2.1 Các định nghĩa và khái niệm
2.1.3 Khái niệm về tranh chấp
Fenn (1997) khẳng định tranh chấp và xung đột là 2 khái niệm hoàn toàn tách biệt. Fenn (1997) định nghĩa tranh chấp là những tranh cãi, xung đột về các quyền lợi hoặc khiếu nại về quyền lợi của một bên khi gặp phải các cáo buộc hoặc khiếu nại của một bên khác. Xung đột xảy ra bất cứ khi nào có sự không thỏa mãn về lợi ích. Xung đột có thể quản lý theo xu hướng giảm thiểu nguy cơ tranh chấp. Trong khi đó,tranh chấp là nguyên nhân chính ngăn cản sự kết thúc thành công của DA XD. Tranh chấp liên quan tới các vấn đề về công bằng và đòi hỏi phải được giải quyết như hòa giải, thỏa thuận hay trọng tài…
Cũng cần phải phân biệt rõ ràng tranh chấp và khiếu nại. Khiếu nại được xem như là một tuyên bố về quyền trong hợp đồng, nhưng điều này không phải lúc nào cũng dẫn đến tranh chấp trừ khi một khiếu nại bị từ chối. Mashwama (2016) cho rằng tranh chấp trong xây dựng xảy ra khi các khiếu nại không được giải quyết hiệu quả, kinh tế và trong thời gian hợp lí. Tranh chấp sẽ không tồn tại cho đến khi khiếu nại được đệ trình và bị từ chối. Kumaraswamy (1997) đã đề xuất sơ đồ quan hệ giữa xung đột, khiếu nại, tranh chấp và các nguyên nhân tiềm tàng
CẢI THIỆN
NGUỒN KHÁC
KHIẾU NẠI
GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT
TRANH CHẤP
Hình 2.3 Mối quan hệ cơ bản giữa xung đột, khiếu nại, tranh chấp và kết quả tiềm ẩn Về nguồn gốc tranh chấp, hậu quả và giải pháp cho các tranh chấp trong xây dựng, có rất nhiều nghiên cứu đã được thực hiện bởi nhiều học giả, với nhiều giả thiết, công cụ và kết luận khác nhau. Tuy nhiên vẫn có những kết luận mang tính tương đồng trong các nghiên cứu.
Kumaraswamy (1997) đã tóm tắt 20 nguyên nhân phổ biến của tranh chấp xây dựng, bao gồm tốc độ xây dựng, kiểm soát chi phí và chất lượng, tiến bộ công nghệ, quy định xây dựng nghiêm ngặt và những khó khăn kinh tế, trở thành cơ bản cho nhiều nghiên cứu sau này về xung đột và tranh chấp trong ngành xây dựng. Fenn (1997) đã xác định nguyên nhân tranh chấp xây dựng được gây ra bởi việc không đáp ứng kịp thời thông tin yêu cầu, giao tiếp kém giữa các thành viên trong nhóm, cơ chế truy tìm thông tin không đầy đủ, yêu cầu quản lý, giám sát và phối hợp thiếu sót trong dự án, tâm lý giá thấp trong sự ràng buộc của NT và nhà thiết kế, sự thiếu tinh thần đồng đội giữa những người tham gia, miễn cưỡng kiểm tra khả năng xây dựng, sự rõ ràng và đầy đủ, thất bại trong chỉ định người QLDA và cả sự khác biệt hoặc sự mơ hồ trong các tài liệu hợp đồng. Kumarawamy & Yogeswaran chỉ ra trong nghiên cứu của họ rằng các nguồn tranh chấp xây dựng chủ yếu liên quan đến các vấn đề hợp đồng, bao gồm sự thay đổi, gia hạn thời gian, thanh toán, chất lượng thông số kỹ thuật, tính sẵn có của thông tin, quản trị và quản lý, kỳ vọng và quyết định của khách hàng không thực tế .
Trong nghiên cứu của mình năm 2014, Mitkus đã tổng hợp các nghiên cứu trước đó về nguyên nhân gây ra tranh chấp trong xây dựng. Theo Blake Dawson Waldron (2006), tranh chấp có nguồn gốc từ: thay đổi điều kiện công trường, sự diễn giải của các điều khoản hợp đồng, điều kiện làm việc, giao tiếp, vấn đề pháp lý, sự tiếp cận công truờng, sự tiếp cận vật liệu. Trong một
nghiên cứu của Cheung & Yiu (2006), tranh chấp gây ra bởi : vấn đề quản lý, giao tiếp, con nguời và các tài liệu hợp đồng. Tuy nhiên, ngay sau đó vào năm 2007, Yiu và Cheung lại cho rằng, nguyên nhân của tranh chấp là do: chậm trễ, các yêu cầu thay đổi,những vấn đề chưa chắc chắn, những mong đợi không có cơ sở. Cakmak (2013) đã đề xuất phân loại các nguyên nhân dẫn đến tranh chấp thành 7 nhóm chính: từ CĐT, từ NT, từ thiết kế, từ hợp đồng, từ thái độ của con người, từ dự án thực tế, từ những nguyên nhân bên ngoài.
