Tổng hợp các nghiên cứu liên quan

Một phần của tài liệu Đánh giá tranh chấp giữa chủ đầu tư và nhà thầu tư vấn trong dự án xây dựng tại việt nam bằng phương pháp anp (Trang 29 - 42)

Các nghiên cứu trước về tranh chấp trong xây dựng sẽ được tổng hợp ở bảng dưới đây:

Bảng 2.3 Bảng tổng hợp các nghiên cứu liên quan

Stt Tác giả Tên đề tài Phương pháp nghiên cứu Mục tiêu, kết quả nghiên cứu Giải pháp

(1)

Fenn, P., Lowe, D.,

& Speck, C. (1997).

Conflict and dispute in construction

- Phân tích, tổng hợp các nghiên cứu trước và mô hình lý thuyết

- Tham khảo ý kiến chuyên gia

- Phân tích dữ liệu định lượng

- Phân biệt xung đột và tranh chấp.

- Xác định, phân loại những nguyên nhân chính gây ra xung đột, tranh chấp.

- Chỉ ra yếu tố hợp đồng là yếu tố chính gây ra tranh chấp.

(2)

Kumaraswamy, M.M. (1997).

Conflicts, claims and disputes in

construction

- Phân tích, tổng hợp các nghiên cứu trước và mô hình lý thuyết

- Tham khảo ý kiến chuyên gia

- Thu thập số liệu, phân tích dữ liệu định lượng

- Xếp hạng các nhân tố

- Định nghĩa, phân tích bản chất, nguồn gốc của xung đột, khiếu nại và tranh chấp.

- Phân loại khiếu nại, xác định những loại khiếu nại chính ở Hồng Kông

+ Phân loại: điều kiện công trường, thay đổi từ CDT, lỗi thiết kế, điều kiện nền, tài liệu hợp đồng, sự kiện bên ngoài, dung hoà lợi ích các bên, điều kiện thời tiết, chậm giấy phép, chậm thông tin thiết kế

+ Nguyên nhân chính: thông tin thiết kế không chính xác, thiếu thông tin thiết kế, khảo sát công trường không đầy đủ, CDT chậm ra quyết định, giao tiếp kém, mục tiêu thời gian không thực tế, quản lý hợp đồng không đầy đủ, những nguyên nhân không kiểm soát được từ bên ngoài, thông tin đấu thầu không đầy đủ, phân bổ rủi ro không rõ ràng.

Chiến lược hợp tác (AGC 1991), ban đánh giá tranh chấp (Denning 1993), cố vấn giải quyết tranh chấp

(3)

Peter E.D. Love, Peter Davis, Kerry London, Tom Jasper – (2008)

Causal modelling of construction disputes

- Phân tích các nghiên cứu trước và mô hình lý thuyết - Tổng hợp các nghiên cứu liên quan

- Sử dụng system dynamic

- Xác định các nguyên nhân chính gây ra tranh chấp

- Đề xuất mô hình nguyên nhân tranh chấp

(4)

Nguyễn Vũ Khánh Ngọc - (2010).

Chiến thuật đàm phán giải quyết các tranh chấp trong hợp đồng xây dựng

- Phân tích, tổng hợp các nghiên cứu trước và mô hình lý thuyết

- Tổng hợp các nghiên cứu liên quan

- Lập bảng câu hỏi, phỏng vấn chuyên gia

- Sử dụng mô hình SEM - Hồi quy đa biến

- Các nguyên nhân dẫn đến tranh chấp trong hợp đồng xây dựng: không quy định rõ về chi phí và giá trong hợp đồng, năng lực yếu kém của các bên tham gia, thay đổi trong thiết kế, sai phạm của TV, sai pham trong đấu thầu, năng lực yếu kém của thầu phụ, không quy định về chậm tiến độ trong hợp đồng, CĐT thiếu vốn

- Tập trung giải quyết vấn đề là chiến thuật hiệu quả nhất, tiếp đến là các chiến thuật: lấn át, tránh né, hoà giải và hợp tác

- Kết quá Win-Lose thường xảy ra nhất trong tranh chấp hợp đồng, tiếp đến là Lose-Lose và Win-Win

- Đề xuất các kiến nghị

(5)

Trần Hữu Quốc Vi (2011).

