ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG ĐẾN NGHỀ

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất tôm sú nuôi thâm canh tại huyện bình đại, tỉnh bến tre (Trang 33 - 37)

NUÔI TÔM SÚ THÂM CANH TẠI TỈNH BẾN TRE

3.2.1. Điều kiện tự nhiên và thổ nhưỡng ở Bến Tre ảnh hưởng đến nghề nuôi tôm sú thâm canh

3.2.1.1. Điều kiện tự nhiên, khí hậu tỉnh Bến Tre Vị trí địa lý: Nhìn trên bản đồ,

tỉnh Bến Tre có hình rẻ quạt, mà

đầu nhọn nằm ở thượng nguồn,

các nhánh sông lớn giống như

nan quạt xòe rộng ra ở phía đông. Diện tích tự nhiên của tỉnh có

2.315,01km2, phía bắc giáp tỉnh

Tiền Giang, có ranh giới chung là sông Tiền, phía tây và nam giáp tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh,

có ranh giới chung là sông Cổ Chiên, Hình 3.1 Bản đồ địa lý tỉnh bến tre

phía đông giáp Biển Đông với chiều dài bờ biển 65km. Bốn con sông lớn: Tiền

Giang, Ba Lai, Hàm Luông, Cổ Chiên bao bọc và chia Bến Tre thành ba phần: cù lao An Hóa, cù lao Bảo và cù lao Minh phù sa màu mỡ, cây trái sum suê… đây là đặc điểm rất thuận tiện cho giao thông vận tải cũng như thủy lợi và phát triển ngành nuôi trồng thủy sản.

Do đặc điểm tự nhiên, Bến Tre được phân thành 3 vùng sinh thái rõ rệt: vùng ngọt, vùng lợ và vùng mặn. Trong đó vùng mặn có thế mạnh là nuôi trồng thủy sản

với các loài có giá trị kinh tế cao như: tôm, cua, nghêu, sò huyết..

Yếu tố khí hậu: bao gồm các chỉ số về nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa là những yếu tố

quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển nghề nuôi tôm sú thương

phẩm, đặc biệt là nhiệt độ.

Nhiệt Độ: là yếu tố quan trọng chi phối đời sống của tôm nuôi, nhiệt độ quá

cao hay quá thấp cũng như sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ đều gây bất lợi cho việc tăng trưởng của tôm sú. Nhiệt độ ngoài ảnh hưởng trực tiếp còn ảnh hưởng gián tiếp đến tôm nuôi thông qua mối quan hệ giữa nhiệt độ nước với khả năng hòa tan oxy, sự chênh lệch nhiệt độ theo độ sâu, sự phân hủy mùn bã hữu cơ, ảnh hưởng đến hàm lượng khí độc…Tôm sú phát triển tốt nhất trong môi trường nhiệt độ khoảng

27 – 29 0C (Nguyễn Trọng Nho, 2006), điều này phù hợp với nhiệt độ tỉnh Bến Tre.

Khí hậu: nhiệt độ của tỉnh tương đối cao, đủ cho sự phát triển của tôm sú. Bến Tre nằm trong miền khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nhưng lại nằm

ngoài ảnh hưởng của gió mùa cực đới, nên nhiệt độ cao, ít biến đổi trong năm. Trị

số trung bình vào khoảng 27 0C. Tháng nóng nhất là tháng 4 và 5, nhiệt độ trung

bình khoảng 29 0C. Tháng ít nóng nhất là tháng 12, nhiệt độ trung bình khoảng 25 0

C, chênh lệch giữa tháng ít nóng nhất và nóng nhất là 4 0C. Trong toàn tỉnh, chưa

bao giờ nhiệt độ trung bình ngày dưới 25 0C. Hằng năm, mặt trời đi qua thiên đỉnh 2

lần (16 tháng 4 và 27 tháng 7), lượng bức xạ dồi dào, trung bình đạt tời 160

kcal/cm2. Với vị trí nằm tiếp giáp với Biển Đông nhưng Bến Tre ít chịu ảnh hưởng

của bão, vì nằm ngoài vĩ độ thấp (bão thường xảy ra từ vĩ độ 150 trở lên). Ngoài ra, nhờ có gió đất liền nên biên độ giao động ngày đêm giữa các khu vực bị giảm bớt.

