Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố tác động đến hành vi công dân trong tổ chức ở các doanh nghiệp fdi tại việt nam (Trang 57 - 66)

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Đánh giá sơ bộ thang đo

4.1.2. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA

Do mô hình có 4 khái niệm độc lập và 1 khái niệm phụ thuộc. Nên sẽ tiến hành 2 phân tích nhân tố khám phá EFA: phân tích nhân tố khám phá EFA cho 4 khái niệm độc lập (25 biến) và phân tích nhân tố khám phá EFA cho khái niệm phụ thuộc (thang đo đa hướng, gồm 24 biến).

 Tiêu chí phân tích và xử lí dữ liệu:

Trong phân tích EFA sử dụng phép trích nhân tố là principal axis factoring với phép xoay Promax. Tiêu chí eigenvalue dùng để xác định số lượng nhân tố trong phân tích EFA. Số lượng nhân tố được xác định ở nhân tố có eigenvalue ≥ 1. Hệ số tải nhân tố lớn nhất của mỗi biến quan sát phải > 0.4 (Hair & ctg, 1998). Tại mỗi biến quan sát, chênh lệch giữa trị tuyệt đối của hệ số tải nhân tố lớn nhất với trị tuyệt đối của hệ số tải nhân tố bất kỳ phải ≥ 0.3 (Jabnoun & Al-Tamimi, 2003).

Tổng phương sai trích phải ≥ 50% (Gerbing & Anderson, 1988). Kiểm định KMO ≥ 0.5 và kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê (p < 0.05).

 Nhận xét kết quả phân tích EFA cho khái niệm hành vi CDTTC:

Bảng 4.3 là kết quả phân tích EFA ban đầu cho thang đo hành vi CDTTC. Kết quả cho thấy có 5 nhân tố được rút ra tại eigenvalue là 1.354 và phương sai trích đạt 56.440%. Kiểm định KMO đạt 0.878 và kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê (p

=0.000).

Tuy nhiên, nhận thấy hệ số tải nhân tố lớn nhất của biến CT_02 là nhỏ nhất trong tất cả các biến với giá trị là 0.319 (không đạt yêu cầu > 0.4), do đó loại biến CT_02. Sau khi loại biến CT_02, phân tích EFA lại ta có được kết quả như phụ lục 4.1. Lặp lại quá trình phân tích EFA như trên kết quả người nghiên cứu loại thêm biến SLGD_01 (phụ lục 4.2).

Dựa trên phụ lục 4.2, tất cả các tiêu chí phân tích EFA đều thỏa mãn yêu cầu.

Tuy nhiên có một điểm cần lưu ý là biến CT_01 được tải lên 2 nhân tố: nhân tố thứ 3 với hệ số tải nhân tố đạt 0.339 và nhân tố thứ 5 với hệ số tải nhân tố đạt 0.402.

Với các hệ số tải nhân tố gần bằng nhau, như vậy biến CT_01 không giải thích rõ rệt cho một nhân tố nào nhất định. Do đó người nghiên cứu quyết định loại biến CT_01.

Bảng 4.4 là kết quả phân tích EFA sau khi loại các biến CT_02, SLGD_01, CT_01. Kết quả có 5 nhân tố được rút ra tại eigenvalue là 1.269 và phương sai trích đạt 59.316%. Kiểm định KMO đạt 0.874 và kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê (p =0.000).

Các thang đo tuân thủ tự nguyện, nhã nhặn, phẩm chất công dân có số lượng biến quan sát và thành phần các biến như ban đầu, không có sự thay đổi nào. Riêng thang đo sẵn lòng giúp đỡ chỉ còn 4 biến SLGD_02, SLGD_03, SLGD_04, SLGD_05. Và thang đo cao thượng chỉ còn 3 biến CT_03, CT_04, CT_05.

