Các phương pháp giải quyết tranh chấp

Một phần của tài liệu Đánh giá tranh chấp giữa chủ đầu tư và nhà thầu tư vấn trong dự án xây dựng tại việt nam bằng phương pháp anp (Trang 94 - 97)

5.6 Đề xuất khung giải quyết tranh chấp

5.6.1 Các phương pháp giải quyết tranh chấp

Pena-Mora (2003) đã xem xét những nghiên cứu được thực hiện bởi Hiệp hội các NT Hoa Kỳ (AGC, 2000) và Học viện xây dựng công nghiệp CII (1995) đã phân loại các phương pháp khác nhau được minh hoạ như hình sau. Trong phân loại này, có thể phân thành 2 phương thức chính: truyền thống thông thường (trọng tài, toà án) và phương pháp giải quyết tranh chấp thay thế (ADR).

PREVENTION Partnering Incentive for cooperation Risk allocation

NEGOTIATION

Step negotiation Direct negotiation

STANDING NEUTRAL

Standing Arbitrator

Dispute Review Board

NON-BINDING RESOLUTION Mini Trial, Mediation Advisory

Arbitration Advisory Opinion

BINDING RESOLUTION Private Judge Binding Arbitration

LITIGATION Judge

Jury

Special Master PROJECT PLANNING PHASE

PROJECT CONSTRUCTION PHASE

POST CONSTRUCTION

Control Reduction Increased cost and hostility

Participants decide decision criteria Participants do not decide decision criteria

Hình 5.6 Các bước giải quyết tranh chấp trong xây dựng (Pena-Mora, 2003)

là: toà án và phương pháp giải quyết tranh chấp thay thế (ADR-Alternative Dispute Resolution).

Việc gia tăng chi phí kiện tụng đã làm cho các bên liên quan ngày càng ưu tiên tìm kiếm các phương thức giải quyết tranh chấp hiệu quả cả về thời gian và chi phí bỏ ra. Chí phí giải quyết tranh chấp không chỉ bao gồm phần bồi thường phải trả khi giải quyết mà còn cả chi phí tổn thất kéo dài trong suốt quá trình tranh chấp.

Phương pháp giải quyết tranh chấp thay thế (ADR) có thể được định nghĩa như là bất kỳ phương thức nào mà tranh chấp được giải quyết một cách riêng tư hơn là thông qua kiện tụng tại toà án. ADR cho phép các bên liên quan tiếp cận giải quyết tranh chấp thông qua các giải pháp:

thương lượng, hoà giải, đánh giá sớm bởi bên thứ ba, ban phân xử tranh chấp (DAB-Dispute Adjudication Board), phân xử và trọng tài. Những tranh chấp vừa được xác định nhanh chóng hơn với chi phí và thời gian ít hơn trong khi vẫn được đánh giá một cách khách quan và toàn diện bởi các chuyên gia giàu kinh nghiệm vừa giữ được tính riêng tư cũng như duy trì mối quan hệ giữa các bên. Chính vì thế mà ADR ngày càng được sử dụng rộng rãi trong các hợp đồng xây dựng hiện nay.

TÒA ÁN TRỌNG TÀI

DAB HÒA GIẢI THƯƠNG LƯỢNG

PHƯƠNG THC GIẢI QUYT TRANH CHP

Hình 5.7 Các phương thức giải quyết tranh chấp

Theo Cheung (1999) và Cheung & Suen (2002) đã tổng hợp được 07 tiêu chí quan trọng để lựa chọn các giải pháp ADR như sau:

GIẢI PHÁP TRANH CHẤP

NHANH CHÓNG KINH TẾ

DUY TRÌ MỐI QUAN HỆ

LINH HOẠT

BẢO MẬT BẮT BUỘC/RÀNG BUỘC

CÔNG BẰNG

Hình 5.8 Các tiêu chí lựa chọn các cải pháp tranh chấp (Cheung & Suen,2002)

Các tiêu chí sau đó được xem xét, đánh giá, xếp hạng bởi ý kiến các chuyên gia cho phù hợp với tình hình tranh chấp tại Việt Nam thông qua mô hình ANP (Phụ lục 5)

NHANH CHÓNG KINH TẾ LINH HOẠT DUY TRÌ MỐI QUAN HỆ

BẢO MẬT BẮT BUỘC/RÀNG BUỘC

CÔNG BẰNG

TU CHÍ LA CHN

Hình 5.9 Các tiêu chí lựa chọn các giải pháp ADR

Bảng 5.10 Bảng trọng số các tiêu chí lựa chọn giải pháp tranh chấp Tiêu chí Trọng số Xếp hạng

Nhanh chóng 0.302380 1

Kinh tế 0.258408 2

Linh Hoạt 0.157738 3

Duy trì mối quan hệ 0.119903 4

Bảo mật 0.072387 5

Bắt buộc/ràng buộc 0.052112 6

Công bằng 0.037073 7

Trong đó, hai tiêu chí “nhanh chóng” và “kinh tế” là các yếu tố hàng đầu để quyết định chọn các giải pháp ADR. Thời gian là yếu tố quan trọng cho tất các bên trong bất kỳ trường hợp giải quyết tranh chấp nào, các bên đều mong muốn tranh chấp được giải quyết càng sớm càng tốt, thông thường các giải pháp ADR thường thực hiện trong vòng 01 tháng trong khi các tranh chấp ra tòa thường tiêu tốn thời gian tính bằng năm, tiết kiệm thời gian là tiết kiệm chi phí. Một số giải pháp ADR thường miễn phí (thương lượng, hòa giải) hoặc tiêu tốn ít hơn (DAB, trọng

(luật sư, thẩm phán, bồi thẩm đoàn,…). Mức độ ưu tiên của các tiêu còn lại giảm dần theo mũi tên từ trên xuống.

Một phần của tài liệu Đánh giá tranh chấp giữa chủ đầu tư và nhà thầu tư vấn trong dự án xây dựng tại việt nam bằng phương pháp anp (Trang 94 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)