Độ ẩm: Bến Tre có một hệ thống kênh rạch, sông ngòi chằng chịt, do đó có độ ẩm trong không khí tương đối cao, và sự chênh lệch độ ẩm trung bình giữa tháng ẩm nhất và tháng ít nhất vào khoảng 15%. Trong tháng mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4, độ ẩm trung bình từ 83 đến 90%. Độ ẩm nhỏ nhất thường xảy ra vào tháng 12 và tháng 1 (từ 40 – 50%).

Phân bố mưa: Bến Tre nằm trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long, hằng năm có một mùa mưa từ tháng 5 đến 11 và một mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4

năm sau. Mùa mưa trùng với mùa gió mùa tây nam. Lượng mưa hằng năm trung

bình các nơi trong toàn tỉnh từ 1.250 mm đến 1.500 mm. Sự phân bố mưa trong tỉnh

theo không gian không lớn, lượng mưa ở vùng ven biển thấp hơn các khu vực khác. Lượng mưa tại thị xã Bến Tre nhiều hơn cả. Trong suốt mùa khô, lượng mưa chỉ

chiếm từ 1,5% đến 6% tổng lượng mưa cả năm. Trong năm, lượng mưa trung bình

đạt từ 1.200 – 1.400 mm, trong khi đó thị xã đạt lượng mưa cao nhất: 1.414 mm.

Các vùng ven biển và Chợ Lách có lượng mưa thấp nhất trong tỉnh, đạt từ 1.210 đến

1.240 mm. Các mùa khô tháng 1, 2, 3 trung bình chỉ có từ 1 đến 2 ngày mưa, lượng mưa cũng tăng nhanh và giảm xuống khoảng 20 mm trong những tháng chuyển tiếp

từ mùa mưa sang mùa khô, hay mùa khô sang mùa mưa. Đó là các tháng 4 và tháng 12, điều này phần nào cũng ảnh hưởng bất lợi đến tình hình nuôi tôm sú do mùa khô

thường hạn và thiếu nước ngọt.

3.2.1.2 Đặc điểm hải văn biển

Nằm kề bên biển Đông, những con sông Bến Tre không những tiếp nhận

nguồn nước từ Biển Hồ đổ về, mà hằng ngày, hằng giờ còn tiếp nhận nguồn nước

biển do thủy triều đẩy vào. Tuy mức độ mỗi sông, hoặc mỗi đoạn sông có khác

nhau, song ở bất kỳ chỗ nào, từ Mỹ Thuận tới các cửa sông, mùa cạn hay mùa lũ,

mực nước các sông hằng ngày đều có dao động theo sự chi phối của thủy triều.

Biên độ thủy triều: Vùng biển Bến Tre thuộc phạm vi khu vực bán nhật

triều không đều. Hầu hết các ngày đều có 2 lần nước lên, 2 lần nước xuống. Chênh lệch giữa đỉnh – chân triều những ngày triều lớn có thể từ 2,5 tới 3,5 m. Chênh lệch

giữa đỉnh – chân triều những ngày triều kém thường dưới hoặc xấp xỉ 1 m. Biên bộ

hằng ngày kỳ triều cường thường lớn gấp 1,5 lần đến 2 lần kỳ triều kém, song với

vùng bán nhật triều điều chênh lệch này không lớn.

Trong mỗi chu kỳ nửa tháng, bắt đầu là 1,2 ngày triều kém, đến giữa chu kỳ

là triều cường, cuối chu kỳ là 1,2 ngày triều kém. Kỳ nước cường thường xảy ra sau ngày không trăng (đầu tháng âm lịch) hoặc ngày trăng tròn (rằm, khoảng 2 ngày).