Bảng 4.3: Kết quả phân tích EFA thang đo hành vi CDTTC (chưa xử lí)

Biến quan sát Nhân tố

1 2 3 4 5

NN_04 .877

NN_02 .827

NN_01 .803

NN_03 .777

NN_05 .718

TTTN_04 .856

TTTN_03 .765

TTTN_05 .698

TTTN_02 .583

TTTN_01 .514

SLGD_03 .843

SLGD_02 .726

SLGD_04 .710

SLGD_05 .639

SLGD_01 .361

PCCD_04 .819

PCCD_03 .719

PCCD_02 .686

PCCD_01 .617

CT_04 .792

CT_03 .776

CT_05 .662

CT_01 .368 .439

CT_02 .311 .319

Eigenvalue 1.354

Phương sai trích 56.440%

KMO 0.878

Bartlett

Chi-bình phương = 3820.721 df = 231

p = 0.000

Bảng 4.4: Kết quả phân tích EFA thang đo hành vi CDTTC (sau xử lí)

Biến quan sát Nhân tố

1 2 3 4 5

NN_04 .951

NN_02 .817

NN_01 .809

NN_03 .785

NN_05 .749

TTTN_04 .821

TTTN_03 .752

TTTN_05 .680

TTTN_02 .595

TTTN_01 .521

PCCD_04 .834

PCCD_03 .744

PCCD_02 .679

PCCD_01 .648

SLGD_03 .838

SLGD_04 .704

SLGD_02 .693

SLGD_05 .642

CT_04 .833

CT_05 .738

CT_03 .681

Eigenvalue 1.269

Phương sai trích 59.316%

KMO 0.874

Bartlett

Chi-bình phương = 2757.050 df = 210

p = 0.000

 Nhận xét kết quả phân tích EFA cho 4 khái niệm độc lập (HLCV, CBTC, DLNT, LDCD):

Bảng 4.5 là kết quả phân tích EFA ban đầu cho 4 khái niệm độc lập. Kết quả cho thấy có 4 nhân tố được rút ra tại eigenvalue là 1.227 và phương sai trích đạt 60.113%. Kiểm định KMO đạt 0.932 và kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê (p

=0.000).

Tuy nhiên, nhận thấy hệ số tải nhân tố lớn nhất của biến HL_02 là nhỏ nhất trong tất cả biến với giá trị là 0.329 (không đạt yêu cầu > 0.4), do đó loại biến HL_02. Sau khi loại biến HL_02, phân tích EFA lại ta có được kết quả như phụ lục 4.3. Phân tích lại EFA và lặp lại quá trình xử lí như trên kết quả người nghiên cứu lần lượt loại biến HL_03 (xem phụ lục 4.4), cuối cùng là loại biến HL_05.

Bảng 4.5: Kết quả phân tích EFA cho thang đo 4 khái niệm độc lập (chưa xử lí)

Biến quan sát Nhân tố

1 2 3 4

CB_03 .935

CB_06 .873

CB_05 .865

CB_02 .858

CB_01 .800

CB_04 .759

HL_06 .594

HL_04 .482

HL_03 .352

HL_02 .329

LD_05 .901

LD_07 .890

LD_06 .879

LD_04 .797

LD_01 .779

LD_03 .769

LD_02 .755

DL_06 .926

DL_05 .821

HL_01 .637

DL_04 .590

HL_05 .310 .389

DL_03 .854

DL_01 .530

DL_02 .435

Eigenvalue 1.227

Phương sai trích 60.113%

KMO 0.932

Bartlett

Chi-bình phương = 4185.244 df = 300

p = 0.000

Bảng 4.6: Kết quả phân tích EFA cho thang đo 4 khái niệm độc lập (đã xử lí)

Biến quan sát Nhân tố

1 2 3 4

CB_03 .936

CB_06 .855

CB_02 .845

CB_05 .842

CB_01 .785

CB_04 .728

HL_06 .613

HL_04 .488

LD_05 .894

LD_07 .881

LD_06 .870

LD_04 .787

LD_01 .777

LD_03 .752

LD_02 .746

DL_06 .936

DL_05 .834

HL_01 .307 .592

DL_04 .591

DL_03 .933

DL_01 .532

DL_02 .413

Eigenvalue 1.182

Phương sai trích 63.700%

KMO 0.926

Bartlett

Chi-bình phương = 3820.721 df = 231

p = 0.000

Bảng 4.6 là kết quả phân tích EFA sau khi loại đi 3 biến HL_02, HL_03, HL_05. Kết quả cho thấy có 4 nhân tố được rút ra tại eigenvalue là 1.182 và phương sai trích đạt 63.700%. Kiểm định KMO đạt 0.926 và kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê (p=0.000).

