Sản lượng tôm sú nuôi

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất tôm sú nuôi thâm canh tại huyện bình đại, tỉnh bến tre (Trang 41 - 44)

Sản lượng tôm sú thu được qua các năm được thể hiện qua hình sau:

Hình 3.3: Sản lượng tôm sú huyện Bình Đại

Hình 3.4: Tổng sản lượng thủy sản và sản lượng tôm sú huyện Bình Đại

)

Kết quả cho thấy, theo hình 3.3: sản lượng tôm sú của huyện Bình Đại so với

toàn tỉnh đều đạt ở mức cao qua các năm. Năm 2005, sản lượng tôm sú toàn tỉnh là 24.074 tấn, huyện Bình Đại là 13.039 tấn chiếm 54% sản lượng tôm sú toàn tỉnh, năm 2006 sản lượng nuôi toàn tỉnh là 22.159 tấn trong đó huyện Bình Đại là 12.332 chiếm 57%, năm 2007 sản lượng tôm sú toàn tỉnh là 24.157 trong đó huyện

Bình Đại là 14.091 tấn chiếm 58%. Tuy năm 2006, sản lượng tôm sú thu hoạch có

giảm nhưng vẫn duy trì ở mức cao và giảm theo xu hướng chung của toàn tỉnh.

Xem xét sản lượng tôm sú nuôi của huyện Bình Đại so với tổng sản lượng

thủy sản của toàn huyện (hình 3.4) cho thấy: sản lượng tôm sú vẫn chiếm ưu thế

(13.039/24.754; 12.332/27.121; 14.091/33.548). Tuy nhiên, năm 2006, sản lượng

tôm sú có giảm nhẹ.

Nguyên nhân là do:

Năm 2005: Trong vụ nuôi chính có khoảng 40% diện tích nuôi có lãi, còn lại

40% hòa vốn và 20% bị thua lỗ do tôm chậm lớn và giá cả thị trường thấp. Về sản lượng, nhìn chung năng suất bình quân đạt 6 – 7 tấn/ha, nhưng do giá cả thời điểm

thu hoạch thấp so với cùng kỳ nên hiệu quả kinh tế không cao. Đây là nguyên nhân chính làm diện tích thả nuôi năm 2006 giảm vì một số hộ nuôi chỉ thả 1 vụ trong năm hoặc hết vốn không nuôi tôm sú hoặc chuyển sang nuôi đối tượng khác.

Năm 2006: năng suất bình quân đạt không cao, khoảng 5,1 tấn/ha, kích cỡ

thu hoạch nhỏ. Tuy nhiên giá bán luôn ổn định ở mức cao nên hầu hết các hộ nuôi

thu hoạch đều có lãi.

Năm 2007, tổng diện tích nuôi tôm sú đạt 37.707 ha, chiếm 75,7% diện tích

nuôi thủy sản toàn tỉnh. Trong đó diện tích nuôi thâm canh và bán thâm canh vụ chính là 5.842 ha, năng suất đạt bình quân là 5,53 tấn/ ha. Nhìn chung tôm sú nuôi

trong năm 2007 phát triển tương đối ổn định, mặc dù giá cả có sụt giảm nhưng đa số người nuôi đều có lãi. Đây là động lực thúc đẩy người dân vẫn chọn tôm sú là đối tượng chính. (Sở Thủy sản Bến Tre 2005, 2006, 2007). Bên cạnh đó, huyện Bình

Đại có nghề nuôi tôm sú thâm canh lớn nhất tỉnh Bến Tre, đã thu hút được nhiều

thành phần kinh tế tham gia nuôi tôm sú, đặc biệt là đã huy động được nhiều nguồn

vốn như vốn nhàn rỗi trong dân, vốn ngân hàng để đầu tư nuôi tôm sú. Hàng năm đã tạo ra lượng nguyên liệu tôm sú hơn 15.000 tấn góp phần tăng giá trị sản xuất và

tăng trưởng kinh tế chung cho cả huyện. Khi nghề nuôi tôm sú thâm canh phát triển

không chỉ tạo ra giá trị sản xuất từ nguồn nguyên liệu tôm sú mà còn thu hút những

ngành kinh tế khác tham gia vào chuỗi sản xuất này như: cung ứng thức ăn, thuốc hoá

chất, vật tư thiết bị, vận chuyển hàng hoá, nhà hàng và các dịch vụ khác có liên quan

đến nghề nuôi tôm sú. Sự phát triển của nghề nuôi tôm sú tại Bình Đại cùng với sự

phát triển của các ngành sản xuất có liên quan đã chuyển biến rất lớn kinh tế của (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

huyện, hệ thống giao thông trên địa bàn huyện được đầu tư khá hoàn chỉnh giúp cho

việc đi lại, vận chuyển hàng hoá được dễ dàng, thu nhập bình quân đầu tư đã tăng hơn 2,5 lần so với năm 2000. Khi nghề nuôi tôm sú phát triển đời sống người dân 03

huyện biển có bước cải tiến rất đáng kể, thể hiện qua thu nhập bình quân đầu người

của huyện Bình Đại năm 2000 là 4.080.000 đồng/người/năm, đến năm 2007 là

10.760.000 đồng/người/năm, đã giải quyết được tình trạng thất nghiệp và xoá đói

giảm nghèo cho người dân. Những vùng đất hoang hoá, đất sản xuất nông nghiệp

kém hiệu quả được người dân mạnh dạn đầu tư chuyển sang nuôi tôm sú.

