CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.3. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ
Sau khi kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha, tất cả các biến được đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA với các tiêu chí đánh giá như sau:
• Hệ số KMO ≥ 0.5
• Kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê (Sig. < 0.05)
• Số lượng nhân tố được xác định ở nhân tố dừng có Eigenvalues ≥ 1
• Tổng phương sai trích ≥ 50%
• Trọng số nhân tố (Factor Loading) ≥ 0.5, bởi vì thông qua bảng khảo sát thu thập được 265 mẫu nằm trong mức tiêu chuẩn từ 120 đến 350 mẫu theo lý thuyết thống kê nên sử dụng nhân tố Factor Loading bằng 0.5.
Sau khi đánh giá độ tin cậy, các thang đo đạt độ tin cậy ở biến độc lập được đưa vào phân tích nhân tố khám phá (EFA). Qua phân tích nhân tố khám phá (EFA) cho thấy có sáu nhân tố được trích ra với tổng phương sai trích là 65.521% > 50%, KMO = 0.904 >
65
0.5 và kiểm định Bartlett có Sig. = 0.000 < 0.05, có ý nghĩa thống kê và các biến quan sát có tương quan với nhau.
Kết quả hệ số KMO, kiểm định Bartlett và phân tích nhân tố khám phá các biến độc lập trong mô hình, được trình bày trong Bảng 4.5 và Bảng 4.6.
Bảng 4.5: Hệ số KMO và kiểm định Bartlett biến độc lập Yếu tố cần đánh giá Kết quả Mức đạt yêu cầu
Hệ số KMO 0.904 0.5 < 0.904 < 1
Giá trị Sig. trong kiểm định Bartlett 0.000 0.000 < 0.05
Phương sai trích 65.521% 65.521% > 50%
Giá trị Eigenvalues 1.217 1.217 > 1
Dựa vào kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA, chúng ta có thể nhận thấy rằng dữ liệu hoàn toàn phù hợp để phân tích nhân tố và các thang đo đều giá trị hội tụ và giá trị phân biệt.
• KMO = 0.904 > 0.5 nên phân tích nhân tố là phù hợp.
• Sig. (Bartlett’s Test) = 0.000 < 0.05 chứng tỏ các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể.
• Eigenvalues = 1.217> 1 và trích được sáu nhân tố mang ý nghĩa tóm tắt thông tin tốt nhất nên được giữ lại trong mô hình phân tích.
• Tổng phương sai trích = 65.521%> 50%. Điều này cho thấy có sáu nhân tố được trích cô đọng được 65.521% và bị thất thoát 34.479% biến thiên các biến quan sát.
Bảng 4.6: Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA biến độc lập
Biến quan sát
Nhân tố
Thang đo Chất lượng thông tin
Thang đo Năng lực máy tính
Thang đo Chất lượng dịch vụ
Thang đo Nhận thức dễ sử dụng
Thang đo Chất lượng hệ thống
Thang đo Nhận thức hữu ích
IQ3 0.744
66
IQ5 0.666
IQ2 0.661
IQ1 0.651
IQ4 0.607
SCSE3 0.752
SCSE2 0.714
SCSE5 0.687
SCSE4 0.618
SCSE1 0.605
SVQ2 0.856
SVQ1 0.850
SVQ3 0.807
PEOU3 0.729
PEOU2 0.706
PEOU1 0.619
PEOU5 0.615
PEOU4 0.604
SQ2 0.785
SQ5 0.731
SQ1 0.571
SQ4 0.538
SQ3 0.520
PU2 0.762
PU3 0.707
PU4 0.700
PU1 0.649
Từ kết quả được trình bày trong Bảng 4.6, một ma trận xoay cho thấy có 27 biến quan sát được gom thành 6 nhóm ứng với 6 nhân tố.
67
• Trọng số nhân tố (Factor Loading) của các biến quan sát đều có giá trị > 0.5 nên các thang đo đều đạt được giá trị hội tụ.
• Số lượng nhân tố trích phù hợp với giả thuyết ban đầu về số lượng thành phần của thang đo cũng như số lượng khái niệm đơn hướng. Do đó, các thành phần và các khái niệm này đạt được giá trị phân biệt.
Sau khi phân tích nhân tố khám phá EFA cho biến độc lập. Tiếp tục tiến hành phân tích nhân tố khám phá cho biến phụ thuộc có kết quả tổng phương sai trích là 68.590%
> 50%, KMO = 0.809 > 0.5 và kiểm định Bartlett có Sig. = 0.000 < 0.05. Do đó có thể kết luận phân tích nhân tố khám phá là thích hợp. Kết quả Hệ số KMO, kiểm định Bartlett và phân tích khám phá EFA cho nhân tố phụ thuộc ứng với thang đo Sự hài lòng của phụ huynh được trình bày trong Bảng 4.7 và Bảng 4.8.
Bảng 4.7: Hệ số KMO và kiểm định Bartlett biến phụ thuộc Yếu tố cần đánh giá Kết quả Mức đạt yêu cầu
Hệ số KMO 0.809 0.5 < 0.809 < 1
Giá trị Sig. trong kiểm định Bartlett 0.000 0.000 < 0.05
Phương sai trích 68.590% 68.590% > 50%
Giá trị Eigenvalues 2.774 2.774> 1
Bảng 4.8: Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA biến phụ thuộc
Biến quan sát
Nhân tố
Thang đo Sự hài lòng của phụ huynh
PS1 0.868
PS2 0.843
PS3 0.830
PS4 0.769
Từ kết quả trình bày trong Bảng 4.7 cho thấy như sau:
• Trọng số nhân tố (Factor Loading) của các biến quan sát đều có giá trị > 0.5 nên thang đo đều đạt được giá trị hội tụ.
68
• Số lượng nhân tố trích phù hợp với giả thuyết ban đầu về số lượng thành phần của thang đo cũng như số lượng khái niệm đơn hướng. Do đó, các thành phần và các khái niệm này đạt được giá trị phân biệt
Theo kết quả ma trận xoay lần cuối cùng ta có các nhân tố được định nghĩa lại, được trình bày trong bảng các nhân tố được định nghĩa ở mục (Phụ lục 2, phân tích nhân tố khám phá)