Xác định các yếu tố gây xung đột quan trọng trong DA XD tại tp hcm

- Phân tích, tổng hợp các nghiên cứu trước và mô hình lý thuyết

- Tổng hợp các nghiên cứu liên quan

- Lập bảng câu hỏi, phỏng vấn chuyên gia

- Phân tích số liệu bằng SPSS, kiểm định thống kê - Phân tích ANOVA

- Xác định các nguyên nhân gây ra xung đột chính: sai sót trong thiết kế, hợp đồng không rõ ràng, CDT chậm ra quyết định, điều kiện công trường trong thiết kế khác thực tế, khối lượng dự toán không chính xác, ảnh hưởng môi trường nguy hại cộng đồng, gia tăng chi phí, châm tiến độ, tiêu chí kỹ thuật không phù hợp, khiếm khuyết chất lượng/sửa chữa lại.

- Đề xuất kiến nghị cho các bên tham gia dự án

(6)

Trần Trung Kiên (2011).

Phân tích các yếu tố gây xung đột trong việc thực hiện dự án hạ tầng kỹ thuật

- Thu thập thông tin, khảo sát ý kiến về các nguyên nhân gây ra xung đột - Phân tích thành tố chính -Phân tích hồi quy đa biến

- Xây dựng và kiểm chứng mô hình các yếu tố gây xung đột trong quá trình thực hiện dự án, các yếu tố này được chia thành 6 nhân tố chính thông qua phương pháp phân tích thành tố chính: nội bộ ban QLDA, nội bộ NT TC, ban QLDA-NT TC, dân cư và khu vực nơi thực hiện dự án trong quá trình chuẩn bị mặt bằng, dân cư và nơi thực hiện dự án trong quá trình thi công, ngành quản lý liên quan và địa

Stt Tác giả Tên đề tài Phương pháp nghiên cứu Mục tiêu, kết quả nghiên cứu Giải pháp - Lượng hoá sự tác động của các nhân tố lên

việc thực hiện dự án qua mô hình hồi quy đa biến

(7)

Faisal Manzoor Arain , Sadi Assaf, Low Sui Pheng (2011).

Causes of

Discrepancies between Design and

Construction

- Phân tích, tổng hợp các nghiên cứu trước và mô hình lý thuyết

- Tổng hợp các nghiên cứu liên quan

- Lập bảng câu hỏi, phỏng vấn chuyên gia

- Xác định các nguyên nhân gây ra sự sai khác giữa thiết kế và xây dựng.

- Chi tiết bản vẽ, TV thiết kế, sự tin tưởng sai lầm giữa các bên liên quan là các nguyên nhân chính

1. NT nên cung cấp thông tin trong suốt các giai đoạn dự án

2. Dịch vụ QLDA

3. QLDA thông qua bên thứ ba

4. Khuyến khích CĐT tham gia giai đoạn thiết kế

(8)

Aref Charehzehi, Alireza Ahankoob (2013).

The Use of Analytical Approach for the Selection of Dispute Resolution

- Tổng hợp những nghiên cứu trước

- Thu thập số liệu thông qua bảng câu hỏi

- Phỏng vấn chuyên gia - Phân tích AHP

- Phân tích MAUT (Multi Attribute Utility Technique)

- Xác định các phương thức giải quyết tranh chấp phù hợp với trường hợp cụ thể

- Những yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn phương thức: chi phí, nhanh chóng, thời gian, bí mật, quyết định cuối cùng, giải quyết cuối cùng, công bằng, hiệu quả, thủ tục dễ dàng.

