CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.5. CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Trong bối cảnh của nghiên cứu này hệ thống sổ liên lạc điện tử được xem xét như là E-learning theo cách tiếp cận của một hệ thống thông tin quản lý.
2.5.1. Chất lượng hệ thống
Theo nhà nghiên cứu Delone và Mclean [3], Chất lượng hệ thống là một yếu tố chính liên quan đến Sự hài lòng của người dùng. Chất lượng hệ thống được đo lường bởi sự thành công của hệ thống theo đặc tính kỹ thuật, Sự hài lòng của người dùng hệ thống, những tác động từ cá nhân hoặc những tác động từ tổ chức theo nghiên cứu [23]. Chất lượng hệ thống là một thang đo khả năng tiếp cận, cái mà được đo bởi thời gian cần thiết để hoàn thành dịch vụ. Nó cũng được dùng để đo tính tương tác được mô tả trong mối quan hệ tương tác giữa những nhà cung cấp dịch vụ và hệ thống SLLĐT theo tác giả Cheungand và Lee [24], Chất lượng hệ thống là đo lường liên quan đến tiến trình xử lý thông tin và tập trung vào kết quả của sự tương tác những người dùng và hệ thống.
Mạng Internet và mạng viễn thông cung cấp khả năng tương tác cao hơn cho người dùng. Do đó Chất lượng hệ thống được công nhận một cách cao hơn bởi sự tương tác giữa những người dùng và Website, ứng dụng di động. Nó có liên quan đến tính dễ sử dụng, độ tin cậy, hiệu quả, ít gặp lỗi và mức độ hài lòng [25]. Chất lượng hệ thống được xem xét như một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến Sự hài lòng của phụ huynh khi sử dụng hệ thống SLLĐT [26]. Do đó giả thuyết sau đây được phát biểu như sau:
H1: Chất lượng hệ thống có ảnh hưởng tích cực đến Sự hài lòng của phụ huynh.
2.5.2. Chất lượng thông tin
Chất lượng thông tin là một yếu tố khác liên quan đến hệ thống SLLĐT, nó ảnh hưởng gián tiếp đến phụ huynh trong việc chấp nhận sử dụng hệ thống SLLĐT. Một số nhà nghiên cứu xem xét nó như một tiền đề của Nhận thức dễ sử dụng và Nhận thức hữu ích [27], khi sử dụng hệ thống SLLĐT đạt được thành công thì phụ thuộc vào việc cung cấp thông tin, tài liệu, bài giảng, điểm số chất lượng cao và dễ dàng truy cập [28]. Hơn
32
nữa nội dung chất lượng website là một yếu tố quan trọng để mà giúp đạt được những mục tiêu học tập trực tuyến [29].
Chất lượng thông tin được đo bởi mức độ phù hợp, tính kịp thời, chính xác, dễ đọc, tính đầy đủ của nó. Độ tin cậy của thông tin thì được đo bởi độ chính xác, độ tin cậy và tính nhất quán của nó. Tính đầy đủ của thông tin giả định rằng đó là hệ thống SLLĐT cung cấp thông tin cho nhóm mục tiêu để hiểu rõ hơn và đáp ứng các đối tượng liên quan hệ thống SLLĐT. Chất lượng thông tin là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến Sự hài lòng của phụ huynh khi sử dụng hệ thống SLLĐT [30]. Do đó giả thuyết sau đây được phát biểu như sau:
H2: Chất lượng thông tin có ảnh hưởng tích cực đến Sự hài lòng của phụ huynh.
2.5.3. Chất lượng dịch vụ
Chất lượng dịch vụ là sự đánh giá toàn diện của người dùng về dịch vụ hệ thống thông tin (IS). Theo Parasuraman và cộng sự [31] nhận thức Chất lượng dịch vụ của người dùng là kết quả của việc so sánh sự mong đợi của người dùng với hiệu suất của dịch vụ thực tế. Trong nghiên cứu này cơ hội dịch vụ của hệ thống SLLĐT cho những phụ huynh thì được đánh giá và xem xét liệu rằng, chúng có ảnh hưởng đến Sự hài lòng của phụ huynh hay không? Ngoài ra, Chất lượng dịch vụ được xem là có hai khía cạnh.
Đó là năng lực và quyền truy cập. Chúng tôi kiểm tra xem các chuyên gia chịu trách nhiệm về hệ thống SLLĐT có đủ thông tin để thực hiện công việc của họ hay không, liệu nhân viên kỹ thuật có thể hỗ trợ người dùng qua e-mail hoặc điện thoại khi người dùng gặp sự cố không? [19].
