Phân tích hành vi công dân trong tổ chức

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố tác động đến hành vi công dân trong tổ chức ở các doanh nghiệp fdi tại việt nam (Trang 78 - 81)

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.4. Phân tích hành vi công dân trong tổ chức

4.4.1. Mức độ hành vi công dân trong tổ chức ở các doanh nghiệp

Bảng 4.12 bên dưới thể hiện mức độ hành vi công dân trong tổ chức ở các doanh nghiệp.

Bảng 4.12: Phân tích hành vi CDTTC Hành vi Trung

bình cộng

Sai số chuẩn

Độ lệch chuẩn

Phương sai

Giá trị nhỏ nhất

Giá trị lớn nhất

f_SLGD 3.990 0.0389 0.6032 0.364 2.0 5.0

f_TTTN 3.738 0.0407 0.6300 0.397 1.4 5.0

f_CT 3.742 0.0466 0.7222 0.522 1.0 5.0

f_NN 4.126 0.0431 0.6670 0.445 1.6 5.0

f_PCCD 3.672 0.0460 0.7133 0.509 1.5 5.0

Dựa vào bảng 4.12 có thể nhận thấy các giá trị trung bình cộng của các hành vi công dân trong tổ chức đều nằm trong khoảng [3.41; 4.20] nên cho thấy nhân viên ở các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam đều thường có xu hướng thể hiện hành vi công dân trong tổ chức. Trong đó hành vi nhã nhặn thường được thể hiện nhiều hơn so với các hành vi khác. Phụ lục 4.10 mô tả cụ thể xu hướng của từng hành vi công dân trong tổ chức của các nhân viên tại các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam.

4.4.2. Phân tích sự khác biệt về hành vi công dân trong tổ chức

Để xem xét liệu có sự khác biệt về hành vi công dân trong tổ chức giữa các nhóm đối tượng khác nhau như giới tính, lĩnh vực công tác, vị trí và thâm niên công tác. Người nghiên cứu đã nhóm thâm niên công tác thành 2 nhóm: nhóm thâm niên dưới 3 năm và nhóm thâm niên từ 3 năm trở lên; vị trí công tác cũng được nhóm thành 2 nhóm: nhóm nhân viên và nhóm quản lý. Người nghiên cứu tiến hành kiểm định về trị trung bình của tổng thể. Phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu này là t –test cho các mẫu độc lập (Independent samples t test) với công cụ xử lí là phần mềm SPSS 20.

 Tiêu chí phân tích và xử lí dữ liệu:

Nếu giá trị p trong kiểm định Lavene ≥ 0.05 thì phương sai giữa hai nhóm không khác nhau, ta sẽ sử dụng dụng kết quả kiểm định t ở phần hai phương sai bằng nhau (Equal variances assummed). Nếu giá trị p trong kiểm định Lavene < 0.05 thì phương sai giữa hai nhóm có sự khác biệt, ta sử dụng kết quả kiểm định t ở phần hai phương sai không bằng nhau (Equal variances not assummed).

Sau khi xác định sẽ xem xét giá trị p của kiểm định t ở mục nào, chúng ta xét tiếp như sau: Nếu p trong kiểm định t < 0.05 thì kết luận có sự khác biệt có ý nghĩa về trung bình giữa hai nhóm. Nếu p trong kiểm định t ≥ 0.05 thì kết luận không có sự khác biệt có ý nghĩa về trị trung bình giữa hai nhóm.

 Kết quả phân tích sự khác biệt

Phụ lục 4.11 là kết quả phân tích sự khác biệt giữa các nhóm. Trong kiểm định sự khác biệt về giới tính. Tại kiểm định Lavene hành vi sẵn lòng giúp đỡ có p là 0.520 (> 0.05) nên phương sai giữa hai nhóm không khác nhau, ta sẽ sử dụng kết

quả kiểm định t của dòng phương sai hai nhóm bằng nhau. Giá trị p trong kiểm định t là 0.021 (< 0.05), do đó có sự khác biệt giữa hai nhóm nam và nữ trong hành vi sẵn lòng giúp đỡ. Nhìn vào giá trị trung bình của hai nhóm trong bảng thống kê nhóm, có thể nhận thấy nhóm nam có xu hướng thể hiện hành vi sẵn lòng giúp đỡ nhiều hơn nhóm nữ. Tương tự như vậy, ta có bảng tổng hợp phân tích sự khác biệt như bảng 4.13.

Bảng 4.13: Phân tích sự khác biệt giữa các nhóm về hành vi CDTTC Nhóm

Hành vi

SLGD TTTN CT NN PCCD

Giới tính (Nam &

nữ)

Có sự khác biệt, nhóm nam có xu

hướng hành vi

SLGD nhiều hơn

nhóm nữ

Có sự khác biệt, nhóm nam có xu

hướng hành vi

TTTN nhiều hơn

nhóm nữ

Không có sự khác

biệt

Không có sự khác

biệt

Có sự khác biệt, nhóm nam

có xu hướng hành vi

PCCD nhiều hơn

nhóm nữ Lĩnh vực

(Dịch vụ, thương mại & sản

xuất)

Không có sự khác biệt

Không có sự khác biệt

Không có sự khác

biệt

Không có sự khác

biệt

Không có sự khác biệt Cấp bậc

(Nhân viên &

quản lý)

Không có sự khác biệt

Không có sự khác biệt

Không có sự khác

biệt

Không có sự khác

biệt

Không có sự khác biệt

Thâm niên (Dưới 3 năm & từ 3 năm trở

lên)

Không có sự khác biệt

Không có sự khác biệt

Có sự khác biệt, nhóm

thâm niên dưới 3 năm có xu

hướng hành vi CT

ít hơn nhóm có thâm niên trên 3 năm

Có sự khác biệt, nhóm thâm niên

dưới 3 năm có xu

hướng hành vi NN nhiều

hơn

Không có sự khác biệt

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố tác động đến hành vi công dân trong tổ chức ở các doanh nghiệp fdi tại việt nam (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)