- Xác định phương thức trọng tài là phương thức phù hợp nhất cho giải quyết tranh chấp dựa trên các tiêu chí của các chuyên gia JKR (Jabatan Kerja Raya) Malaysia

(9)

Manvendra Sinha, Dr. A. S. Wayal (2013).

Dispute Causation In Construction Projects

- Phân tích, tổng hợp các nghiên cứu trước và mô hình lý thuyết

- Tổng hợp các nghiên cứu liên quan

- Lập bảng câu hỏi, phỏng vấn chuyên gia

- Xác định các nguyên nhân gây ra tranh chấp ở Ấn Độ . Các nguyên nhân chính: thay đổi phạm vi công việc, dữ liệu hợp đồng nghèo nàn, giới hạn truy cập, những điều kiện không nhìn thấy trước, mơ hồ trong hợp đồng.

- Đề xuất mô hình giảm thiểu tranh chấp

- QLDA: giảm thiểu thay đổi phạm vi công việc; chú ý chiến lược mua sắm và lựa chọn NT, TV

- Tổ chức: Xem xét kỹ tài liệu hợp đồng, đấu thầu dịch vụ TV, sử dụng bên thứ 3 để kiểm tra hồ sơ giảm thiểu sai sót.

- Con người: cân nhắc về con người trong dự án; phải hiểu biết rõ về đội ngũ nhân sự

(10)

Pinar Irlayici Cakmak, Emre Cakmak (2013).

An analysis of causes of disputes in the construction industry using analytical hierarchy process (AHP)

- Phân tích, tổng hợp các nghiên cứu trước và mô hình lý thuyết

- Tổng hợp các nghiên cứu liên quan

- Phân tích AHP

- Xác định các nguyên nhân chính gây ra tranh chấp từ các nghiên cứu trước đó - Phân loại các nguyên nhân liên quan đến:

CĐT, NT, thiết kế, hợp đồng, thái độ con người, liên quan đến dự án, nhân tố bên ngoài - Phân tích AHP xác định mối quan hệ tương quan giữa các nguyên nhân. Từ đó xác định các nguyên nhân liên quan đến hợp đồng có ý nghĩa quan trọng dẫn đến tranh chấp hơn các nguyên nhân khác.

(11)

Nguyễn Xuân Hải (2013).

Nghiên cứu các nhân tố gây hạn chế lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng bằng trọng tài thương mại tại Việt Nam

- Phân tích các nghiên cứu trước và mô hình lý thuyết - Tổng hợp các nghiên cứu liên quan

- Lập bảng câu hỏi, phỏng vấn chuyên gia

- Kiểm định thống kê - Phân tích PCA

- Xác định các nguyên nhân gây ra hạn chế việc lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng thông qua trọng tài thương mại tại Việt Nam: Do đặc thù ngành xây dựng, do đặc trưng văn hoá truyền thống, do rào cản của cơ chế và pháp luật liên quan, do sự hiểu biết phương thức TTTM còn hạn chế, do tâm lý ngại thay đổi

- Xếp hạng, đánh giá các nhân tố gây hạn chế - Đề xuất giải pháp

- Nâng cao sự hiểu biết phương thức TTTM

- Cải thiện lòng tin vào phương thức TTTM

- Nâng cao chất lượng trung tâm trọng tài

- Áp dụng điều khoản TTTM trong hợp đồng xây dựng

(12)

Sai On Cheung, F.ASCE and Karen Hoi Yan Pang (2013).

Anatomy of

Construction Disputes

- Phân tích, tổng hợp các nghiên cứu trước và mô hình lý thuyết

- Tổng hợp các nghiên cứu liên quan

- Phỏng vấn chuyên gia - Sử dụng mô hình Fault- Tree để đánh giá khả năng xảy ra tranh chấp

- Đề xuất một cuộc mổ xẻ những tranh chấp trong xây dựng. Có 2 loại tranh chấp chính:

về hợp đồng và về nhận thức.

