CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ
2.1 Cơ sở lý thuyết
2.1.5 Giải thuật tham lam
Đây là một giải thuật được dùng nhiều để giải các bài toán tối ưu tổ hợp.
Áp dụng giải thuật này tuy không cho chúng ta lời giải tối ưu nhưng sẽ cho một lời giải “tốt”, bù lại chúng ta được khá nhiều nhiều thời gian.
Giải thuật tham lam thường được vận dụng để giải bài toán tối ưu tổ hợp bằng cách xây dựng một phương án X.
Phương án X được xây dựng bằng cách lựa chọn từng thành phần Xi của X cho đến khi hoàn chỉnh (đủ n thành phần).
Với mỗi Xi, ta chọn Xi tối ưu. Với cách này thì có thể ở bước cuối cùng ta không còn gì để chọn mà phải chấp nhận một giá trị cuối cùng còn lại.
Áp dụng giải thuật tham lam sẽ cho một giải thuật thời gian đa thức, tuy nhiên nói chung chúng ta chỉ đạt được một phương án tốt chứ chưa tối ưu.
Bài toán:
Phương pháp tham làm thường được sử dụng để giải quyết các bài toán tối ưu.
Nhiều vấn đề cần giải quyết quy về bài toán:
Cho trước tập A các đối tượng nào đó, cần phải chọn ra một tập S các đối tượng thỏa mãn một số điều kiện nào đó.
Bất kỳ tập con S nào thỏa mãn điều kiện gọi là nghiệm chấp nhận được của bài toán
Một hàm mục tiêu gắn mỗi nghiệm chấp nhận được với một giá trị nào đó.
Một nghiệm chấp nhận được mà hàm mục tiêu có giá trị lớn nhất (hoặc nhỏ nhất) gọi là nghiệm tối ưu.
Phương pháp:
Ta xõy dựng tập S dần từng bước, bắt đầu từ tập S = ỉ (rổng)
Tại mỗi bước ta sẽ chọn một phần tử “tốt nhất” trong các phần tử còn lại của A để đưa vào tập S.
Việc chọn lựa một phần tử như thế ở mỗi bước sẽ được hướng dẫn bởi hàm chọn.
Phần tử được chọn bị loại khỏi tập A.
Nếu khi thêm phần tử được chọn vào tập S mà S vẫn thỏa mãn các điều kiện của bài toán, ta tiếp tục mở rộng S bằng cách thêm vào phần tử được chọn.
Lược đồ tổng quát
Tham lam (A, S) {A là tập các ứng viên, S là tập nghiệm}
Bước 1: S = ỉ (bắt đầu từ tập S bằng rổng) Bước 2: khi A ≠ ỉ thực hiện cỏc bước sau:
Bước 2.1: X = Select(A) (bằng cách chọn một phần tử x thuộc A thông qua các hàm chọn (bằng việc thiết kế các hàm chọn))
Bước 2.2: Nếu S ∪ {x} chấp nhận được thì S=S ∪ {x} (nếu mà giá trị x mà chấp nhận được thì thì S=S ∪ {x})
Bước 2.3 A = A – {x} (loại bỏ phương án x ra khỏi tập A)
2.2 Phương pháp luận
PHƯƠNG PHÁP LUẬN
Xác định vấn đề Phân tích nguyên nhân Giải quyết vấn đề Đánh giá
Bắt đầu
Tìm hiểu đối tượng nghiên cứu
Xác định vấn đề gặp phải
Khảo sát định mức
Tìm hiểu các nghiên cứu
liên quan
Xác định nguyên nhân gốc
Đề xuất giải pháp Lựa chọn giải pháp
Triển khai, áp dụng và hiệu
chỉnh
Kết luận và kiến nghị Kiểm tra
Yes No
Kết thúc
Hình 2.2 Phương pháp luận của nghiên cứu
Sơ đồ trên mô tả các bước thực hiện nghiên cứu, các bước đó được diễn giải cụ thể như sau:
Xác định vấn đề: Bước đầu tiên của nghiên cứu là tìm hiểu đối tượng nghiên cứu bao gồm sơ đồ mặt bằng, cách thức tổ chức bố trí máy nhồi, các chủng loại sản phẩm đang đước sản xuất, quy trình sản xuất, các thông số ảnh hưởng đến năng suất của quá trình sản xuất. Sau đó nêu lên vấn đề mà đối tượng nghiên cứu đang gặp phải. Từ các vấn đề đó, tiến hành thu thập các số liên quan đến vấn đề khảo sát định mức và đồng thời đó tìm hiểu các nghiên cứu liên quan.
Phân tích nguyên nhân: Sau khi đã xác định vấn đề, nghiên cứu và tìm ra nguyên nhân gốc rễ bằng công cụ biểu đồ xương cá. Khi đã xác định ra những nguyên nhân gốc rễ tác giả tiến hành đề xuất những giải pháp cụ thể để giải quyết các vấn đề đó.
Giải quyết vấn đề: Tiến hành xây dựng giải pháp cụ thể như đã đề xuất ở bước trên bằng cách xây dựng mô hình lập kế hoạch sản xuất, đồng thời đề xuất giải thuật để giải bài mô hình lập kế hoạch sản xuất.
Đánh giá: Trước khi tiến hành đánh giá cần phải triển khai, áp dụng và hiệu chỉnh mô hình bằng cách điều chỉnh lại các ràng buộc cho phù hợp hơn. Sau khi xây dựng hoàn chỉnh mô hình tiến hành xác định những thành tựu mà nghiên cứu đã đạt được cũng như những điểm hạn chế của nghiên cứu, đồng thời đề xuất hướng phát triên cho nghiên cứu trong tương lai.