3.2.1.3 Đặc trưng về thủy quyển

Nguồn nước là một trong những yếu tố quan trọng cho việc lựa chọn vùng nuôi cho phù hợp nên việc đánh giá khai thác diện tích các thủy vực có nguồn nước mặn và

Nằm ở hạ lưu sông Mekong, giáp với biển Đông, nơi mà 4 trong 9 "con

rồng" nhả nước ra biển. Bến Tre có một mạng lưới sông ngòi chằng chịt với tổng

chiều dài xấp xỉ 6.000 km, trong đó có sông Cổ Chiên 82 km, sông Hàm Luông 71 km, sông Ba Lai 59 km, sông Mỹ Tho 83 km. Mật độ sông ngòi dày đặc này đã khiến cho giao thông thủy thuận lợi, nguồn thủy sản phong phú, tuy nhiên cũng gây

trở ngại đáng kể cho giao thông bộ, cũng như việc cấp nước vào mùa khô, khi thủy

triều biển Đông đưa mặn vào sâu trong kênh rạch vào mùa gió chướng.

Trữ lượng nước ngầm: Kết quả thăm dò địa chất – thủy văn về nước ở

giồng cát, nước ngầm tầng nông và nước ngầm tầng sâu cho thấy ở Bến Tre có 3

tầng nước.

Nước ở giồng cát: Toàn tỉnh có diện tích đất giồng cát là 12.179 ha, bên tầng đất dưới chứa nước ngọt do nước mưa ngấm xuống, đủ để thỏa mãn nhu cầu sinh

hoạt của người dân. Theo dự tính toán của cơ quan khảo sát về nước ngầm, thì nước ở giồng cát có tổng trữ lượng là 12 triệu m3, mo đun khai thác khoảng 844

m3/ngày/km2.

Nước ngầm ở tầng (< 100 m): gồm hai tầng: tầng thứ nhất ở độ sâu 30 – 50 m, phân bố trải rộng khắp tỉnh với bề dày tầng chứa nước < 10 m. Tầng thứ hai ở độ

sâu từ 60 – 90 m, phân bố trải rộng khắp tỉnh với bề dày tầng nước > 10 m.

Nước ngầm ở tầng sâu (> 100 m): Tầng này gồm 2 phức hệ chứa nước.

Phức hệ chứa nước Pléistocène có nhiều lớp đan xen đến chiều sâu 395 m. Diện tích

phân bố tầng nước nhạt này khoảng 112 km2 từ thị xã Bến Tre về đến phía bắc phà Rạch Miễu với trữ lượng tiềm năng là 74.368 m3/ngày đêm, khả năng khai thác

công nghiệp cho phép là 10.500 m3/ngày đêm. Các khu vực còn lại là nước lợ, mặn.

Phức hệ chứa nước Miocène tồn tại ở độ sâu 400 m trở xuống, gồm nhiều tầng nước, trong đó quan trọng nhất là tầng ở độ sâu 410 – 440 m, có bề dày trung bình tầng chứa nước là 18 m. Nước có chất lượng tương đối tốt, đạt tiêu chuẩn vi sinh.

Tầng chứa nước nhạt này phân bố từ thị xã Bến Tre lên phía bắc huyện Châu

Thành, với diện tích rộng 150 km2. Trữ lượng khai thác công nghiệp cho phép là 300 – 500 m3/ngày đêm. Các khu vực còn lại nhiễm mặn cao.

Điều này chứng tỏ trữ lượng nước ngầm ở Bến Tre tương đối lớn, đủ để cung

cấp cho đời sống sinh hoạt của nhân dân cũng như hoạt động nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là vào mùa khô.

http://www.bentre.gov.vn/index.php?option=com_content&task=category&sectioni d=6&id=35&Itemid=48.

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất tôm sú nuôi thâm canh tại huyện bình đại, tỉnh bến tre (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)