CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3. Nghiên cứu sơ bộ
Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện tại thành phố Hồ Chí Minh bằng phương pháp định tính. Do đề tài nghiên cứu này sử dụng thang đo tham khảo trực tiếp từ các thang đo của các tác giả nước ngoài bằng tiếng Anh, nên khi chuyển dịch sang ngôn ngữ tiếng Việt, bên cạnh bản dịch của người nghiên cứu, thì người nghiên cứu còn gửi bảng các thang đo bằng tiếng Anh đến cho hai đối tượng độc lập hỗ trợ dịch ra tiếng Việt. Mục đích của việc làm này là để quá trình chuyển ngữ được khách quan và bảo đảm cho bản dịch được chính xác so với nghĩa gốc của các thang đo bằng tiếng Anh. Sau khi tham khảo hai bản dịch của hai đối tượng trên cùng với bản dịch của người nghiên cứu, cuối cùng có được bản các thang đo đầu tiên. Sau đó bản các thang đo đầu tiên được gửi lại một lần nữa cho hai đối tượng trên, mục đích để họ xem sau khi người nghiên cứu hiệu chỉnh lại những thang đo này, nó có còn mang ý nghĩa ban đầu của bản thang đo tiếng Anh hay không. Phụ lục 3.1 là thang đo gốc bằng tiếng Anh cùng với bản dịch của một đối tượng hỗ trợ cho nghiên cứu.
Thông tin của hai đối tượng tham gia dịch bản thang đo như trong phụ lục 3.2.
Hai đối tượng trên là những người đang làm việc tại các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam, thường xuyên làm việc với những đồng nghiệp nước ngoài và môi trường làm việc sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ giao tiếp chính.
Sau khi có được bản các thang đo ban đầu của 5 khái niệm, người nghiên cứu tiến hành phỏng vấn tay đôi với 4 đối tượng đang làm việc tại các doanh nghiệp FDI để bổ sung, hiệu chỉnh các thang đo. Thông tin của một số đối tượng tham gia phỏng vấn tay đôi như phụ lục 3.2. Dàn bài thảo luận tay đôi như phụ lục 3.3. Mục đích của quá trình phỏng vấn tay đôi là để trao đổi trực tiếp với đối tượng được phỏng vấn xem liệu họ có hiểu được ý nghĩa của từng câu hỏi, cũng như có cần bổ sung biến mới hay loại bỏ biến nào không cần thiết cho các thang đo phù hợp với các đối tượng ở các công ty FDI tại Việt Nam.
Sau quá trình trên, kết quả có được bản thang đo sơ bộ lần 2. Trên cơ sở bản thang đo sơ bộ lần 2, tiến hành thiết lập thành bảng khảo sát online. Nhà nghiên cứu gửi thư điện tử có đính kèm đường dẫn cho khoảng 10 đối tượng nghiên cứu để
đánh giá khảo sát, ghi nhận những ý kiến phản hồi ban đầu của họ sau khi họ đánh khảo sát. Mục đích của công đoạn này là để kiểm tra người tham gia trả lời câu hỏi có nhận xét gì về các câu hỏi chẳng hạn như họ có không hiểu câu nào, câu nào dễ gây hiểu lầm, hay bảng câu hỏi có quá dài,…
Kết quả của quá trình nghiên cứu sơ bộ thu được thang đo chính thức của các khái niệm như sau:
3.3.1. Thang đo sự hài lòng công việc
Thang đo về sự hài lòng chung về công việc ở công ty bao gồm 6 biến. Sau khi nghiên cứu sơ bộ, không có bổ sung thêm biến mới, chỉ có hiệu chỉnh phát biểu để cho các đối tượng nghiên cứu dễ hiểu, phù hợp với văn phong tiếng Việt.
