KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỐNG KÊ MÔ TẢ

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của phụ huynh khi sử dụng hệ thống sổ liên lạc điện tử ở các trường thcs tại thành phố hồ chí minh (Trang 70 - 75)

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỐNG KÊ MÔ TẢ

Với mục tiêu và phạm vi đề tài nghiên cứu thì dữ liệu cần thu thập dữ liệu từ những phụ huynh học sinh có con em đang theo học ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh đã và đang sử dụng một trong số các hệ thống sổ liên lạc điện tử như: ENetViet, VietSchool, SFlink…Như kế hoạch ban đầu tác giả về nghiên cứu này muốn thực hiện khảo sát người dùng bằng phương pháp phi xác suất thuận tiện. Với việc xây dựng phiếu khảo sát trên giấy và khảo sát trực tuyến qua công cụ google form nhưng lý do nghiên cứu trong giai đoạn mùa dịch bệnh Covid-19 dẫn đến không cho phép tác giả thu thập mẫu qua cách tiếp cận người dùng một cách trực tiếp. Nên tác giả chỉ sử dụng hình thức khảo sát trực tuyến nhằm thuận tiện hơn cho việc thu thập dữ liệu cho chất lượng tốt và đảm bảo an toàn cho phụ huynh.

Dữ liệu được thu thập bằng cách đã gửi đường link bảng khảo sát đến khoảng 700 - 900 email có sẵn và các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo của phụ huynh học sinh hiện tại có con em đang theo học cấp học trung học cơ sở. Kết quả thu thập được 276 mẫu đảm bảo cho yêu cầu nghiên cứu này và đúng với tiến độ thực hiện nghiên cứu. Qua kiểm tra có 11 mẫu không hợp lệ (do dữ liệu không hợp lệ như trả lời không đầy đủ hay đánh vào phiếu khảo sát chỉ ở một mức). Dữ liệu của mẫu được thu thập trong tập tin Excel tiến hành tiền xử lý làm sạch dữ liệu sao cho phù hợp với dữ liệu phân tích. Số mẫu còn lại là 265 mẫu được đưa vào phân tích định lượng qua công cụ SPSS 26. Kết quả thống kê mô tả mẫu về giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp được trình bày trong Bảng 4.1.

58

Bảng 4.1: Kết quả thống kê mô tả mẫu

Giới tính Tần số Tỷ lệ % Tỷ lệ % tích lũy

Nam 100 37.7 37.7

Nữ 165 62.3 100.0

Tổng 265 100.0

Độ tuổi Tần số Tỷ lệ % Tỷ lệ % tích lũy

Nhỏ hơn 30 tuổi 42 15.8 15.8

Từ 30 tuổi đến 39 tuổi 51 19.2 35.1 Từ 40 tuổi đến 49 tuổi 142 53.6 88.7 Từ 50 tuổi đến 59 tuổi 28 10.6 99.2

Lớn hơn 59 tuổi 2 0.8 100.0

Tổng 265 100.0

Nghề nghiệp Tần số Tỷ lệ % Tỷ lệ % tích lũy Bác sĩ/ Dược sĩ/ Điều dưỡng 20 7.5 7.5

Bất động sản 4 1.5 9.1

CNTT 3 1.1 10.2

Công chức/ Viên chức 34 12.8 23.0

Giáo viên/ Giảng viên 25 9.4 32.5

Kế toán 20 7.5 40.0

Khác 43 16.2 56.2

Kinh doanh 39 14.7 70.9

Kỹ sư/ xây dựng 13 4.9 75.8

Nhân viên văn phòng 27 10.2 86.0

Nội trợ 33 12.5 98.5

Quản lý doanh nghiệp 4 1.5 100.0

Tổng 265 100.0

59

Qua thống kê giới tính được trình bày trong Bảng 4.1, cho thấy giới tính nữ chiếm đa số trong cuộc khảo sát với tỷ lệ 62.3% (165/265 mẫu). Cũng thấy được thực tế cấp học trung học cơ sở các em học sinh với độ tuổi từ 12 đến 15 tuổi, nên được phụ huynh là mẹ quan tâm con em mình nhiều hơn cha về các hoạt động học tập tại của con em mình trong nhà trường.

