Phân tích đối tượng nghiên cứu

Một phần của tài liệu Lập kế hoạch sản xuất cho dòng xúc xích tiệt trùng (Trang 46 - 51)

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH ĐỐI TƯỢNG

3.4 Phân tích đối tượng nghiên cứu

Sản lượng xúc xích tiệt trùng hằng năm ở nước ta đang ở mức khoảng 50,000 tấn/năm, trong số đó công ty Vissan cung ứng khoảng 20,000 tấn, chiếm 35 -40% thị phần. Với sản lượng ngày càng tăng theo nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng.

Trong quá trình sản xuất xúc xích tiệt trùng tại công đoạn định hình xúc xích đã phát sinh một số vấn đề trong sản xuất như sau:

 Vấn đề thứ nhất cần được giải quyết cấp thiết là làm sao xác định các thông số về định mức lao động cũng như năng suất sản xuất tại từng công đoạn để hỗ trợ cho việc ra quyết định điều động, luân chuyển người lao động sao cho hiệu quả nhất.

 Tuy nhiên, việc xác định các thông số như sau vẫn còn hạn chế:

 Xác định số lượng công việc hoặc xác định số người lao động trong một đơn vị thời gian nhất định tại từng công đoạn để hoàn thành công việc tại xưởng chế biến thực phẩm vẫn chưa xác định rõ ràng. Thông thường, định mức lao động tại xưởng chế biến thực phẩm chỉ dựa vào kinh nghiệm lâu năm của người quản lý sản xuất.

 Thời gian chuyển đổi sang dòng sản phẩm khác không có thời gian cụ thể.

 Việc lên kế hoạch sản xuất đóng vai trò rất quan trọng vì toàn bộ xưởng chế biến thực phẩm sẽ phải vận hành theo kế hoạch sản xuất được lập. Việc lên kế hoạch sản xuất không những phải chi tiết, rõ ràng để khi triển khai kế hoạch sản xuất đến tổ sản xuất, tổ sản xuất phải bố trí máy theo kế hoạch từng ngày, từng ca, mọi cá nhân hiểu mà còn để đáp ứng được nhu cầu đặt hàng hàng tuần của phòng Kinh Doanh Thực Phẩm Chế Biến.

 Để lập được kế hoạch sản xuất đòi hỏi Ban Quản Đốc phải xác định các thông số đâu vào như sau :

 Về số lượng sản phẩm dự định sản xuất là bao nhiêu?

 Cần sử dụng máy nào? Công suất vận hành bao nhiêu?

 Số lượng người lao động cần bố trí tại từng công đoạn là bao nhiêu?

 Nhu cầu sử dụng và tồn kho vật tư về chất lượng và số lượng như thế nào?

 Vấn đề thứ hai mà xưởng chế biến thực phẩm vẫn chưa được giải quyết như sau :

 Chưa dự báo được tổng thể năng lực sản xuất của cả tuần có đáp ứng được kế hoạch hay không.

 Chưa dự tính được tổng quát cần thực hiện các thay đổi nào để hoàn thành kế hoạch sản xuất

 Làm sao lập kế hoạch sản xuất sao cho tăng hiệu quả sản xuất, tăng lợi nhuận cho công ty?

 Khi triển khai kế hoạch sản xuất đến tổ sản xuất, tổ sản xuất phải bố trí máy theo kế hoạch từng ngày, từng ca được thực hiện theo kinh nghiệm chủ quan của trưởng ca và tư vấn hỗ trợ từ kỹ thuật chế biến.

 Việc bố trí máy nhồi chưa được chuẩn hóa theo một trình tự nhất quán, và thường xuyên thay đổi sản phẩm theo ngày.

3.4.1 Thông số về sản xuất

Kế hoạch sản xuất trong vòng một tuần, cũng chính là tổng sản lượng cần thiết để đáp ứng nhu cầu đặt hàng của phòng Kinh Doanh Thực Phẩm Chế Biến. Tuy nhiên, vẫn có những tuần không đáp ứng nhu cầu đơn hàng mặc dù năng lực sản xuất đạt tối đa và có đủ khả năng sản xuất

Sau khi tiến hành phân tích năng suất máy nhồi tại công đoạn định hình của xúc xích tiệt trùng theo vận tốc máy nhồi, đã xác định được năng suất máy nhồi chạy tối đa là 793 mẻ/1 tuần lễ, năng suất máy nhồi chạy trung bình là 661 mẻ/1 tuần lễ và năng suất máy nhồi chạy tối thiểu được 595 mẻ/1 tuần lễ.