Bảng 3.3: Thang đo sự hài lòng công việc
Mã biến Phát biểu
HL_01 Tôi hài lòng với công việc mà tôi đang làm
HL_02 Tôi hài lòng với người quản lý trực tiếp của tôi trong công ty HL_03 Tôi hài lòng với các mối quan hệ với đồng nghiệp trong công ty HL_04 Tôi hài lòng với thu nhập nhận được cho công việc của tôi HL_05 Tôi hài lòng với cơ hội thăng tiến trong công ty
HL_06 Xét tất cả các yếu tố như môi trường làm việc, đồng nghiệp, lương bổng, phúc lợi,.. thì tôi hài lòng với tình trạng công việc hiện tại 3.3.2. Thang đo sự công bằng trong tổ chức
Đối với thang đo về sự công bằng nói chung trong tổ chức, số lượng biến quan sát của thang đo này không thay đổi sau nghiên cứu sơ bộ. Tuy nhiên có sự hiệu chỉnh, làm rõ nghĩa của từng biến để tránh sự trùng lặp nội dung ở các biến.
Bảng 3.4: Thang đo sự công bằng trong tổ chức
Mã biến Phát biểu
CB_01 Xét tổng thể, tôi được đối xử công bằng trong tổ chức của tôi
CB_02 Thông thường, những hình thức, tiêu chuẩn đánh giá nhân viên trong tổ chức của tôi là công bằng
CB_03 Nhìn chung, tôi có thể nhận thấy rõ ràng rằng tổ chức của tôi là công bằng
CB_04 Nhìn chung, mọi người trong tổ chức của tôi đối xử với tôi một cách công bằng.
CB_05 Tôi nhận thấy hầu hết đối với mọi người, tổ chức của tôi đều đối xử với họ một cách công bằng
CB_06 Hầu hết những người mà tôi tiếp xúc ở đây đều đồng tình rằng họ được công ty đối xử công bằng
3.3.3. Thang đo động lực nội tại
Sau khi khảo sát sơ bộ, thang đo động lực nội tại được hiệu chỉnh nhiều nhất, để có thể mô tả rõ về động lực nội tại của mỗi cá nhân. Ngoài ra có bổ sung vào thang đo thêm 2 biến mới là “Tôi cảm nhận được sự thú vị khi đang làm việc” và
“Những công việc ở đây là niềm vui của tôi”
Bảng 3.5: Thang đo động lực nội tại Mã
biến Phát biểu
DL_01 Khi thực hiện tốt công việc, tôi cảm giác tôi đạt được một thành tựu có ý nghĩa
DL_02 Tôi cảm thấy buồn hoặc không vui khi không thực hiện tốt công việc DL_03 Khi tôi thực hiện tốt công việc, điều đó đóng góp vào sự trưởng thành
và sự phát triển của bản thân tôi
DL_04 Công việc của tôi làm tôi thấy tự tin hơn DL_05 Tôi cảm nhận được sự thú vị khi đang làm việc DL_06 Những công việc ở đây là niềm vui của tôi 3.3.4. Thang đo lãnh đạo chuyển đổi
Sau khi nghiên cứu sơ bộ, thang đo về lãnh đạo chuyển đổi vẫn giữ nguyên số biến, chỉ hiệu chỉnh văn phong cho phù hợp với đối tượng khảo sát. Bảng 3.6 bên dưới là kết quả hiệu chỉnh của thang đo lãnh đạo chuyển đổi.
Bảng 3.6: Thang đo lãnh đạo chuyển đổi Mã
biến Phát biểu
LD_01 Lãnh đạo truyền đạt rõ ràng, tích cực về tầm nhìn tương lai của công ty LD_02 Lãnh đạo của tôi quan tâm đến từng cá nhân, hỗ trợ và khuyến khích sự
phát triển ở mỗi người
LD_03 Lãnh đạo của tôi khuyến khích và công nhận thành quả của nhân viên LD_04 Lãnh đạo nuôi dưỡng sự tin tưởng, sự liên quan và sự cộng tác giữa các
thành viên trong nhóm
LD_05 Lãnh đạo của tôi đặt những câu hỏi để khuyến khích nhân viên suy nghĩ về vấn đề theo hướng mới
LD_06 Lãnh đạo của tôi biết rõ giá trị của họ và thực hiện được những gì họ nói LD_07 Lãnh đạo của tôi truyền cảm hứng cho mọi người làm việc
3.3.5. Thang đo hành vi công dân trong tổ chức
Sau giai đoạn nghiên cứu sơ bộ, các thành phần của hành vi công dân trong tổ chức không có bổ sung biến mới, cũng như không loại bỏ bớt biến nào. Quá trình nghiên cứu sơ bộ giúp hiệu chỉnh cho thích hợp về ngôn từ cũng như hiệu chỉnh diễn giải cho đối tượng khảo sát dễ hiểu.