Đối với thang đo sự công bằng trong tổ chức, ngoài 6 biến ban đầu thì còn có thêm 2 biến HL_04 và HL_06. Điều này có thể được giải thích những người tham

gia khảo sát coi sự hài lòng về thu nhập trong công việc và sự hài lòng công việc nói chung khi xét tổng thể môi trường làm việc như là một thành phần của khái niệm công bằng. Như vậy cũng có thể lí giải được phần nào bởi vì sự hài lòng về thu nhập hay hài lòng môi trường công việc có thể nảy sinh khi có sự công bằng trong phân phối trong tổ chức. Do hai hệ số tải nhân tố của 2 biến HL_04 và HL_0.6 nhỏ hơn nhiều so với các biến còn lại trong thang đo công bằng trong tổ chức, nên khi bổ sung hai biến này, không làm lệch đi ý nghĩa của thang đo, do đó không cần đổi tên của khái niệm này.

Đối với thang đo lãnh đạo chuyển đổi, qua phân tích EFA thì những đối tượng nghiên cứu nhìn nhận các biến quan sát phản ánh cho khái niệm này. Không có sự thay đổi nào về số lượng biến cũng như thành phần các biến trong thang đo lãnh đạo chuyển đổi (7 biến).

Nhân tố trích thứ 3 bao gồm các biến HL_01, DL_04, DL_05 và DL_06. Trong 4 biến này, có 3 biến là được xuất phát từ thang đo động lực nội tại. Những biến này diễn đạt niềm vui, sự hài lòng của đối tượng nghiên cứu trong quá trình làm việc.

Nhân tố trích thứ 3 có thể được coi là một thành phần của động lực nội tại và được đặt tên là động lực nội tại trong quá trình làm việc, gọi tắt là động lực trong quá trình (viết tắt là DQT).

Nhân tố trích được cuối cùng bao gồm 3 biến DL_01, DL_02 và DL_03. Đây là những biến thuộc thang đo động lực nội tại, nhưng những biến này thể hiện niềm vui, sự hài lòng của đối tượng nghiên cứu khi hoàn thành công việc. Như vậy có thể coi nhân tố trích thứ 4 là một thành phần của thang đo động lực nội tại và được gọi tên là động lực nội tại khi hoàn thành công việc, gọi tắt là động lực khi hoàn thành (viết tắt là DHT).

Như vậy sau khi phân tích EFA cho 4 khái niệm độc lập thì kết quả khái niệm sự hài lòng công việc bị mất đi, hình thành 2 khái niệm mới là động lực nội tại trong quá trình làm việc và động lực nội tại khi hoàn thành công việc. Các thang đo trên chỉ còn 22 biến quan sát được mã hóa lại để thuận tiện cho phân tích CFA (bảng 4.7).

Bảng 4.7: Mã hóa mới cho các biến của một số thang đo Thang đo Mã biến

mới

Mã biến

Biến

Công bằng tổ chức

CBM_01 CB_01 Xét tổng thể, tôi được đối xử công bằng trong tổ chức của tôi

CBM_02 CB_02 Thông thường, những hình thức, tiêu chuẩn đánh giá nhân viên trong tổ chức của tôi là công bằng

CBM_03 CB_03 Nhìn chung, tôi có thể nhận thấy rõ ràng rằng tổ chức của tôi là công bằng

CBM_04 CB_04 Nhìn chung, mọi người trong tổ chức của tôi đối xử với tôi một cách công bằng.

CBM_05 CB_05 Tôi nhận thấy hầu hết đối với mọi người, tổ chức của tôi đều đối xử với họ một cách công bằng

CBM_06 CB_06 Hầu hết những người mà tôi tiếp xúc ở đây đều đồng tình rằng họ được công ty đối xử công bằng

CBM_07 HL_04 Tôi hài lòng với thu nhập nhận được cho công việc của tôi

CBM_08 HL_06 Xét tất cả các yếu tố như môi trường làm việc, đồng nghiệp, lương bổng, phúc lợi,.. thì tôi hài lòng với tình trạng công việc hiện tại

Động lực nội tại trong quá

trình làm việc

DQT_01 DL_04 Công việc của tôi làm tôi thấy tự tin hơn DQT_02 DL_05 Tôi cảm nhận được sự thú vị khi đang làm

việc

DQT_03 DL_06 Những công việc ở đây là niềm vui của tôi DQT_04 HL_01 Tôi hài lòng với công việc mà tôi đang làm

