (trừ Trại nuôi tôm Công nghiệp) chúng ta thấy số lượng công nhân không ảnh hưởng đến năng suất thu hoạch của các hộ (đơn vị)

nuôi.

Anova: Single Factor

SUMMARY

Groups Count Sum Average Variance

1 15 8.7 0.58 0.023857

2 22 12.61 0.573182 0.020594

3 8 5.01 0.62625 0.039741

4 & 5 5 2.89 0.578 0.05177

ANOVA

Source of Variation SS df MS F P-value F crit

Between Groups 0.017273 3 0.005758 0.21159 0.887863 2.806845

Within Groups 1.251745 46 0.027212

4.2.3 Số công nhân có trình độ kỹ thuật nuôi

Đa số các hộ (đơn vị) nuôi không có công nhân đã qua đào tạo các nghiệp vụ

trong lĩnh vực nuôi. Chỉ có 3 hộ (đơn vị) có từ 1 đến 2 công nhân có bằng cấp,

chứng chỉ nghiệp vụ nuôi (năm 2008 chỉ còn 2 hộ, mỗi hộ có 1 công nhân có kỹ

thuật nuôi). Riêng Trại nuôi tôm Công nghiệp có 25 công nhân (chiếm 23,81%

trong tổng số công nhân năm 2007).

Do đội ngũ cán bộ công nhân kỹ thuật thiếu về số lượng, đa phần còn non trẻ

thiếu kinh nghiệm thực tiễn, kiến thức ngư dân tuy đã được nâng lên nhưng chưa đạt yêu cầu để tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới.

4.2.4 Số vốn bỏ ra trong mỗi vụ nuôi

- Theo số liệu điều tra mẫu năm 2007, số vốn bỏ ra trong một vụ nuôi của

các hộ (đơn vị) nuôi thấp nhất là 30 triệu, cao nhất là 300 triệu. Riêng Trại nuôi tôm

Công nghiệp là 17.725 triệu. Trung bình mỗi hộ (đơn vị) bỏ ra 81,1 triệu (không

tính Trại nuôi tôm Công nghiệp).

- Có sự biến động về vốn giữa hai năm 2007 và 2008. Năm 2008 có 20 hộ (đơn vị) nuôi có mức vốn thấp hơn năm 2007; 31 hộ (đơn vị) có mức vốn cao hơn. Đặc biệt có một đơn vị có mức đầu tư thêm vượt trội như Trại nuôi tôm Công

nghiệp năm 2008 lượng vốn bỏ ra hơn năm 2007 là 4.106 triệu (tổng vốn năm 2008

là 21.831 triệu). Một hộ có mức vốn năm 2007 là 300 triệu, nhưng sang năm 2008

chỉ còn 100 triệu (thấp hơn 200 triệu). Ngoài ra có hai hộ (đơn vị) nuôi có lượng

vốn năm 2008 cao hơn 2007 hơn 100 triệu.

- Phân tổ các hộ nuôi theo mức vốn đầu tư. (Trừ Trại nuôi tôm CN)

Bảng 4.7: Phân tổ hộ (đơn vị) nuôi theo mức vốn bỏ ra trong một vụ nuôi Mức vốn (triệu) Số hộ (đơn vị) % % tích lũy Diện tích nuôi (m2) Mức vốn TB 2007 (triệu) Mức vốn TB 2008 (triệu) <50 11 22 22 3227.273 38.90909 58.81818 50-100 25 50 72 4348 66.04 77.04 100-150 8 16 88 6500 112 104.75 150-200 5 10 98 8400 156 178 >=200 1 02 100 8500 300 100 50 100 4934 81.1 88.02

Qua bảng phân tổ trên (bảng 4.7) chúng ta thấy đa số các hộ (đơn vị) nuôi có

mức vốn bỏ ra cho một vụ nuôi trong năm 2007 ở mức từ 50 đến 100 triệu (25 hộ,

chiếm 50%). Mức vốn tăng theo diện tích ao nuôi. Nhìn chung năm 2008 có mức

vốn trung bình cao hơn năm 2007 (ở hầu hết các mức vốn phân tổ).

