Về phía Kho bạc Nhà nước Quan Hóa

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán thu, chi ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước quan hóa thanh hóa (Trang 95 - 99)

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN THU, CHI NSNN TẠI

3.5. Điều kiện thực hiện giải pháp

3.5.2. Về phía Kho bạc Nhà nước Quan Hóa

Phát triển nguồn nhân lực đƣợc xác định là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, bởi con người là nhân tố cơ bản, có tính quyết định trực tiếp đến việc thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của KBNN; Thực hiện tiến trình hiện đại hóa công nghệ hoạt động nghiệp vụ KBNN, tiến tới xây dựng KBNN trở thành Kho bạc điện tử.

Trong giai đoạn tới, để triển khai thực hiện các mục tiêu, yêu cầu và nhiệm vụ đƣợc Nhà nước giao thì nhiệm vụ xây dựng và phát triển nguồn nhân lực của KBNN là hết sức quan trọng, cần quan tâm và chú trọng hàng đầu từ khâu tuyển dụng, quy hoạch, đào tạo và đào tạo lại, cũng nhƣ bố trí sắp xếp cán bộ cho phù hợp với từng vị trí công tác; Đồng thời, đòi hỏi mỗi cán bộ, công chức KBNN phải nỗ lực rèn luyện, học tập và lao động sáng tạo, thay đổi nhận thức, tƣ duy mới để thích nghi với yêu cầu, nhiệm vụ mới, giữ gìn truyền thống đoàn kết, xây dựng lực lƣợng ngày càng vững mạnh, đƣa KBNN không ngừng phát triển ổn định, vững chắc.

Việc đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao năng lực, trình độ và phẩm chất cán bộ KBNN là nhân tố quan trọng nhất, nhằm tìm kiếm, sử dụng và phát huy cao năng lực, phẩm chất có trong mỗi cán bộ. Về yếu tố con người cần coi trọng những vấn đề sau:

Một là, tiêu chuẩn hóa và chuyên môn hóa đội ngũ cán bộ KBNN, đặc biệt là những người trực tiếp làm công tác kiểm soát chi NSNN. Những cán bộ được phân công làm công tác này phải là người có năng lực chuyên môn cần thiết, được đào tạo và bồi dƣỡng, am hiểu và nắm vững tình hình kinh tế - xã hội cũng nhƣ các cơ

87

chế, chính sách của Nhà nước. Đồng thời, những cán bộ này cũng phải có tư cách, phẩm chất đạo đức tốt, có trách nhiệm và tâm huyết với công việc. Hiểu đƣợc giá trị, ý nghĩa từng đồng tiền của Kho bạc khi xuất quỹ. Để thực hiện đƣợc những yêu cầu nêu trên, thì KBNN phải rà soát và phân loại cán bộ theo các tiêu chuẩn đạo đức, trình độ chuyên môn, năng lực quản lý... Từ đó, có kế hoạch bồi dƣỡng, sắp xếp, phân công công tác theo đúng năng lực và trình độ của từng người. Đồng thời, kiên quyết loại bỏ những cán bộ thoái hóa, biến chất hoặc không đủ năng lực, trình độ.

Hai là, thường xuyên mở các lớp đào tạo ngắn hạn, đào tạo chuyên ngành, tập huấn nghiệp vụ dưới nhiều hình thức như đào tạo tập trung, đào tạo tại chức, bồi dƣỡng cập nhật kiến thức mới, tổng kết và đánh giá kinh nghiệm trong việc tổ chức công tác kiểm soát và thanh toán thu, chi NSNN hàng năm. Đặc biệt, chú trọng đào tạo cán bộ tham gia trực tiếp vào dự án TABMIS, dự án hiện đại hóa thu NSNN;

Chú trọng đào tạo kỹ năng phần mềm, kỹ năng quản lý cho cán bộ quản lý cấp trung và cấp cao nhằm tạo sự đột phá về tƣ duy và kỹ năng quản lý theo cơ chế thị trường.

Ngoài việc nâng cao tính chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ tác nghiệp, cần chú trọng phát triển đội ngũ cán bộ nghiên cứu, hoạch định chính sách, chuyên gia đầu ngành có năng lực và trình độ chuyên môn cao. Phối hợp với các trường Đại học, xây dựng giáo trình chuẩn về đạo tạo bồi dƣỡng cán bộ công chức KBNN và đào tạo sinh viên đại học về nghiệp vụ Kho bạc, kế toán Kho bạc. Hàng năm, tổ chức thi nghiệp vụ đối với từng bộ phận, qua đó giúp cán bộ có điều kiện trau dồi kiến thức về chuyên môn,... Nghiên cứu và thực hiện quy chế tuyển dụng nguồn cán bộ đầu vào hợp lý, công khai, minh bạch để có đƣợc những cán bộ công chức thực sự có năng lực, trình độ và tâm huyết với nghề. Dần có những chính sách về đánh giá, khen thưởng, đãi ngộ, hình thức kỉ luật thích hợp với cán bộ, công chức để nâng cao ý thức, trách nhiệm với công việc.