Động lực nội tại khi hoàn thành

công việc

DHT_01 DL_01 Khi thực hiện tốt công việc, tôi cảm giác tôi đạt được một thành tựu có ý nghĩa

DHT_02 DL_02 Tôi cảm thấy buồn hoặc không vui khi không thực hiện tốt công việc

DHT_03 DL_03 Khi tôi thực hiện tốt công việc, điều đó đóng góp vào sự trưởng thành và sự phát triển của bản thân tôi

Lãnh đạo chuyển đổi

LD_01 LD_01 Lãnh đạo truyền đạt rõ ràng, tích cực về tầm nhìn tương lai của công ty

LD_02 LD_02 Lãnh đạo của tôi quan tâm đến từng cá nhân, hỗ trợ và khuyến khích sự phát triển ở mỗi người

LD_03 LD_03 Lãnh đạo của tôi khuyến khích và công nhận thành quả của nhân viên

LD_04 LD_04 Lãnh đạo nuôi dưỡng sự tin tưởng, sự liên quan và sự cộng tác giữa các thành viên trong nhóm

LD_05 LD_05 Lãnh đạo của tôi đặt những câu hỏi để khuyến khích nhân viên suy nghĩ về vấn đề theo hướng mới

LD_06 LD_06 Lãnh đạo của tôi biết rõ giá trị của họ và thực hiện được những gì họ nói

LD_07 LD_07 Lãnh đạo của tôi truyền cảm hứng cho mọi người làm việc

 Phân tích lại hệ số tin cậy Cronbach Alpha cho các thang đo:

Do các thang đo lãnh đạo chuyển đổi, tuân thủ tự nguyện, nhã nhặn, phẩm chất công dân có số lượng biến quan sát và thành phần các biến như ban đầu, nên không cần phân tích lại độ tin cậy của thang đo. Riêng thang đo sẵn lòng giúp đỡ chỉ còn 4 biến SLGD_02, SLGD_03, SLGD_04, SLGD_05, dựa vào bảng 4.2 ở trên nếu loại đi biến SLGD_01 thì hệ số Cronbach Alpha có giá trị là 0.817 (> 0.60), nên thang đo vẫn đạt độ tin cậy.

Phân tích lại hệ số tin cậy Cronbach Alpha cho các thang đo còn lại sau khi EFA như bảng 4.8 bên dưới. Kết quả các thang đo này đều đạt độ tin cậy do giá trị Cronbach Alpha đều > 0.60.

Bảng 4.8: Kết quả Cronbach Alpha cho các thang đo đã hiệu chỉnh

Thang đo Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Hệ số tương quan biến - tổng

Hệ số Cronbach

Alpha nếu loại

biến

Hệ số Cronbach

Alpha

Công bằng tổ chức

CBM_01 22.82 28.502 .774 .916

.928

CBM_02 22.92 28.043 .767 .917

CBM_03 23.00 27.259 .865 .909

CBM_04 22.79 29.889 .740 .919

CBM_05 22.98 28.786 .794 .915

CBM_06 23.18 28.206 .809 .914

CBM_07 22.94 29.498 .707 .921

CBM_08 22.98 30.686 .570 .931

Động lực trong quá

trình

DQT_01 10.62 4.915 .650 .834

.854

DQT_02 10.96 4.274 .767 .784

DQT_03 11.20 4.278 .764 .785

DQT_04 11.08 4.940 .610 .849

Động lực khi hoàn

thành

DHT_01 8.25 1.812 .480 .489

.632

DHT_02 8.23 1.614 .344 .711

DHT_03 7.92 1.750 .538 .417

Cao thượng

CT_03 7.69 2.450 .602 .788

.807

CT_04 7.55 2.089 .685 .704

CT_05 7.21 2.325 .682 .709

Như vậy, sau khi phân tích nhân tố khám phá EFA thì các khái niệm độc lập có 22 biến và khái niệm phụ thuộc có 21 biến, tổng cộng có 43 biến được sử dụng trong phân tích nhân tố khẳng định CFA.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố tác động đến hành vi công dân trong tổ chức ở các doanh nghiệp fdi tại việt nam (Trang 57 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)