- Qua phân tích ANOVA (trừ Trại nuôi tôm Công nghiệp) chúng ta thấy mức

vốn bỏ ra trong một vụ nuôi ảnh hưởng đến năng suất thu hoạch.

Anova: Single Factor

SUMMARY

Groups Count Sum Avesrage Variance

<50 11 5.27 0.479091 0.014889

50-100 25 14.28 0.5712 0.025761

100-150 8 5.29 0.66125 0.023441

>=150 6 4.37 0.728333 0.007977

ANOVA

Source of Variation SS Df MS F P-value F crit

Between Groups 0.297892 3 0.099297 4.703491 0.006028 2.806845

Within Groups 0.971126 46 0.021111

Total 1.269018 49

Kết quả phân tích cho thấy mức vốn bỏ ra trong một vụ nuôi càng nhiều thì

năng suất thu hoạch cao, thể hiện qua giá trị trung bình của năng suất thu hoạch tăng theo mức tăng của lượng vốn.

4.2.5 Tỷ lệ nợ trên tổng vốn

- Theo số liệu điều tra mẫu năm 2007 cho thấy các hộ (đơn vị) nuôi hầu như đều có vay nợ trong quá trình nuôi. Chỉ có hai đơn vị có tỷ lệ nợ bằng 0 (một hộ dân

nuôi tôm và Trại nuôi tôm Công nghiệp). Tỷ lệ nợ trên tổng vốn thấp nhất là 15,9%, cao nhất là 84%, trung bình là 49,99%.

- Có sự thay đổi về tỷ lệ nợ trên tổng vốn giữa hai năm 2007 và 2008 ở các

hộ (đơn vị) nuôi. Cụ thể có 31 hộ (đơn vị) giảm tỷ lệ nợ, 10 hộ (đơn vị) tăng tỷ lệ nợ

và 10 hộ (đơn vị) không thay đổi.

- Phân tổ các hộ (đơn vị) nuôi theo tỷ lệ nợ trên tổng vốn.

Bảng 4.8: Phân tổ các hộ (đơn vị) nuôi theo tỷ lệ nợ trên tổng vốn Tỷ lệ nợ (%) Số hộ (đơn vị) % % tích lũy Tỷ lệ nợ trung bình 2007 (%) Mức vốn trung bình 2007 (tr) Tỷ lệ nợ trung bình 2008(%) Mức vốn trung bình 2008 (tr) 0 2 03,92 03,92 0 8885.00 0.00 10929.5 <30 9 17,65 21,57 21.08889 68.33 20.17 104.1111 30-50 2 03,92 25,49 46.85 82.50 39.10 69.5 50-70 35 68,63 94,12 58.19314 78.57 54.22 85.6286 >=70 3 05,88 100,00 76.33333 160.00 70.93333 100 Tổng 51 100,00 49.98549 427.0588 46.47216 514.3529

Qua bảng phân tổ trên (bảng 4.8) chúng ta thấy số hộ (đơn vị) nuôi có tỷ lệ

vay nợ ở mức 50-70% chiếm tỷ lệ cao nhất 68,63% (35 hộ (đơn vị)). Trong năm

2007 tỷ lệ nợ tăng theo mức vốn đầu tư trung bình. Năm 2008 do có sự biến động

về mức vốn đầu tư cho một vụ nuôi và tỷ lệ nợ trên tổng vốn nên tỷ lệ nợ thấp nhất ứng với mức vốn đầu tư cao nhất, và tỷ lệ nợ trung bình (30-50%) ứng với mức vốn

thấp nhất, tỷ lệ nợ cao (50-70%) ứng với mức vốn cao hơn mức vốn ở tỷ lệ nợ trung

bình (85,628 triệu).