Chất lượng dịch vụ có ý nghĩa như là hỗ trợ người dùng IS bằng cách giúp họ thực hiện các hoạt động và cung cấp hỗ trợ bất cứ khi nào mà họ cần thiết. Do đó, người ta đưa ra giả thuyết rằng Chất lượng dịch vụ tốt hơn sẽ ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả và Sự hài lòng của phụ huynh. Theo các nhà nghiên cứu [4], [32]–[37] để đề xuất một mô hình nghiên cứu Sự hài lòng của phụ huynh kết hợp với Mô hình TAM. Do đó giả thuyết sau đây được phát biểu như sau:
H3: Chất lượng dịch vụ có ảnh hưởng tích cực đến Sự hài lòng của phụ huynh.
33 2.5.4. Năng lực máy tính
Năng lực bản thân là một trong những niềm tin quan trọng nhất trong lý thuyết nhận thức xã hội. Nghiên cứu được hỗ trợ bởi tầm quan trọng của năng lực bản thân trong nghiên cứu hành vi, và một vùng rộng lớn các công nghệ theo nghiên cứu [38]. Năng lực bản thân trong bối cảnh hệ thống SLLĐT được định nghĩa như là sự tin tưởng hay niềm tin rằng người dùng có khả năng thực hiện một số tác vụ nhất định thông qua hệ thống SLLĐT. Khi người dùng có niềm tin vào khả năng của mình dẫn đến người dùng sẽ tích cực hơn đối với việc chấp nhận và sử dụng các ứng dụng hệ thống SLLĐT theo nghiên cứu [39].
Năng lực bản thân là một tiền đề quan trọng của Nhận thức dễ sử dụng và Nhận thức hữu ích [27]. Hơn nữa, những người dùng người mà có niềm tin mạnh mẽ về những kiến thức và kỹ năng trong quá trình tương tác với hệ thống SLLĐT thì có thái độ tích cực hơn về việc sử dụng hệ thống, do đó mong đợi của mình sẽ được thỏa mãn. Kiến thức và kinh nghiệm máy tính là những dự đoán tích cực của năng lực máy tính [8].
Để nâng cao năng lực bản thân hay Năng lực máy tính các tổ chức giáo dục nên cung cấp một số khóa đào tạo huấn luyện về kỹ năng để thúc đẩy trao đổi, tương tác, học tập trực tuyến trên hệ thống SLLĐT theo các nghiên cứu [40]–[42] và để hưởng lợi từ những lợi ích được cung cấp bởi hệ thống SLLĐT [43]. Năng lực bản thân có tác động đáng kể lên Sự hài lòng của phụ huynh thông qua hệ thống SLLĐT [26]. Do đó giả thuyết sau đây được phát biểu như sau:
H4: Năng lực máy tính có ảnh hưởng tích cực đến Sự hài lòng của phụ huynh.
2.5.5. Nhận thức dễ sử dụng
Nhận thức dễ sử dụng được định nghĩa như “..mức độ mà một người tin rằng sử dụng một công nghệ hay hệ thống thông tin sẽ đơn giản…” [2]. Trong bối cảnh hệ thống SLLĐT, Nhận thức dễ sử dụng là mức độ mà những người dùng tin rằng sử dụng hệ thống SLLĐT thì không phức tạp và dễ tương tác với dễ hiểu, linh hoạt hơn và cho phép người dùng thực hiện các nhiệm vụ của họ, chỉ cần một chút tinh thần nỗ lực từ bản thân họ. Do đó giả thuyết sau đây được phát biểu như sau:
34
H5: Nhận thức dễ sử dụng có ảnh hưởng tích cực đến Sự hài lòng của phụ huynh.
2.5.6. Nhận thích hữu ích
Nhận thức dễ sử dụng được định nghĩa như “..mức độ mà một người tin rằng công nghệ hay hệ thống thông tin đang điều tra sẽ nâng cao hiệu suất và năng suất công việc của người dùng …” [2]. Trong bối cảnh môi trường hệ thống SLLĐT, Nhận thức hữu ích là mức độ mà những người dùng tin rằng sử dụng nó sẽ có hữu ích như tiết kiệm thời gian, cải thiện hiệu suất và kiểm soát công việc tốt hơn [44]. Do đó giả thuyết sau đây được phát biểu như sau:
H6: Nhận thức hữu ích có ảnh hưởng tích cực đến Sự hài lòng của phụ huynh.
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Chương 2 đã giới thiệu về các khái niệm Chất lượng hệ thống, Chất lượng thông tin, Chất lượng dịch vụ, Năng lực máy tính, Nhận thức dễ sử dụng, Nhận thức hữu ích và Sự hài lòng của người dùng. Lý thuyết hành động hợp lý TRA, lý thuyết chấp nhận công nghệ TAM, Lý thuyết năng lực bản thân. Mô hình nghiên cứu liên quan được tham khảo và cho các giả thuyết để xây dựng Mô hình nghiên cứu đề xuất nhằm đo lường mức độ các yếu tố ảnh hưởng đến Sự hài lòng của phụ huynh.
35