CHƯƠNG 4 THU THẬP VÀ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU
4.5. XẾP HẠNG CÁC NHÂN TỐ
4.5.3. Xếp hạng các nhân tố ảnh hưởng chi phí marketing
Bảng 4.22. Bảng xếp hạng các nhân tố ảnh hưởng chi phí marketing
Các nhân tố ảnh hưởng chi phí marketing N Trị trung bình
Độ lệch chuẩn
Xếp hạng M1. Giới thiệu, phát triển sản phẩm mới ra
thị trường 164 3.854 .676 1
M14. Mở rộng đối tượng khách hàng 164 3.750 .640 2 M12. Tổ chức sự kiện giới thiệu sản phẩm
cho khách hàng 164 3.738 .672 3
M8. Quảng cáo sản phẩm (vd: banner,
truyền hình, các hình thức online…) 164 3.678 .691 4 M22. Tăng thương hiệu công ty 164 3.659 .650 5 M9. Định hình dấu hiệu nhận biết sản phẩm
công ty trên thị trường 164 3.585 .575 6
Các nhân tố ảnh hưởng chi phí marketing N Trị trung bình
Độ lệch chuẩn
Xếp hạng M25. Gia tăng sức hút sản phẩm để thu hút
khách hàng đầu tư 164 3.567 .657 7
M4. Sản phẩm cung cấp thuộc phân khúc cao
cấp 164 3.546 .710 8
M7. Vị trí dự án không thuận lợi 164 3.537 .754 9 M19. Đối thủ cạnh tranh nhiều trong cùng phân
khúc sản phẩm 164 3.518 .747 10
M3. Pháp lý dự án chưa đầy đủ rõ ràng 164 3.506 .840 11 M23. Xây dựng, nâng cao uy tín công ty 164 3.500 .525 12 M17. Ban điều hành doanh nghiệp đề ra kế
hoạch, chỉ tiêu doanh thu cao trong năm 164 3.494 .696 13 M11. Phát hành tin tức, thông tin về sản phẩm. 164 3.445 .609 14 M24. Sử dụng những công cụ tiếp thị chuyên
nghiệp 164 3.439 .609 15
M15. Nhân viên không có kỹ năng, kiến thức
tốt 164 3.396 .652 16
M2. Nhà thầu thi công chậm tiến độ so với kế
hoạch bàn giao cho khách hàng. 164 3.384 .746 17 M21. Dự án không phù hợp với nhu cầu của
khách hàng địa phương 164 3.378 .845 18
M6. Đội ngũ phát triển dự án không đủ khả
năng, am hiểu về dự án 164 3.323 .664 19
M18. Diễn biến thị trường bất lợi (vd: dịch
bệnh, kinh tế suy thoái..) 164 3.317 .805 20
M5. Cung cấp những dịch vụ đính kèm (vd:
chiết khấu cho khách hàng, tặng quà khi tham quan sản phẩm..)
164 3.287 .681 21 M20. Nâng cao mối quan hệ với chính quyền 164 3.183 .728 22 M16. Đào tạo, nâng cao chất lượng nhân viên 164 3.183 .629 23 M10. Duy trì và phát triển trang web công ty 164 3.159 .673 24 M26. Thiếu thốn tiện ích xung quanh dự án 164 3.140 .821 25 M13. Đóng góp từ thiện của doanh nghiệp cho
cộng đồng 164 2.896 .748 26
Kết quả xếp hạng theo trị trung bình ta có được 5 yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến chi phí marketing:
- Giới thiệu, phát triển sản phẩm mới ra thị trường:Với những thay đổi rất nhanh chóng của thị hiếu người tiêu dùng, công nghệ sản xuất và cạnh tranh thị
trường, một doanh nghiệp không thể chỉ dựa vào những sản phẩm hiện có của mình được. Khách hàng luôn mong muốn và chờ đợi những sản phẩm mới và hoàn thiện hơn. Các đối thủ sẽ làm hết sức mình để tung ra những sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao. Vì vậy mỗi doanh nghiệp cần có một chương trình phát triển sản phẩm mới. Doanh nghiệp phải triển khai một kế hoạch hành động nhằm giới thiệu sản phẩm mới vào thị trường ngày càng được mở rộng.
Họ phải phân bổ ngân sách marketing và nối kết các hoạt động khác với nhau.