- Qua phân tích ANOVA chúng ta thấy tỷ lệ nợ trên tổng vốn không ảnh hưởng đến năng suất thu hoạch tôm.

Anova: Single Factor

SUMMARY

Groups Count Sum Average Variance

<40 11 6.48 0.589091 0.048409

40-60 23 13.57 0.59 0.021545

ANOVA

Source of Variation SS Df MS F P-value F crit

Between Groups 0.001819 2 0.000909 0.034334 0.966273 3.190727

Within Groups 1.271444 48 0.026488

Total 1.273263 50

4.2.6 Lãi suất vay nợ

- Theo thông tin từ mẫu năm 2007, gần một nửa số hộ (đơn vị) nuôi có nợ

với lãi suất 0% (23 hộ - chiếm 46,94%). Các hộ (đơn vị) có nợ còn lại có tỷ lệ lãi phải trả là 1,2%/tháng.

- Năm 2008 các hộ (đơn vị) nợ với lãi suất 0% trong năm 2007 vẫn duy trì mức lãi 0% ở năm 2008. Các hộ (đơn vị) nợ với lãi suất 1,2%/tháng năm 2007, thì

sang năm 2008 tăng lên 1,5%/tháng (do biến động lãi suất chung trên thị trường).

- Qua phân tích ANOVA đối với các hộ (đơn vị) nuôi có nợ chúng ta thấy lãi suất không ảnh hưởng đến năng suất thu hoạch

Anova: Single Factor

SUMMARY

Groups Count Sum Average Variance

0% 23 13.69 0.595217 0.024299

1,2% 26 14.79 0.568846 0.028171

ANOVA

Source of Variation SS Df MS F P-value F crit

Between Groups 0.008487 1 0.008487 0.321995 0.573112 4.0471

Within Groups 1.238839 47 0.026358

4.2.7 Chi phí cho một tấn tôm thương phẩm

- Theo dữ liệu từ mẫu năm 2007, chi phí cho một tấn tôm thương phẩm của

các hộ (đơn vị) nuôi từ 20,94 – 94,06 triệu/tấn, trung bình là 46,90 triệu/tấn.

- Năm 2008 có sự biến động nhẹ về chi phí cho một tấn tôm thương phẩm so

với năm 2007. Có 33 hộ (đơn vị) nuôi tăng chi phí (chiếm 64,71%) và 18 hộ giảm

chi phí (chiếm 35,29%).

- Phân tổ các hộ (đơn vị) nuôi theo chi phí cho một tấn tôm thương phẩm. Bảng 4.9: Phân tổ các hộ (đơn vị) nuôi theo chi phí cho một tấn tôm thương phẩm

Chi phí cho 1 tấn tôm (tr/tấn) Số hộ (đơn vị) % % tích lũy Chi phí cho 1 tấn tôm BQ 2007 (tr/tấn) Chi phí cho 1 tấn tôm BQ 2008 (tr/tấn) <30 6 0.1176 0.1176 26.205 35.275 30-50 26 0.5098 0.6275 42.01538 51.83962 50-70 17 0.3333 0.9608 57.48706 56.79265 >=70 2 0.0392 1.0000 82.385 15.5 Tổng 51 1.0000 46.89569 50.11676

Qua bảng phân tổ trên (bảng 4.9) chúng ta có thể thấy chủ yếu các hộ (đơn

vị) nuôi có chi phi cho một tấn tôm thương phẩm ở mức 30 – 70 triệu/tấn, có 43 hộ (đơn vị) ở mức này, chiếm 84,31%. Chỉ có hai hộ ở mức cao từ 70 triệu/tấn trở lên. Chi phí của năm 2008 so với năm 2007 cho thấy các hộ có chi phí ở mức thấp trong năm 2007 hầu như đều tăng (lượng tăng thấp). Các hộ có mức chi phí cao ở năm 2007 đến 2008 thì giảm, mức giảm nhẹ ở các hộ có chi phí từ 50 – 70 triệu/tấn. Đặc

biệt các hộ có chi phí từ 70 triệu/tấn trở lên giảm mạnh (từ trung bình 82,385 xuống

còn 15,5 triệu/tấn), đây có thể do nguyên nhân mọi đầu tư trong năm 2007 được tiếp

tục sử dụng cho năm 2008.

