Việt Nam có hơn 3600 km bờ biển, địa hình vào loại phức tạp với hơn 4000
hòn đảo lớn, nhỏ. Vùng ven bờ có nhiều đầm phá, vũng, eo vịnh, khoảng 25 vạn ha
rừng ngập mặn, gần 10 vạn ha đầm phá, vũng, vịnh kín, khoảng 29 vạn ha bãi triều
lầy và cứ bình quân 20 km bờ biển có một cửa sông. Có khoảng 1,4 triệu ha mặt nước nội địa, riêng Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích mặt nước tự nhiên lớn,
hệ thống sông ngòi tăng dần về phía hạ lưu. Một vùng đất rộng lớn bị ngập trong
suốt mùa mưa tạo điều kiện phong phú thêm nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm cá. Nghề nuôi trồng thủy sản ở nước ta có lịch sử phát triển lâu đời, riêng nghề nuôi tôm ước tính xuất hiện khoảng 100 năm nay nhưng nuôi chuyên tôm mới phát
triển từ năm 1987, khi sản xuất tôm bột đạt số lượng thương phẩm (Nguyễn Trọng
Nho, 1995).
Đến thập kỷ 90, Việt Nam trở thành một trong những quốc gia có sản lượng
tôm nuôi cao trong khu vực và trên thế giới với diện tích nuôi tôm cả nước đạt
Trong những năm gần đây, tôm luôn là đối tượng nuôi chủ lực của Việt Nam
do mang lại giá trị xuất khẩu cao. Theo thống kê của cục thống kê và trung tâm tin học thủy sản, mặc dù tỷ trọng sản lượng tôm nuôi so với tổng sản lượng thủy sản
nuôi trồng giai đoạn 2001 – 2006 là 22,3%, nhưng giá trị mặt hàng tôm xuất khẩu
lại chiếm 48,5% so với tổng giá trị xuất khẩu thủy sản giai đoạn 2002 – 2006.
Trong nuôi tôm, tôm sú là đối tượng nuôi chính. Năm 2004, sản lượng tôm sú nuôi đạt 290.501 tấn, giá trị đạt 12.859,5 tỷ đồng, chiếm trên 98% trong số tôm nuôi nước lợ. Năng suất nuôi bình quân đạt khoảng 500 kg/ha ( Bộ Thủy sản, 2000).