- Xác định những nguyên nhân chính gây ra tranh chấp:

+ Nhân tố nhiệm vụ: không hoàn chỉnh, rủi ro và sự không chắc chắn, mâu thuẫn trong hợp tác

+ Nhân tố hợp đồng: mơ hồ, thiếu sót, không nhất quán, khiếm khuyết

+ Yếu tố con người: hành vi cơ hội, xung đột ảnh hưởng.

- Cung cấp một ví dụ về việc sử dụng mổ xẻ tranh chấp thông qua bài tập đánh giá khả năng xảy ra tranh chấp thông qua mô hình Fault-Tree và sự dụng Fuzzy sets và membership function

Stt Tác giả Tên đề tài Phương pháp nghiên cứu Mục tiêu, kết quả nghiên cứu Giải pháp

(13)

Shabir Hussain Khahr, Tauha Hussain Ali (2014).

Causes Leading To Conflicts in

Construction Projects:

A Viewpoint of Pakistani Construction Industry

- Phân tích, tổng hợp các nghiên cứu trước và mô hình lý thuyết

- Tổng hợp các nghiên cứu liên quan

- Lập bảng câu hỏi, phỏng vấn chuyên gia

- Phân tích thống kê số liệu, sử dụng phần mềm SPSS

- Xác định các nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp gây ra xung đột trong ngành ở Pakistan - Chậm thanh toán, khiếu nại hợp đồng, gián đoạn công cộng, thiếu giao tiếp, điều kiện công trường khác nhau, thiếu vốn, Phân bố rủi ro không rõ ràng là những nguyên nhân trực tiếp chính.

(14)

Thomas Haugen and Amarjit Singh

(2014). Dispute Resolution Strategy Selection

- Phân tích và tổng hợp các nghiên cứu trước

- Phân tích AHP

- Liệt kê các tiêu chí quan trọng để lựa chọn ADR: tiến độ tổng, linh hoạt trong những vấn đề và chiến thuật, bảo mật, duy trì mối quan hệ.

- Xác định chiến thuật lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp ADR cho từng trường hợp:

+ CĐT lớn: thương lượng là giải pháp ưu tiên + CĐT nhỏ: thương lượng là giải pháp ưu tiên

+ NT hàng đầu: thương lượng là giải pháp ưu tiên

+ NT nhỏ: thương lượng là giải pháp ưu tiên + Duy trì mối quan hệ làm ăn lành mạnh:

thương lượng là giải pháp ưu tiên

+ Tình huống tuyệt mật: thương lượng là giải pháp ưu tiên

(15)

Mashwama,X.N, Aigbavboa,Cand Thwala (2016).

Investigation of construction stakeholders’

perception on the effects & cost of construction dispute in Swaziland

- Phân tích, tổng hợp các nghiên cứu trước và mô hình lý thuyết

- Tổng hợp các nghiên cứu liên quan

- Phân tích thống kê số liệu, sử dụng phần mềm SPSS

- Xác định các nguyên nhân gây ra tranh chấp ở Swaziland.

- Xác định các ảnh hưởng từ tranh chấp đến dự án

(16) Anita Rauzana (2016).

Causes of Conflicts and Disputes in Construction Projects

- Phân tích, tổng hợp các nghiên cứu trước và mô hình lý thuyết

- Tổng hợp các nghiên cứu liên quan

- Xác định các guyên nhân gây ra xung đột.

Phân thành 3 nhóm chính: CĐT, TV, hợp đồng và CD KT.

- Đề xuất chiến lược giải quyết xung đột

1. Rút / Tránh.

2. Hoà nhã/Dung hoà.

3. Thỏa hiệp / Hòa giải.

4. Quyền lực/Trực tiếp.

5. Hợp tác / Giải quyết vấn đề.

(17) Pinar IRLAYICI ÇAKMAK ( 2016).

Causes of disputes in the Turkish

construction industry:

Case of public sector projects

- Phân tích, tổng hợp các nghiên cứu trước và mô hình lý thuyết

- Tổng hợp các nghiên cứu liên quan

- Phân tích thống kê số liệu

- Xác định các nguyên nhân gây ra tranh chấp ở Thổ Nhĩ Kỳ.