Ba là, tuyên truyền rộng rãi nhận thức về văn hóa nghề kho bạc, văn hóa ứng xử, kỹ năng giao tiếp chuyên nghiệp cho đội ngũ giao dịch viên và chuyên viên

88

quan hệ khách hàng tại các phòng giao dịch nhằm tạo dựng phong cách giao dịch hiện đại, đáp ứng yêu cầu và các phẩm chất cần có của hệ thống.

Thực hiện tốt công tác “đổi mới, nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ công chức” là nhiệm vụ trọng tâm; Vì suy cho cùng, tất cả công việc đều do con người quyết định. Góp phần thay đổi phương thức, tác phong, lề lối làm việc của cán bộ, công chức; Tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện quy trình kiểm soát chi để kịp thời chấn chỉnh những sai sót và hoàn thiện quy trình theo hướng cải cách thủ tục hành chính. Kiên quyết xử lý các cá nhân, tập thể cố tình không tuân thủ các quy định về cải cách hành chính. Gắn công tác cải cách hành chính với nhiệm vụ chống quan liêu, tham nhũng, tiêu cực, các biểu hiện thiếu trách nhiệm, sách nhiễu nhân dân trong cán bộ, công chức, không ngừng tăng cường và nâng cao chất lượng phục vụ, tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị giao dịch và người dân khi thực hiện các giao dịch hành chính.

Bốn là, KBNN cần xây dựng chương trình phần mềm tin học nhằm phục vụ việc tra cứu thông tin về “cơ sở giữ liệu văn bản pháp quy về quản lý NSNN” và tiến trình công việc và thủ tục hồ sơ của khách hàng giao dịch tại Kiốt thông tin trên hệ thống Internet của hệ thống KBNN để cán bộ, công chức làm công tác kiểm soát, thanh toán cùng chia sẻ thông tin.

- Đẩy mạnh tiến trình hiện đại hóa hệ thống KBNN:

Hiện đại hóa hệ thống KBNN là một trong những điều kiện hết sức quan trọng để nâng cao chất lƣợng hoạt động của KBNN nói chung và cơ chế KSC thường xuyên NSNN qua KBNN nói riêng. Hiện nay, ngành Tài chính đang vận hành hệ thống TABMIS đã đáp ứng một phần thông tin nhanh nhạy, ổn định từ Trung ƣơng đến cơ sở và truyền tải mọi thông tin hoạt động cần thiết, phục vụ công tác quản lý, điều hành. Tuy nhiên, còn khá nhiều bất cập cần phải đƣợc hoàn thiện như: Đường truyền, thiết bị của cơ quan Tài chính và Kho bạc chưa đồng bộ, nên đôi lúc xảy ra tình trạng kế toán Kho bạc truy vấn không có số dƣ, cán bộ Tài chính báo đã nhập hoặc đôi khi cán bộ Tài chính đăng nhập chương trình không được, kế toán Kho bạc đăng nhập bình thường. Vì vậy, trong những điều kiện cho phép, cần

89

hoạch định những bước đi thích hợp để đẩy nhanh tốc độ tin học hóa của hệ thống KBNN trên cơ sở đồng bộ giữa Tài chính, Kho bạc và các đơn vị sử dụng ngân sách.

Để thực hiện lộ trình hiện đại hóa hệ thống KBNN đến năm 2020, KBNN trở thành Kho bạc điện tử, ngoài việc xây dựng các giải pháp đồng bộ, sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách mới, cần có sự đoàn kết, quyết tâm, cố gắng, nỗ lực hết mình, không ngừng nâng cao trình độ, ý thức trách nhiệm với công việc, đạo đức nghề nghiệp của các cán bộ, công chức trong hệ thống KBNN.

Tóm lại: Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng về kế toán thu, chi NSNN tại KBNN Quan Hóa ở chương 2 cùng với định hướng phát triển ngành KBNN, đồng thời Luận văn cũng nêu lên yêu cầu, nguyên tắc hoàn thiện kế toán thu, chi NSNN tại KBNN Quan Hóa, Luận văn còn đƣa ra những giải pháp cụ thể để hoàn thiện kế toán thu, chi NSNN tại KBNN Quan Hóa bao gồm những giải pháp hoàn thiện về tổ chức bộ máy kể toán, hoàn thiện về chứng từ kế toán, tài khoản kế toán, sổ kế toán, báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị và các giải pháp hoàn thiện nội dung kế toán thu, kế toán chi, kế toán cam kết chi và kế toán quyết toán thu, chi NSNN tại KBNN Quan Hóa. Mặt khác, Luận văn đƣa ra những điều kiện để thực hiện giải pháp.

90

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán thu, chi ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước quan hóa thanh hóa (Trang 95 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)