THẢO LUẬN KẾT QUẢ

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của phụ huynh khi sử dụng hệ thống sổ liên lạc điện tử ở các trường thcs tại thành phố hồ chí minh (Trang 89 - 93)

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.6. THẢO LUẬN KẾT QUẢ

4.6.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất

Hình 4.4: Kết quả kiểm định mô hình nghiên cứu

Mô hình kết quả kiểm định trình bày trong Hình 4.4 cho thấy rằng, với 6 giả thuyết từ H1 đến H6 đã xác định từ Mô hình nghiên cứu ban đầu được trình bày trong Hình 2.12 thì có 5 giả thuyết được chấp nhận là: H1, H2, H4, H5, H6 tương ứng với các tác động của những yếu tố là: Chất lượng hệ thống, Chất lượng thông tin, Năng lực máy tính, Nhận thức dễ sử dụng, Nhận thức hữu ích. Riêng giả thuyết H3 bị bác bỏ, bởi vì có giá trị Sig. > 0.05 của kiểm định t. Do vậy yếu tố Chất lượng dịch vụ không tác động đến Sự hài lòng của phụ huynh khi sử dụng hệ thống SLLĐT trong các trường THCS tại Thành phố Hồ Chí Minh hay nói cách khác yếu tố Chất lượng dịch vụ không có ý nghĩa trong mô hình hồi quy.

Phương trình hồi quy chuẩn hóa như sau:

PS = 0.151*SQ + 0.174*IQ + 0.183*SCSE + 0.219*PEOU + 0.226*PU.

Chất lượng hệ thống

Chất lượng thông tin

Chất lượng dịch vụ

Nhận thức hữu ích Nhận thức dễ sử

dụng

Sự hài lòng của phụ huynh

(R2 hiệu chỉnh = 0.586) Năng lực máy tính

77

Sự hài lòng của phụ huynh = 0.151*Chất lượng hệ thống + 0.174*Chất lượng thông tin + 0.183*Năng lực máy tính + 0.219*Nhận thức dễ sử dụng + 0.226*Nhận thức hữu ích.

4.6.2. Thảo luận kết quả Mô hình nghiên cứu đề xuất

Kết quả nghiên cứu khám phá được các yếu tố tác động đến Sự hài lòng của phụ huynh khi sử dụng hệ thống SLLĐT với các mức độ mạnh yếu khác nhau của từng yếu tố. So với kết quả của Mô hình nghiên cứu được tham khảo [1] trong bối cảnh của nghiên cứu này thì mức độ các yếu tố tác động hay ảnh hưởng mạnh, yếu đến Sự hài lòng của phụ huynh của các yếu tố có sự thay đổi. Cụ thể tác động mạnh nhất là Nhận thức hữu ích (β = 0.226, Sig. = 0.000 < 0.05), tác động mạnh thứ 2 là Nhận thức dễ sử dụng (β

=0.219, Sig. = 0.000 < 0.05), tác động mạnh thứ 3 là Năng lực máy tính (β = 0.183, Sig.

= 0.001 < 0.05), tác động mạnh thứ 4 là Chất lượng thông tin (β = 0.174, Sig. = 0.002 <

0.05), cuối cùng tác động yếu nhất là Chất lượng hệ thống (β = 0.151, Sig.=0.004 <

0.05). Như vậy có thể kết luận rằng, Sự hài lòng của phụ huynh về hệ thống SLLĐT bị chi phối cao bởi các yếu tố Nhận thức hành vi từ phía phụ huynh là rất cao, họ cảm nhận hệ thống có dễ sử dụng và mang lại những hữu ích gì để làm cho họ có thể chấp nhận sử dụng hệ thống SLLĐT, điều đó cũng tái khẳng định Mô hình TAM [2] với Nhận thức dễ sử dụng và Nhận thức hữu ích là hai yếu tố chính để khám phá ý định hành vi người dùng đối với hệ thống thông tin. Hơn thế nữa Nhận thức năng lực cá nhân, cụ thể Năng lực máy tính của mỗi phụ huynh cũng khác nhau là một trong những yếu tố ảnh hưởng mạnh đến Sự hài lòng của phụ huynh cũng như làm ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động của hệ thống SLLĐT, thông qua việc phụ huynh chưa cảm thấy tự tin, thiếu sự tương tác và lo ngại về khả năng của mình khi sử dụng một hệ thống thông tin còn mới mẻ, nếu phụ huynh tin rằng họ đủ khả năng sử dụng hệ thống SLLĐT thì hiệu suất hệ thống hoạt động hiệu quả hơn, dẫn đến Sự hài lòng của họ cao và ngược lại, dựa trên nghiên cứu [5], [26]. Kế tiếp, hai yếu tố Chất lượng thông tin và Chất lượng hệ thống cũng có ảnh hưởng đến Sự hài lòng của phụ huynh, nhưng không đáng kể so với các yếu tố về Nhận thức cảm nhận. Như vậy kết luận rằng, với chức năng của hệ thống SLLĐT đã cung cấp và vận hành, hoạt động hiệu quả sẽ cải thiện được sự quan tâm của phụ huynh cũng như ảnh hưởng đến mức độ Sự hài lòng của phụ huynh khi dùng hệ thống SLLĐT. Bài nghiên