- Xác định 7 loại nguyên nhân chính: đơn giá, chậm trễ, kéo dài thời gian, vấn đề liên quan tới hợp đồng, sự thay đổi, thanh toán và các tranh chấp khác.

(18)

Đỗ Công Nguyên (2017)

Ứng dụng System Dynamics giải quyết tranh chấp tiến độ xây dựng

- Phân tích, tổng hợp các nghiên cứu trước và mô hình lý thuyết

- Tổng hợp các nghiên cứu liên quan

- Sử dụng mô hình System Dynamic

- Qua Phân tích mô hình, cho thấy sự bất định trong các yêu cầu của CĐT và các thay đổi phát sinh trong quá trình triển khai dự án đã phát sinh về chi phí nhân công NT.

- Đề xuất giải pháp giải quyết tranh chấp - Khẳng định ứng dụng của công cụ System Dynamic

- Cần xây dựng kế hoạch triển khai khả thi ngay từ đầu - Thay đổi cấu trúc dự án hoặc tổ chức dự án để giảm số lượng công việc làm lại - Tránh thực hiện một kế hoạch không thực tế thông qua các hành động điều chỉnh dự án

- Hạn chế thay đổi và các rủi ro chính

- Phải có dự phòng và có sự linh hoạt

Stt Tác giả Tên đề tài Phương pháp nghiên cứu Mục tiêu, kết quả nghiên cứu Giải pháp

(19)

Sagar Soni, Mukesh Pandey, Sohit Agrawal (2017).

Evaluation of factors causing conflicts &

dispute in construction projects by AHP &

IMPI method

- Phân tích, tổng hợp các nghiên cứu trước và mô hình lý thuyết

- Tổng hợp các nghiên cứu liên quan

- Phân tích AHP - Phân tích IMPI

- Xác định các nguyên nhân gây ra tranh chấp. Phân thành 5 nhóm chính liên quan đến: CĐT, NT, TV, bên thứ ba và thái độ con người, hợp đồng thiết kế.

- Dùng AHP phân tích xếp hạng các nguyên nhân trong 1 nhóm.

- Dùng IMPI phân tích, xếp hạng tất cả các nguyên nhân và tìm ra nguyên nhân quan trọng nhất là: 2 nghĩa trong hồ sơ hợp đồng.

(20)

Phan Hoài Nam (2018)

Phân tích các yếu tố gây xung đột giữa NT chính và NT phụ trong quá trình thi công và đề xuất các biện pháp xử lý

- Phân tích các nghiên cứu trước và mô hình lý thuyết - Tổng hợp các nghiên cứu liên quan

- Phân tích thống kê số liệu, sử dụng phần mềm SPSS

- Xác định và xếp hạng các yếu tố xung đột giữa NT chính và NT phụ gồm 14 yếu tố, phân thành 4 nhóm chính: sự chậm trễ, vấn đề thi công, vấn đề chất lượng, vấn đề kinh nghiệm

- Đề xuất giải pháp xử lý cho các bên.

2 (21)

Chia Kuang Lee; Tak Wing Yiu, Ph.D.; Sai On Cheung, Ph.D.

(2018).

Application of the Theory of Planned Behavior to Alternative Dispute Resolution Selection and Use in

Construction Projects

- Phân tích, tổng hợp các nghiên cứu trước và mô hình lý thuyết

- Khảo sát bằng bảng câu hỏi, phỏng vấn chuyên gia

- Xác định các nguyên nhân gây ra tranh chấp - Đặt ra tình huống để các chuyên gia chọn hướng giải quyết, lựa chọn phương thức ADR - Xác định thời gian giải quyết tranh chấp nhanh là nhân tố hàng đầu để chọn ADR - Đề xuất mô hình dự đoán lựa chọn ADR

(22)

Deniz Artan Ilter, Ph.D and Gokce Bakioglu (2018).

