CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.3. Kiểm định mô hình nghiên cứu
Từ dữ liệu thu thập được và sau khi phân tích EFA, thì không trích được khái niệm hài lòng công việc. Như vậy đối với những nhân viên làm việc ở các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam thì động lực nội tại đã bao hàm luôn sự hài lòng công việc.
Sự thỏa mãn, sự hài lòng công việc là một phần của động lực nội tại của mỗi cá nhân. Mỗi cá nhân không chỉ đánh giá sự hài lòng đối với công việc mà còn xem nó như là động lực nội tại thúc đẩy họ làm việc. Ngoài ra, với kết quả phân tích của CFA thì động lực nội tại bao gồm 2 thành phần đó là động lực nội tại trong quá trình làm việc và động lực nội tại khi hoàn thành công việc. Đối với đối tượng nghiên cứu, động lực nội tại được gắn liền với hai giai đoạn của công việc đó là trong quá trình làm việc và khi hoàn thành công việc. Mỗi giai đoạn này thì đối tượng nghiên cứu có những động lực nội tại khác nhau khá rõ rệt, trong quá trình làm việc đối tượng nghiên cứu sẽ bị thúc đẩy làm việc nếu công việc mang lại niềm vui, sự hài lòng, còn khi hoàn thành công việc thì động lực nội tại thúc đẩy họ làm việc đó là công việc có mang lại ý nghĩa và sự trưởng thành cho bản thân họ không.
Ở chương 2, tác giả đề xuất 2 mô hình nghiên cứu tron đó có sự hài lòng công việc là nhân tố trung gian giữa công bằng trong tổ chức, động lực nội tại, lãnh đạo chuyển đổi tới hành vi CDTTC. Tuy nhiên kết quả phản ánh của dữ liệu thu thập được, khái niệm hài lòng công việc không còn nữa. Do đó người nghiên cứu hiệu chỉnh lại về mô hình nghiên cứu đề xuất trong đó yếu tố sự hài lòng công việc không còn và động lực nội tại là khái niệm đa hướng bao gồm hai thành phần. Hình 4.3 bên dưới là mô hình nghiên cứu đã được hiệu chỉnh và những giả thuyết cần kiểm định trong mô hình chỉ còn những giả thuyết như sau:
Giả thuyết H2: Công bằng trong tổ chức có tác động dương (+) lên hành vi công dân trong tổ chức ở các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam.
Giả thuyết H4: Động lực nội tại có tác động dương (+) lên hành vi công dân trong tổ chức ở các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam.
Giả thuyết H6: Lãnh đạo chuyển đổi có tác động dương (+) lên hành vi công dân trong tổ chức ở các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam.
Hình 4.3: Mô hình nghiên cứu đề xuất (đã hiệu chỉnh)
4.3.1. Kiểm định mô hình
Như đã trình bày trong chương 3, phương pháp phân tích cấu trúc tuyến tính được sử dụng để kiểm định các mô hình nghiên cứu. Tương tự như lúc kiểm định mô hình thang đo, phương pháp ước lượng ML được sử dụng để ước lượng các tham số của mô hình. Hình 4.4 ở trang kế tiếp là kết quả của kiểm định mô hình nghiên cứu A.
Nhận xét kết quả kiểm định mô hình:
Kết quả phân tích cấu trúc tuyến tính (phụ lục 4.9) của mô hình nghiên cứu đề xuất cho thấy mô hình có 648 bậc tự do với giá trị thống kê Chi-bình phương là 1192.657 (p = 0.000). Khi điều chỉnh với bậc tự do CMIN/df có giá trị 1.841 (< 2), nên mô hình đạt mức thích hợp với dữ liệu thị trường. Ngoài ra, các chỉ tiêu đánh giá khác đều đạt yêu cầu với TLI có giá trị 0.902 (> 0.9), CFI có giá trị 0.910 (>
0.9), RMSEA có giá trị 0.059 (< 0.08). Như vậy có thể kết luận mô hình này thích hợp với dữ liệu thu thập từ thị trường.
Hình 4.4: Kết quả SEM của mô hình nghiên cứu
4.3.2. Kiểm định giả thuyết
Bảng 4.10 là kết quả kiểm định mối quan hệ nhân quả giữa các khái niệm. Kết quả cho thấy tất cả các mối quan hệ này đều có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%
(do p = 0.000).
Bảng 4.10: Kết quả kiểm định mối quan hệ nhân quả giữa các khái niệm Mối quan hệ
Ước
lượng ML SE CR p
CongbangTC ---> HanhviCDTTC 0.123 0.064 13.633 0.000 LanhdaoCD ---> HanhviCDTTC -0.227 0.063 19.437 0.000 DonglucNT ---> HanhviCDTTC 0.792 0.040 5.256 0.000 Ghi chú: SE: sai lệch chuẩn; CR: giá trị tới hạn
Như vậy, dựa vào bảng 4.11 có thể đưa ra kết luận cho các giả thuyết trong nghiên cứu như sau:
Bảng 4.11: Kết quả kiểm định giả thuyết Giả
thuyết Nội dung Kết quả kiểm
định H2
Công bằng trong tổ chức có tác động dương (+) lên hành vi công dân trong tổ chức ở các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam
Chấp nhận giả thuyết
H4
Động lực nội tại có tác động dương (+) lên hành vi công dân trong tổ chức ở các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam
Chấp nhận giả thuyết
H6
Lãnh đạo chuyển đổi có tác động dương (+) lên hành vi công dân trong tổ chức ở các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam
Không chấp nhận giả thuyết
Nhận xét kết quả kiểm định mô hình:
Với kết quả của nghiên cứu ở trên thì chỉ có công bằng trong tổ chức và động lực nội tại có tác động dương lên hành vi CDTTC ở các doanh nghiệp FDI tại Việt
Nam. Trong đó động lực nội tại tác động rất lớn tới hành vi CDTTC này. Giả thuyết lãnh đạo chuyển đổi tác động dương lên hành vi CDTTC bị bác bỏ.
Công bằng trong tổ chức là một yếu tố tác động tới hành vi CDTTC ở các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam, vì sự nhìn nhận công bằng trong tổ chức mang lại cho người lao động cảm giác hài lòng, an toàn, từ đó giúp họ thể hiện những hành vi tích cực như hành vi CDTTC để đóng góp nhiều hơn, tích cực hơn cho tổ chức của mình.
Động lực nội tại là yếu tố tác động rất lớn tới hành vi CDTTC ở các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam, điều này có thể được giải thích do Việt Nam thuộc nhóm những nước đang phát triển, đang trong quá trình hội nhập với thế giới, do đó nhu cầu tri thức, nhu cầu trưởng thành, nhu cầu khẳng định mình và niềm vui của mỗi cá nhân rất cao trong công việc. Chính vì xuất phát từ nhu cầu đó, mỗi cá nhân nhìn thấy được những hành động như giúp đỡ đồng nghiệp với những công việc không được yêu cầu, sự nhiệt tình với công việc, sự tuân thủ những quy định của công ty và tham gia các cuộc họp không bắt buộc của công ty không chỉ mang lại lợi ích cho đồng nghiệp và tổ chức mà còn mang lại lợi ích cho chính bản thân người thực hiện những hành vi đó.