- Qua phân tích ANOVA chúng ta có thể kết luận chi phí cho một tấn tôm thương phẩm có ảnh hưởng đến năng suất thu hoạch.

Anova: Single Factor

SUMMARY

Groups Count Sum Average Variance

<30 6 3.31 0.551667 0.023337

30-50 26 16.8 0.646154 0.023577

>=50 19 9.75 0.513158 0.020289

ANOVA

Source of Variation SS Df MS F P-value F crit

Between Groups 0.201954 2 0.100977 4.524262 0.015846 3.190727

Within Groups 1.071309 48 0.022319

Total 1.273263 50

Theo kết quả phân tích trên chúng ta thấy các hộ (đơn vị) ở mức chi phí từ 30

– 50 triệu/tấn có năng suất thu hoạch cao nhất, các hộ (đơn vị) ở mức dưới 30

triệu/tấn có năng suất thu hoạch đứng thứ hai, các hộ (đơn vị) ở mức cao từ 50

triệu/tấn trở lên có năng suất thu hoạch thấp nhất.

4.2.8 Giá bán trên một tấn tôm thương phẩm

- Theo dữ liệu của mẫu năm 2007, giá bán một tấn tôm thương phẩm từ 50 – 135 triệu/tấn, giá trung bình là 82,05 triệu/tấn. Năm 2008 giá bán có thay đổi theo xu hướng giảm (có 42 hộ (đơn vị) có giá bán giảm, chiếm 82,83%) có thể do giá cả

thị trường hoặc do chất lượng tôm khi thu hoạch. Các hộ (đơn vị) còn lại giá bán năm 2008 cao hơn năm 2007 (có 9 hộ, chiếm 17,65%), các hộ này có thể có chất lượng tôm trong thu hoạch cao.

- Từ giá bán và chi phí cho một tấn tôm thương phẩm, chúng ta có thể tính ra

lợi nhuận cho một tấn tôm. Đặc điểm các thông tin từ mẫu hai năm 2007 và 2008 như

* Lợi nhuận bình quân các hộ (đơn vị) nuôi năm 2007 là 35,15 triệu/tấn, năm 2008 là 19,54 triệu/tấn. Đây là do biến động thị trường đầu ra, giá cả

nông sản thế giới giảm nên ảnh hưởng đến giá bán của tôm.

* Năm 2007 có 5 hộ (đơn vị) nuôi bị lỗ (chiếm 9,8% trong mẫu), mức

lỗ bình quân là 5,85 triệu/tấn. Năm 2008 có 11 hộ (đơn vị) nuôi bị lỗ (chiếm

21,57% trong mẫu), mức lỗ bình quân là 14,06 triệu/tấn. Mức lỗ trung bình của các

hộ nuôi bị lỗ năm 2008 cao hơn năm 2007 là 8,21 triệu/tấn.

4.2.9 Tình hình bán hàng sau thu hoạch

Toàn bộ các hộ (đơn vị) nuôi được hỏi đều trả lời là gặp khó khăn khi bán

hàng sau thu hoạch. Nhất là giá bán thấp (70-80 ngàn đồng/kg với tôm size 40

con/kg) so với cùng kỳ năm 2006 (giá trên 100 ngàn/kg tôm cùng size) và quá thấp

so với năm năm trước (130 ngàn/kg tôm cùng size). Bên cạnh đó còn bị những đơn

vị thu mua bớt giá với nhiều lý do không hợp lý.