Xét về độ tuổi được trình bày trong Bảng 4.1. Độ tuổi của phụ huynh từ 40 đến 49 tuổi chiếm đa số với 53.6%, lớn hơn 60 tuổi chỉ có 2/265 mẫu chiếm 0.8%. Trong khi đó nhỏ hơn 30 là những mẫu thu thập không nhập đúng ngày, tháng, năm sinh của họ.

Nhưng không có ảnh hưởng đến việc thu thập mẫu đánh giá cho mô hình nghiên cứu này cho thấy rằng tỷ lệ chiếm cũng không nhiều với 15.8%. Như vậy về cơ bản độ tuổi trung bình của phụ huynh là phù hợp khi có con em hiện tại đang học tập ở cấp trung học cơ sở.

Qua thống kê về nghề nghiệp được trình bày trong Bảng 4.1, cho thấy đa phần phụ huynh thuộc nhóm nghề: công chức, viên chức, giáo viên, giảng viên, bác sĩ chiếm đa số. Nghề kinh doanh ở đây là nhóm nghề như là buôn bán, kinh doanh tự do. Ngoài ra nghề khác là những mẫu thu thập không thuộc các nhóm nghề trình bày trong Bảng 4.1, như làm lái xe, thợ điện, công nhân...Nhìn chung, tổng thể qua thống kê nghề nghiệp của phụ huynh thì có thể đánh giá họ có đủ phẩm chất, năng lực để có thể sử dụng hệ thống sổ liên lạc điện tử hiệu quả.

Tiếp theo với những câu hỏi liên quan đến ý định sử dụng hệ thống của người dùng mang tính chất thống kê, so sánh mức độ sử dụng các hệ thống khác nhau và những thông tin liên quan đến hệ thống, mục đích xem xét có phải là yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến Sự hài lòng của phụ huynh khi sử dụng hệ thống, được trình bày trong Bảng 4.2.

Bảng 4.2: Thống kê mô tả các câu hỏi liên quan hệ thống

Câu 1: Hiện nay Anh/Chị đang sử dụng hệ thống sổ liên lạc điện tử nào mà nhà trường cung cấp?

Danh mục Tần số Tỷ lệ % Tỷ lệ % tích lũy

ENetViet 57 21.5 21.5

ENetViet; SFlink 1 0.4 21.9

60

SFLink 167 63.0 84.9

VietSchool 40 15.1 100.0

Tổng 265 100.0

Câu 2: Theo Anh/Chị mức chi phí phải đóng cho việc sử dụng hệ thống tại trường học mà anh chị đang sử dụng như thế nào?

Danh mục Tần số Tỷ lệ % Tỷ lệ % tích lũy

Chi phí cao 11 4.2 4.2

Chi phí phù hợp 128 48.3 52.5

Nên miễn phí 121 45.7 98.1

Ý kiến khác 5 1.9 100.0

Tổng 265 100.0

Câu 3: Anh/Chị có sẵn sàng sử dụng hệ thống mà không quan tâm về chi phí?

Danh mục Tần số Tỷ lệ % Tỷ lệ % tích lũy

Sử dụng 21 7.9 7.9

Sử dụng khi miễn phí 1 0.4 8.3

Sử dụng khi mức chi phí

phù hợp 235 88.7 97.0

Ý kiến khác 8 3.0 100.0

Tổng 265 100.0

Câu 4: Theo Anh/Chị hệ thống hiện tại có bảo mật thông tin người dùng không?

Danh mục Tần số Tỷ lệ % Tỷ lệ % tích lũy

Có 190 71.7 71.7

Không 34 12.8 84.5

Không chắc chắn 41 15.5 100.0

Tổng 265 100.0

Xét về kết quả thống kê qua câu hỏi sử dụng các hệ thống SLLĐT nào? trong cuộc khảo sát được trình bày trong Bảng 4.2 thì hệ thống SFLink chiếm đa số với tỷ lệ 63.0%

61

tiếp đến là eNetViet với 21.5% và VietSchool là 15.1% cuối cùng là một mẫu dùng cả 2 hệ thống SFLink và ENetViet với 0.4%.