Theo số liệu thu thập tính đến thời điểm 03/06/2020 thì :

Hình 3.7 Năng suất trung bình của máy

Hình 3.7 thể hiện năng suất trung bình máy tại 3 công đoạn: xay, định hình và đóng gói xúc xích tiệt trùng trong đó tại công đoạn định hình có năng suất thấp nhất so với 2 máy còn lại.

Những yếu tố ảnh hưởng đến năng suất máy nhồi xúc xích tiệt trùng được thể hiện trong hình 3.8 dưới đây:

837

661

720

0 100 200 300 400 500 600 700 800 900

Xay XXTT Định hình XXTT Đóng gói XXTT

Năng suất máy (số mẻ chạy/1 tuần)

Năng suất máy nhồi XXTT thấp

Chưa được hiệu chuẩn

Tốn nhiều thời gian để di chuyển

Thời gian dừng máy lâu Lên kế hoạch

chưa tốt Quản lý giờ

sản xuất chưa hiệu quả

Không gian làm việc còn hạn chế

Thiếu nhân lực

Quy trình phức tạp

Thiếu nguyên liệu

Môi trường ẩm

Nhiều loại sản phẩm Chưa được

đào tạo

Hình 3.8 Phân tích nguyên nhân năng suất máy định hình xúc xích tiệt trùng thấp

Những nguyên nhân dẫn đến năng suất máy nhồi thấp do không gian làm việc còn hạn chế, con người làm việc trong môi trường ẩm. Bên cạnh đó, công nhân chưa được đào tạo công việc kỹ nên thao tác làm việc chưa phối hợp nhịp nhàng và đồng bộ. Việc di chuyển giữa các công đoạn tốn nhiều thời gian. Việc quản lý giờ sản xuất giữa các công đoạn trong ca còn hạn chế.

Trong cùng một ngày, việc bố trí sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau dẫn đến thay đổi cơ cấu sản phẩm. Và quá trình chuyển đổi từ sản phẩm này sang sản phẩm khác phải ngưng máy mất nhiều thời gian. Sự thay đổi cơ cấu nhồi sản phẩm phụ thuộc vào kinh nghiệm chủ quan của người vận hành máy.

Vì người quản lý chưa sắp xếp thời gian các máy nhồi hợp lý nên khi kế hoạch sản xuất có sự thay đổi kéo theo sự thay đổi kế hoạch chạy máy nhồi. Thậm chí phải

dừng máy nhồi vì không chuẩn bị kịp nguyên liệu sản xuất hoặc khi có sự giao động về ưu tiên sản lượng hoặc thiếu người vận hành máy, người điều phối máy sẽ giảm số lượng máy nhồi theo kinh nghiệm lâu năm tính chủ quan mà không có bất kỳ sự tính toán hoặc sử dụng công thức nào.

Trong quá trình khảo sát thực tế, một trong những nguyên nhân chính làm cho năng suất máy nhồi xúc xích tiệt trùng có năng suất thấp do chưa có kế hoạch sắp xếp máy nhồi một cách hợp lý và việc ngưng máy nhồi thời gian quá lâu ảnh hưởng đến năng suất máy.

3.4.2 Mục tiêu cải tiến

Trong luận văn này áp dụng giải thuật tham lam để xây dựng mô hình lập kế hoạch sản xuất với mục đích như sau:

 Tối đa hóa sản lượng sản xuất.

 Hỗ trợ việc lập kế hoạch bố trí máy nhồi hợp lý nhất để giảm số lần chuyển đổi mã sản phẩm, giảm thời gian ngừng máy nhằm tăng năng suất nhồi.

 Hỗ trợ ra quyết định trong việc bố trí máy hợp lý ngay từ đầu tuần hoặc khi có sự thay đổi về kế hoạch sản xuất, hoặc các hư hỏng sửa chữa thiết bị đột xuất.

Một phần của tài liệu Lập kế hoạch sản xuất cho dòng xúc xích tiệt trùng (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)