- Mở rộng đối tượng khách hàng: tăng thị phần trong các thị trường mà doanh nghiệp đang có một vị thế mạnh; phát triển sản phẩm mới cho các thị trường này; mở rộng thị trường cho các nhãn hiệu hiện tại; phát triển sản phẩm cho các thị trường mới. Tuy nhiên, việc áp dụng các chiến lược này có đem lại thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của doanh nghiệp trong việc tạo ra nhu cầu và đáp ứng nhu cầu.
- Quảng cáo sản phẩm (vd: banner, truyền hình, các hình thức online…) phương tiện để kích thích nhu cầu, tùy tầm mức quy mô hay mục tiêu tăng trưởng của từng doanh nghiệp nên việc xác định ngân sách quảng cáo tiếp thị cũng sẽ hoàn toàn khác nhau. Chi phí thực hiện quảng cáo thường bao gồm: chi phí thuê các agency làm quảng cáo, chi phí phương tiện truyền thông, chi phí thuê diễn viên, chi phí đạo cụ, máy móc... Doanh nghiệp cần phải ước tính được lượng doanh thu nhờ vào quảng cáo (cả trong dài hạn, lẫn ngắn hạn) để biết được có nên tiếp tục thực hiện chiến dịch quảng cáo, đặc biệt là đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Một sản phẩm đang trong giai đoạn triển khai cần phải có một chiến dịch quảng cáo rầm rộ, nghĩa là doanh nghiệp cần phải bỏ ra chi phí lớn cho chiến dịch quảng cáo. Trong hầu hết các trường hợp, thị phần tỉ lệ thuận với chi phí quảng cáo và lợi nhuận thu về, nghĩa là thị phần càng lớn thì chi phí bỏ ra cho quảng cáo càng lớn cũng như là lợi nhuận thu về càng cao.
- Tổ chức sự kiện giới thiệu sản phẩm cho khách hàng: là một hoạt động quan trọng trong marketing xây dựng, khi muốn giới thiệu một sản phẩm dịch vụ mới, hay khai trương, động thổ, khởi công,..đều cần đến tổ chức sự kiện. Sự
đầu tiên của khách hàng là một ấn tượng không tốt thì việc sản phẩm hay doanh nghiệp, sẽ rất khó đi vào tâm trí của người tiêu dùng. Ngược lại, khi sự kiện mang lại một ấn tượng tốt trong lòng khách hàng sẽ dẫn tới sự ưu ái riêng cho sản phẩm, cho công ty. Vì thế, việc xây dựng một chương trình sự kiện tốt là rất quan trọng. Chính tại giai đoạn này mà thương hiệu của doanh nghiệp chính thức được đưa vào tâm trí khách hàng. Với một sự kiện được tổ chức thành công sẽ dẫn đến sự thành công của cả giai đoạn, từ đây, các triết lý, thông điệp và cam kết của thương hiệu ..sẽ được truyền tải đến khách hàng một cách chính xác, đầy đủ, kịp thời và tiết kiệm nhất. Quá trình này cần được thực hiện liên tục và được giám sát một cách chặt chẽ để những ý tưởng của doanh nghiệp được trình bày một cách chính xác nhất. Thông qua những chương trình Event doanh nghiệp có thể chủ động đưa thông tin đến khách hàng, đồng thời lắng nghe các ý kiến từ phía khách hàng để kịp thời đưa ra những chỉnh sửa tốt nhất cho doanh nghiệp. ới phương thức này, doanh nghiệp sẽ dễ dàng tạo được ấn tượng đối với khách hàng, không những còn là hoạt động tương tác nhiều chiều, từ đó thông tin mà doanh nghiệp nhân được sẽ chính xác và đa dạng hơn so với các hình thức như quảng cáo. Vì thế, các doanh nghiệp cần nắm bắt đầy đủ những ưu điểm trên, dẫn đến việc sử dụng các chiến lược marketing một cách hiệu quả nhất.
- Tăng thương hiệu công ty: Thương hiệu nếu như hiểu theo một cách đơn giản là một sản phẩm/ dịch vụ được doanh nghiệp giới thiệu trên thị trường, dẫn tới sự trải nghiệm của khách hàng về sản phẩm/ dịch vụ đó và tác động tới nhận thức, thái độ, tình cảm… của khách hàng với chúng. Thương hiệu của một doanh nghiệp được hình thành từ sự tin tưởng của khách hàng về sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp đó. Vì thế, vấn đề xây dựng thương hiệu là cả một quá trình dài với nhiều những nỗ lực và tâm sức.