Xét kết quả thống kê câu hỏi số 2 được trình bày trong Bảng 4.2, liên quan đến nhận định và mong muốn mức chi phí mà người dùng phải trả khi sử dụng hệ thống. Thì đa phần phụ huynh đồng tình rằng họ sẽ dùng hệ thống với mức chi phí phù hợp chiếm tỷ lệ 48.3%, tiếp đến số lượng người mong muốn được sử dụng miễn phí chiếm tỷ lệ 45.7%, chỉ có 4.2% cho rằng chi phí hiện tại cao. Còn lại 5% ý kiến khác ở đây là một số phụ huynh cho rằng hệ thống đang cho sử dụng miễn phí tại nhà trường.

Câu hỏi số 3 được trình bày trong Bảng 4.2, lại là vấn đề liên quan đến chi phí có ảnh hưởng đến ý định sử dụng hệ thống SLLĐT qua cuộc khảo sát. Đa số phụ huynh mong muốn sử dụng hệ thống đáp ứng nhu cầu của họ và một mức chi phí phù hợp chiếm tỷ lệ 88.7%, tiếp đến là 21/265 mẫu phụ huynh không quan tâm về chi phí khi sử dụng hệ thống chiếm tỷ lệ 7.9%. Chỉ có 1/265 người cho rằng hệ thống không thu phí, họ mới sử dụng chiếm tỷ lệ 0.4%, còn lại ý kiến khác ở đây chiếm tỷ lệ 3.0% là những người có những yêu cầu cũng như mong muốn hơn nữa về chất lượng đạt được của các yếu tố hệ thống như Chất lượng hệ thống, Chất lượng thông tin, mức độ tương tác nhiều hơn thì họ sẵn sàng trả chi phí để sử dụng hệ thống.

Qua thống kê ở câu hỏi số 4 được trình bày trong Bảng 4.2, cho thấy có 71.7% ý kiến phụ huynh nhận định chủ quan rằng hệ thống bảo mật cho thông tin cá nhân người dùng, tiếp đến là 15.5% không chắc hệ thống có bảo mật không, còn lại 12.8% người cho rằng họ cảm thấy hệ thống chưa được bảo mật. Như vậy theo họ cảm nhận hệ thống đáp ứng được tính bảo mật cho họ.

Nhìn chung, qua kết quả thống kê mô tả các câu hỏi liên quan đến bối cảnh sử dụng hệ thống cho thấy đa phần ý kiến của phụ huynh luôn mong muốn được sử dụng hệ thống. Nếu có tính phí thì ở một mức chi phí hay là mức giá mà họ cảm thấy phù hợp.

Dữ liệu được thu thập tiến hành phân tích thống kê mô tả giá trị trung bình, độ lệch chuẩn được ước tính cho từng biến thang đo thể hiện trong mô hình nghiên cứu. Kết quả được trình bày trong Bảng 4.3. Dựa trên thực tiễn phổ biến trong khoa học xã hội và khi sử dụng thang đo Likert 5 mức độ. Giá trị trung bình nhỏ hơn 2.33 được xem là thấp, từ 2.33 đến 3.66 được xem là vừa phải và lớn hơn 3.66 được xem là cao.

62

Bảng 4.3: Thống kê mô tả thang đo Thang đo Số biến

quan sát

Giá trị nhỏ nhất

Giá trị lớn nhất

Trung bình

Độ lệch chuẩn

Chất lượng hệ thống 5 2.0 5.0 3.91 0.58

Chất lượng thông tin 5 2.0 5.0 3.77 0.63

Chất lượng dịch vụ 3 1.0 5.0 3.59 0.82

Năng lực máy tính 5 2.0 5.0 3.97 0.55

Nhận thức dễ sử dụng 5 2.0 5.0 3.86 0.58

Nhận thức hữu ích 4 2.0 5.0 4.00 0.57

Sự hài lòng của phụ

huynh 4 2.0 5.0 4.00 0.61

Tổng: 31

Như vậy, các giá trị được trình bày trong Bảng 4.3 cho thấy rằng, chỉ có một thang đo Chất lượng dịch vụ có giá trị trung bình ở mức vừa phải, tất cả các thang đo còn lại đều cho giá trị trung bình ở mức cao. Các giá trị trung bình phản ảnh rằng chỉ số tích cực của phụ huynh với mức độ nhận thức, tầm quan trọng của hệ thống SLLĐT và xu hướng sử dụng nó.

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của phụ huynh khi sử dụng hệ thống sổ liên lạc điện tử ở các trường thcs tại thành phố hồ chí minh (Trang 70 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)