Duy chỉ có Trại nuôi tôm Công nghiệp là thuận lợi vì Công ty xuất nhập

khẩu Lâm Thủy sản Bến Tre thu mua trực tiếp về cho nhà máy.

4.3 KẾT LUẬN:

Qua phân tích dữ liệu trên chúng ta thấy “năng suất thu hoạch” trong quá

trình nuôi tâm sú thâm canh tại huyện Bình Đại tỉnh Bến Tre chịu sự tác động từ các

nhân tố sau:

Từ mô hình hồi quy:

1, Nhân tố “Chất lượng tôm giống”: nên lựa chọn tôm giống có biểu hiện

“thân tôm sạch, không bị bẩn do nhiều sinh vật bám” sẽ mang lại năng suất cao cho

người nuôi.

2, Nhân tố “Mật độ nuôi”: nên tăng mật độ nuôi nhưng không nên vượt qua ngưỡng 46,96 con/m2, nếu vượt qua ngưỡng này sẽ có tác động tiêu cực đến năng

suất thu hoạch.

3, Nhân tố: “Độ trong ao nuôi”: với thực trạng như hiện nay, nên giảm độ

trong và giữ ở mức dưới 35cm là hiệu quả nhất, nhưng cũng không nên để quá đục (dưới 20cm) sẽ có tác dụng ngược lại.

4, Nhân tố “Bệnh tôm”: tốt nhất là thực hiện tốt khâu phòng bệnh để tôm

không bị mắc bệnh trong khi nuôi, đặc biệt là bệnh “đốm trắng”, vì bệnh này làm

cho năng suất thu hoạch kém nhất, thậm chí bằng không.

5, Nhân tố: “Tỷ lệ vốn của chủ nuôi tôm tự bỏ ra trên tổng vốn lưu động

trong một vụ nuôi”: mặc dù theo kết quả phân tích nhân tố này tỷ lệ nghịch với năng

suất thu hoạch, nhưng các hộ nuôi cũng không nên thực hiện cắt giảm tỷ trọng vốn do người nuôi bỏ ra trong tổng vốn lưu động của mình vì sẽ mất an toàn trong khâu thanh toán nợ và mất khả năng chủ động tiếp xúc dịch vụ kỹ thuật cao, tăng nguy cơ

rủi ro.

6, Nhân tố: “Ý thức quản lý cộng đồng”: các hộ nuôi nên tham gia vào hoạt động mang tính chất bảo vệ vùng nuôi của các tổ chức cộng đồng (Ban Quản lý

vùng nuôi tại địa phương), vì sẽ có tác dụng tích cực phòng chống dịch bệnh, quản

lý tốt thời vụ và việc xả thải mầm bệnh trong vùng nuôi là nguyên nhân giảm thiểu

bùng phát dịch bệnh ảnh hưởng đến sản lượng hộ nuôi có sử dụng chung nguồn lực

hệ thống thủy lợi cấp thoát.

Từ phân tích ANOVA:

1, Nhân tố “Diện tích ao nuôi”: nếu người nuôi có tiềm lực về vốn nên chọn

nuôi với diện tích ao nuôi lớn (>8000m2), và ngược lại thì tốt nhất là tập trung đầu tư với diện tích ao nuôi nhỏ (<4000m2).

2, Nhân tố “Số vốn bỏ ra trong mỗi vụ nuôi”: mặc dù theo kết quả phân tích,

chúng ta thấy số vốn bỏ ra cho mỗi vụ nuôi tỷ lệ thuận với năng suất, nhưng người

nuôi cũng nên thận trọng vì vốn luôn là nguồn lực bị giới hạn của người nuôi tôm.

Có nghĩa là: nếu người nuôi bỏ ra quá nhiều vốn sẽ dẫn đến tình trạng không kiểm

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất tôm sú nuôi thâm canh tại huyện bình đại, tỉnh bến tre (Trang 74 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)