Nhìn chung trong những năm qua nghề nuôi tôm sú của huyện phát triển ổn định, đã nâng cao được mức sống của người dân là nhờ vào các giải pháp quản lý có

hiệu quả của ngành thủy sản, của chính quyền địa phương và giá cả đầu vào cho nuôi tôm sú ở mức thấp, người nuôi sản xuất có lãi.

Hơn thế nữa, để tạo điều kiện thuận lợi cho nghề nuôi tôm sú của tỉnh Bến

Tre nói chung và huyện Bình Đại nói riêng phát triển ổn định và theo hướng bền

vững, trong những năm qua ngành thủy sản Bến Tre cũng đã thực hiện nhiều giải

pháp thiết thực, cụ thể như sau:

- Đã thành lập được 118 Ban quản lý vùng nuôi trên địa bàn 03 huyện biển,

tập trung nhiều nhất là huyện Bình Đại với 104 Ban. Các Ban quản lý vùng nuôi

được thành lập giúp người nuôi cùng thực hiện việc quản lý môi trường, dịch bệnh và trao đổi với nhau về kinh nghiệm kỹ thuật.

- Thành lập Ban chỉ đạo vụ nuôi cấp tỉnh, cấp huyện và triển khai thực hiện

kế hoạch vụ nuôi ngay từ đầu năm. Ban chỉ đạo vụ nuôi tỉnh cử thành viên bám sát những địa bàn có mật độ ao nuôi thâm canh cao, nguy cơ dịch bệnh lớn để hỗ trợ địa phương củng cố hoạt động các ban quản lý vùng nuôi, hỗ trợ kỹ thuật cho người

- Thực hiện quan trắc môi trường mỗi tháng 3 kỳ đối với vùng nuôi tôm sú, thông báo tình hình diễn biến môi trường, dịch bệnh và khuyến cáo kịp thời giúp người nuôi chủ động trong việc lấy nước thả nuôi và có kế hoạch quản lý tốt ao nuôi.

- Đã tham mưu Ủy ban tỉnh ban hành quy định quản lý giống tôm sú bao gồm

cả giống sản xuất tại tỉnh và giống nhập từ ngoài, theo đó ngoài kiểm dịch thông thường, toàn bộ giống tôm sú phải được kiểm tra virus đốm trắng bằng phương pháp

PCR trước khi xuất bán cho người nuôi. Ngoài ra, đối với giống tôm sú nhập tỉnh còn

được hỗ trợ tái kiểm 100% nhằm kiểm soát con giống có chất lượng tốt.

- Hàng năm ngành thủy sản tham mưu Ủy ban nhân dân có văn bản quy định

lịch thời vụ, không cho thả nuôi vào thời điểm điều kiện môi trường không thuận

lợi, chất lượng con giống kém để có thời gian gián đoạn vụ nuôi góp phần hạn chế ô

nhiễm môi trường và lây lan dịch bệnh vào chính vụ nuôi.

- Tăng cường các hoạt động hội thảo, tập huấn kỹ thuật nuôi tôm sú, qua đó

phổ biến những mô hình nuôi đạt hiệu quả để người dân nắm bắt, khuyến cáo người

nuôi tuân thủ lịch thời vụ, khuyến khích sử dụng vi sinh; đồng thời tuyên truyền, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

vận động nâng cao trách nhiệm quản lý cộng đồng của người nuôi nhằm bảo vệ tốt môi trường vùng nuôi, góp phần hạn chế các hành vi vi phạm, hướng tới mục tiêu phát triển nuôi tôm sú theo hướng bền vững, hiệu quả và an toàn vệ sinh chất lượng sản phẩm.

- Tranh thủ các nguồn vốn để đầu tư cơ sở hạ tầng cho các vùng nuôi tôm sú, tập trung vào những vùng nuôi tập trung nhằm đảm bảo cung cấp đủ nước có

chất lượng tốt cho nhu cầu nuôi, hạn chế ô nhiễm môi trường.

Tóm lại, tôm sú vẫn được xác định là đối tượng chủ lực để phát triển kinh tế hộ gia đình đồng thời góp phần phát triển nền kinh tế của toàn tỉnh Bến Tre.

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất tôm sú nuôi thâm canh tại huyện bình đại, tỉnh bến tre (Trang 41 - 44)