Modeling the Relationship between Risk and Dispute in Subcontractor Contracts

- Phân tích, tổng hợp các nghiên cứu trước và mô hình lý thuyết

- Tổng hợp các nghiên cứu liên quan

- Khảo sát bằng bằng bảng câu hỏi , phỏng vấn chuyên gia

- Mô hình hồi quy

- Xác định những nhân tố tiềm ẩn rủi ro gây ra tranh chấp trong hợp đồng.

- Tính toán tổng điểm của xác suất xảy ra rủi ro và xác suất xảy ra tranh chấp của mỗi hợp đồng cho thấy mối quan hệ của rủi ra và tranh chấp.

- Đề xuất các giải pháp giảm thiểu ủi ro

- Xác định “điểm chuẩn” của dự án để NT khoanh vùng những điểm cần cải thiện - Tăng cường hợp tác

- Thiết lập cơ chế phòng tránh tranh chấp hiệu quả - Thầu phụ hỗ trợ chuyên môn vào quá trình thiết kế - Đàm phán hợp đồng

(23)

Junying Liu, Huiling Li, Martin Skitmore, Yubin Zhang (2019).

Experience mining based on case-based reasoning for dispute settlement of international construction projects

- Phân tích, tổng hợp các nghiên cứu trước và mô hình lý thuyết

- Phân tích, thống kê số liệu - Phân tích AHP

- Sử dụng phương pháp CBR (Case-Base Reasoning)

- Xác định các nguyên nhân gây ra tranh chấp. Phân thành 5 nhóm chính: CĐT, NT, hợp đồng, nhân tố bên ngoài.

- Kết quả của các trường hợp tương tự tập trung vào 3 phần chính: phương pháp giải quyết tranh chấp, điều khoản hợp đồng hay cơ sở pháp luật tham chiếu trong giải quyết tranh chấp, và kết quả giải quyết tranh chấp.

- Ví dụ: sử dụng mô hình CBR phân tích tranh chấp ở Ethiopia

2 (24)

I. M. C. S. Illankoon, Vivian W. Y. Tam, Khoa N. Le & K. A.

T. O. Ranadewa (2019).

Causes of disputes, factors affecting dispute resolution and effective alternative dispute resolution for Sri Lankan

construction industry

- Phân tích, tổng hợp các nghiên cứu trước và mô hình lý thuyết

- Tổng hợp các nghiên cứu liên quan

- Khảo sát bằng bảng câu hỏi và phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS và kiểm định Kruskal-Wallis H-Test

- Xác định nguyên nhân gây ra tranh chấp và những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn các phương pháp ADR

- Kết luận: không làm theo hợp đồng là nguyên nhân chính gây ra tranh chấp và tiêu chí quan trọng để cân nhắc lựa chọn các phương pháp ADR là thời gian giải quyết tranh chấp

- Thương lượng thường được ưu tiên

(25)

Krishna P. Kisi, Ph.D.; Namhun Lee, Ph.D.Rujan

Kayastha; and Jacob Kovel, Ph.D. (2020).

Alternative Dispute Resolution Practices in International Road Construction Contracts

- Phân tích, tổng hợp các nghiên cứu trước và mô hình lý thuyết

- Tổng hợp các nghiên cứu liên quan

- Khảo sát bằng bảng câu hỏi, phỏng vấn chuyên gia

- Xác định các nguyên nhân gây ra tranh chấp và khiếu nại ở các dự án thi công đường ở Nepal.

- Phân tích xếp hạng các nguyên nhân gây ra tranh chấp

- Xếp hạng các phương thức giải quyết tranh chấp thường sử dụng ứng với mỗi nguyên nhân

Một phần của tài liệu Đánh giá tranh chấp giữa chủ đầu tư và nhà thầu tư vấn trong dự án xây dựng tại việt nam bằng phương pháp anp (Trang 29 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)