78

cứu đã tái khẳng định được 5 yếu tố Nhận thức hữu ích, Nhận thức dễ sử dụng, Năng lực máy tính, Chất lượng thông tin, Chất lượng hệ thống có ảnh hưởng tích cực đến Sự hài lòng của người dùng hệ thống thông tin dựa trên Mô hình được tham khảo từ nghiên cứu [1], trong khi đó Mô hình nghiên cứu [1] được xây dựng dựa trên Mô hình TAM [2], Mô hình sự thành công của hệ thống thông tin [3], [4], và Lý thuyết nhận thức xã hội [5], như một tái khẳng định các lý thuyết của nghiên cứu này đã đóng vai trò quan trọng trong việc sử dụng tham khảo cho các nghiên cứu thực hiện đánh giá các yếu tố gây ảnh hưởng đến quá trình triển khai hệ thống thông tin.

Ngoài ra kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tố Chất lượng dịch vụ (β = 0.029, Sig. = 0.559 > 0.05) không có tác động đến Sự hài lòng của phụ huynh khi sử dụng hệ thống SLLĐT, như vậy Chất lượng dịch vụ đã không được khẳng định (Giả thuyết H3 bị bác bỏ) chỉ ra rằng, kết quả này có thể bổ sung bước đầu có ý nghĩa cho nghiên cứu [1] trong bối cảnh nghiên cứu Sự hài lòng về một hệ thống học tập trực tuyến ở trường học, thì Chất lượng dịch vụ không phải là yếu tố được đề cập trong Mô hình để xem xét mức độ ảnh hưởng đến hiệu suất, cũng như hiệu quả của hệ thống và Sự hài lòng của người dùng, nó khác với những mong muốn được đáp ứng qua dịch vụ hỗ trợ từ hệ thống đã được thiết lập sẵn trên hệ thống hay những người hỗ trợ kỹ thuật cho người dùng một cách nhanh chóng như những nghiên cứu [19] và [22].

Điều này có thể được lý giải như sau: Trong bối cảnh nghiên cứu hệ thống SLLĐT trong trường THCS, thì hệ thống SLLĐT được xem xét như như trong bối cảnh của một hệ thống dạy học trực tuyến (Elearning) [1], do vậy vai trò Chất lượng dịch vụ của hệ thống đối với phụ huynh không phải là yếu tố ảnh hưởng tích cực đến Sự hài lòng khi họ sử dụng hệ thống, đó là dịch vụ hỗ trợ có thể mặc định từ hệ thống cũng như nhà trường cung cấp cho phụ huynh sử dụng khác hơn so với các dịch vụ thương mại, kinh doanh với mức độ cạnh tranh cao thì đòi hỏi nhà cung cấp phải đảm bảo nhiều hơn về Chất lượng dịch vụ cho những dịch vụ mà họ cung cấp đến khách hàng, như là phải có dịch vụ chắm sóc khách hàng với mục tiêu xây dựng lòng tin và sự hài lòng của khách hàng đối với hệ thống để hệ thống được phổ biến hay người dùng sử dụng hệ thống một cách hiệu quả, thường xuyên, lâu dài mang lại lợi ích trong tương lai.

79 TÓM TẮT CHƯƠNG 4

Chương này đã trình bày kết quả nghiên cứu qua kiểm định mô hình đo lường của nghiên cứu. Mô hình đo lường đạt được yêu cầu về độ tin cậy, giá trị phân biệt, giá trị hội tụ. Cấu trúc của mô hình nghiên cứu đề xuất với 6 giả thuyết được phát biểu. Mô hình nghiên cứu có 5/6 giả thuyết được ủng hộ và đã giải thích được 58.6% phương sai của Sự hài lòng của phụ huynh.

80

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của phụ huynh khi sử dụng hệ thống sổ liên lạc điện tử ở các trường thcs tại thành phố hồ chí minh (Trang 89 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)