Bảng 3.7: Thang đo hành vi công dân trong tổ chức
Mã biến Phát biểu
Sẵn lòng giúp đỡ
SLGD_01 Tôi gánh vác công việc giúp đồng nghiệp khi họ vắng mặt
SLGD_02 Tôi sẵn lòng dành thời gian để giúp đỡ những đồng nghiệp đang gặp rắc rối liên quan tới công việc
SLGD_03 Tôi giúp đỡ những đồng nghiệp bị quá tải trong công việc
SLGD_04 Tôi sẵn lòng giúp đỡ những đồng nghiệp xung quanh tôi khi họ cần SLGD_05 Tôi giúp đỡ định hướng cho đồng nghiệp mới thậm chí khi tôi không
được yêu cầu
Tuân thủ tự nguyện
TTTN_01 Tôi tuân thủ những quy định của công ty thậm chí ngay cả khi không bị ai quan sát
TTTN_02 Tôi không nghỉ quá giờ giải lao của công ty TTTN_03 Tôi là một nhân viên tận tâm
TTTN_04 Tôi chuyên cần trong công việc hơn mức bình thường TTTN_05 Trong giờ làm việc, tôi thật sự chú tâm vào công việc
Cao thượng
CT_01 Tôi luôn tập trung vào những mặt tích cực hơn là mặt tiêu cực của công ty
CT_02 Tôi luôn nhận thấy những thành tựu mà tổ chức đạt đến
CT_03 Tôi không có xu hướng làm quan trọng hóa vấn đề trong tổ chức CT_04 Tôi không tốn thời gian để phàn nàn về những vấn đề không quan
trọng
CT_05 Tôi không gây trở ngại cho công việc chung của công ty Nhã nhặn
NN_01 Tôi hạn chế xung đột cá nhân với đồng nghiệp NN_02 Tôi không xâm phạm quyền của các đồng nghiệp
NN_03 Tôi quan tâm đến những ảnh hưởng do hành động của tôi có thể gây ra cho đồng nghiệp
NN_04 Tôi tránh tạo ra rắc rối cho đồng nghiệp
NN_05 Tôi để tâm đến những hành vi của tôi có ảnh hưởng gì đến công việc của đồng nghiệp
Phẩm chất công dân
PCCD_01 Tôi luôn đọc và cập nhật những thông báo của công ty
PCCD_02 Tôi nhiệt tình đảm nhận những vai trò không bị bắt buộc, nhưng nó giúp xây dựng hình ảnh của công ty
PCCD_03 Tôi sẵn sàng tham gia các cuộc họp không bắt buộc nhưng quan trọng của công ty
PCCD_04 Tôi luôn theo sát những thay đổi của công ty
Tóm tắt kết quả nghiên cứu trong giai đoạn sơ bộ: Nghiên cứu sơ bộ đã giúp hiệu chỉnh thang đo cho các thành phần trong mô hình nghiên cứu như sau:
Hiệu chỉnh từ ngữ cho các thang đo dễ hiểu hơn, phù hợp với đối tượng nghiên cứu ở Việt nam
Thêm vào 2 biến quan sát cho thang đo động lực nội tại, không loại bỏ bớt biến quan sát nào ở các thang đo khác.
Cuối cùng mô hình sử dụng 5 khái niệm, có 4 khái niệm độc lập và 1 khái niệm phụ thuộc. Trong đó khái niệm phụ thuộc gồm 5 thành phần. Tổng cộng mô hình có 49 biến quan sát.