Bảng 2.1 Phân loại của nguyên nhân tranh chấp (tham khảo từ Fenn, 1997; Cakmak, 2013;
Elziny, 2015)
TÁC GIẢ NĂM LOẠI NGUYÊN NHÂN TRANH CHẤP
Health và cộng sự 1994 Những điều khoản hợp đồng, thanh toán, thay đổi, thời gian chỉ định, thời gian chỉ định lại, thông tin.
Diekmann và cộng sự 1994 Con người, quy trình và sản phẩm.
Rhys Jones 1994
Quản lý, văn hoá, giao tiếp, thiết kế, kinh tế, áp lực dự thầu, sự bố trí, kỳ vọng không có thực, hợp đồng và tay nghề.
Bristow and Vasilopoulous 1995 Kỳ vọng không có thực, điều khoản hợp đồng, thiếu giao tiếp trong nhóm, thay đổi
Madden 2005 Luật pháp, kỹ thuật, tranh chấp khối lượng
Acharya 2006 CĐT, TV, NT, bên thứ ba, loại khác
Cakmak 2013 Liên quan đến: CĐT, NT, thiết kế, hợp đồng, thái độ con người, dự án, nhân tố bên ngoài.
Mitkus 2013 CĐT, TV, NT, bên thứ ba, loại khác
Elziny 2015 Vấn đề tài chính, quản lí hợp đồng, dữ liệu hợp đồng, vấn đề liên quan đến dự án, các lý do khác
Bảng 2.2 Nguyên nhân gây ra tranh chấp (tham khảo từ Cakmak, 2013) TÁC GIẢ NĂM NGUYÊN NHÂN TRANH CHẤP
Diekmann and Nelson 1985 Lỗi thiết kế, thay đổi tùy ý hoặc bắt buộc, điều kiện khác tại công trường, thời tiết, đình công, kỹ thuật
Hewit 1991 Thay đổi phạm vi, thay đổi điều kiện, trì hoãn, gián đoạn, hối thúc
Conlin và cộng sự 1996 Thanh toán và ngân sách, thực hiện, chậm trễ và thời gian, thiếu trách nhiệm, chất lượng, quản trị
Kumaraswamy 1997
Các yêu cầu về thay đổi, những điều kiện không lường trước, mơ hồ trong dữ liệu hợp đồng, thời tiết, chậm thông tin thiết kế, lỗi thiết kế, chậm bàn giao
Mitropoulos and
Howell 2001 Sự không chắc chắn của dự án, vấn đề hợp đồng, hành vi cơ hội, vấn đề tài chính, văn hóa
Chan and Suen 2005
Than toán, thay đổi, kéo dài thời gian, chất lượng công việc, xác định phạm vi dự án, phân bổ rủi ro, CD KT, quản lý, kỳ vọng không thực tế, dữ liệu hợp đồng không rõ ràng, thiếu giao tiếp, thiếu tinh thần đồng đội, mâu thuẫn luật, không hiểu luật,
Yiu and Cheung 2007 Thay đổi, chẫm trễ trong công việc, kỳ vọng, vấn đề bên trong của các bên tham gia
Gad và cộng sự 2011 Các yếu tố hợp đồng, nền văn hóa, nhân tố về kinh tế và luật pháp, ngôn ngữ, tiêu chuẩn kỹ thuật, quy trình, tiền tệ Jaffar và cộng sự 2011 Vấn đề hành vi, vấn đề hợp đồng, vấn đề kỹ thuật
Ilter 2012
Thay đổi, bất cập trong CD KT, điều khoản hợp đồng không rõ ràng, phạm vi công việc không rõ ràng, thiếu giao tiếp.
Thực tế, có rất ít dự án không làm phát sinh một số hình thức tranh chấp trong giai đoạn xây dựng. Tranh chấp có thể gây phức tạp và tốn kém, có thể dẫn đến leo thang các vấn đề liên quan pháp luật và tiến hành xét xử chính thức bởi tòa án. Do đó, việc giải quyết tranh chấp có thể tốn kém và mất thời gian, điều quan trọng là phải quản lý tranh chấp một cách chủ động để đảm bảo đạt được giải quyết sớm. Bất kỳ bên liên quan nào trong các DA XD đều có thể tạo ra tranh chấp và ảnh hưởng xấu đến dự án. Tác động của tranh chấp có thể làm tê liệt một công ty và một số trong số đó là mất năng suất, chi phí vượt ngân sách, mất lợi nhuận, trì hoãn thời gian, đổ vỡ trong hợp tác giữa các bên. Do đó, tranh chấp là không thể tránh khỏi, việc quản lý xung đột hợp lý sẽ giảm bớt ảnh hưởng của nó đối với quá trình xây dựng, tuy nhiên việc giải quyết cần được thực hiện nhanh chóng và kịp thời.