CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.2. Kiểm định thang đo bằng CFA
Trong kiểm định thang đo, phương pháp CFA trong phân tích cấu trúc tuyến tính SEM có nhiều ưu điểm hơn so với phương pháp truyền thống như phương pháp hệ số tương quan, phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA, phương pháp đa phương pháp-đa khái niệm MTMM,..(Bagozzi & Foxall, 1996). Lý do là CFA cho phép chúng ta kiểm định cấu trúc lý thuyết của các thang đo lường như mối quan hệ
giữa một khái niệm nghiên cứu với các khái niệm khác mà không bị chệch do sai số đo lường (Steenkamp & Van Trijp, 1991). Hơn nữa chúng ta có thể kiểm định giá trị hội tụ và giá trị phân biệt của thang đo mà không cần dùng nhiều nghiên cứu như trong phương pháp truyền thống MTMM.
Trong kiểm định giả thuyết và mô hình nghiên cứu, mô hình cấu trúc tuyến tính cũng có lợi thế hơn các phương pháp truyền thống như hồi quy đa biến vì nó có thể tính được sai số đo lường. Hơn nữa, phương pháp này cho phép chúng ta kết hợp được các khái niệm tiềm ẩn với đo lường của chúng và có thể xem xét các đo lường độc lập hay kết hợp chung với mô hình lý thuyết cùng một lúc (Nguyễn Đình Thọ, 2011).
Để đo lường mức độ phù hợp của mô hình với thông tin thị trường, nghiên cứu này sử dụng các chỉ tiêu Chi-bình phương, Chi-bình phương điều chỉnh theo bậc tự do (CMIN/df), chỉ số thích hợp so sánh CFI (comparative fit index), chỉ số TLI (Tucker & Lewis index) và chỉ số RMSEA (root mean square error approximation).
Mô hình được gọi là thích hợp khi phép kiểm định Chi-bình phương có giá trị p >
5%. Tuy nhiên vì Chi-bình phương có nhược điểm là nó phụ thuộc vào kích thước mẫu. Nếu một mô hình nhận được giá trị GFI, TLI và CFI ≥ 0.9 (Bentler & Bonett, 1980), CMIN/df có giá trị ≤ 2, một số trường hợp CMIN/df có thể ≤ 3 (Carmins &
McIver, 1981), RMSEA≤ 0.08 thì mô hình được xem là phù hợp hay tương thích với dữ liệu thị trường. Thọ & Trang (2008) cho rằng nếu mô hình nhận được các giá trị TLI, CFI ≥ 0.9, CMIN/df ≤ 2, RMSEA ≤ 0.08 thì mô hình phù hợp với dữ liệu thị trường. Quy tắc này cũng được sử dụng để đánh giá mức độ phù hợp của mô hình cấu trúc ở mục 4.3.
Các chỉ tiêu đánh giá là (1) hệ số tin cậy tổng hợp (composite reliability), (2) tổng phươngsai trích được (variance extracted), (3) tính đơn hướng (unidimensionality), (4) giá trị hội tụ (convergent validity), (5) giá trị phân biệt (discriminant validity). Các chỉ tiêu từ 1 đến 5 được đánh giá trong mô hình thang đo.
Phương pháp ước lượng ML được sử dụng để ước lượng các tham số trong các mô hình. Lí do là khi kiểm định phân phối của các biến quan sát, thì phân phối này lệch một ít so với phân phối chuẩn đa biến, tuy nhiên hầu hết các kurtoses và skewnesses đều nằm trong khoảng [-1,+1] nên ML vẫn là phương pháp ước lượng thích hợp (Muthen & Kaplan, 1985). Kết quả kiểm định phân phối được trình bày trong phụ lục 4.5.
Tiến hành phân tích CFA với tất cả các khái niệm có trong mô hình (gọi là mô hình tới hạn). Mô hình tới hạn là mô hình mà trong đó các khái niệm nghiên cứu được tự do quan hệ với nhau (Anderson & Gerbing, 1988), vì vậy nó có bậc tự do thấp nhất.
Nhận xét kết quả phân tích CFA cho mô hình tới hạn như sau:
Hình 4.1 thể hiện kết quả CFA của mô hình tới hạn. Kết quả của phân tích (phụ lục 4.6) cho thấy mô hình này có giá trị thống kê Chi-bình phương là 1619.343 với 824 bậc tự do (p = 0.000). Khi tính tương đối theo bậc tự do CMIN/df có giá trị là 1.965 (<2) đạt yêu cầu tương thích, RMSEA có giá trị là 0.064 (< 0.08) cũng đạt yêu cầu. Tuy nhiên các chỉ tiêu khác như TLI, CFI lại gần đạt yêu cầu, các giá trị đều 0.9 (TLI=0.871, CFI = 0.882). Do đó mô hình chỉ gần phù hợp với dữ liệu thị trường.
Trong phụ lục 4.6, dựa vào bảng trọng số chưa chuẩn hóa (Regression Weights), các giá trị p đều bằng 0.000. Như vậy các biến dùng để đo lường cho các thành phần thang đo đều có ý nghĩa thống kê. Dựa vào bảng trọng số đã chuẩn hóa (Standardized Regression Weights) trong phụ lục 4.6, các trọng số (λi) của các biến đều cao và lớn hơn 0.5, ngoại trừ biến DHT_02 chỉ có trọng số đạt 0.412 (<0.5), do đó cần loại bỏ biến quan sát DHT_02. Ngoài ra do có một số biến có tương quan với một số biến khác trong cùng một khái niệm, và trọng số của các biến đó cũng nhỏ, do đó người nghiên cứu quyết định loại bỏ một số biến TTTN_02, CBM_07;
SLGD_05, NN_05 để có được mô hình tốt hơn. Như vậy, sau khi loại đi một số biến trên thì các thang đo đều đạt giá trị hội tụ.
Hình 4.1: Kết quả CFA của mô hình tới hạn
Nhận xét kết quả phân tích CFA cho mô hình tới hạn sau khi loại các biến:
Kết quả phân tích CFA sau khi loại một số biến (phụ lục 4.7) cho thấy mô hình có giá trị thống kê Chi-bình phương là 1107.700 với bậc tự do là 625 và p=0.000.
Khi tính tương đối theo bậc tự do CMIN/df có giá trị là 1.772 (<2), TLI là 0.910, CFI là 0.920 (>0.9), RMSE là 0.057 (<0.08) đều đạt yêu cầu. Như vậy mô hình bên dưới (hình 4.2) phù hợp với dữ liệu thị trường.
Dựa vào hệ số tương quan giữa các khái niệm (phụ lục 4.8) cho thấy các hệ số này nhỏ hơn 1, có ý nghĩa thống kê (p=0.000 < 0.05). Vì vậy tất cả các khái niệm đều đạt giá trị phân biệt.
Độ tin cậy tổng hợp và tổng phương sai trích cho các khái niệm như bảng 4.9 bên dưới. Các thang đo đều có độ tin cậy tổng hợp > 0.6 và tổng phương sai trích đều lớn hơn 50%.
Dựa vào hình 4.2, ta thấy động lực nội tại trong quá trình làm việc và động lực nội tại khi hoàn thành công việc có hệ số tương quan là 0.57. Hệ số tương quan này tương đối lớn. Ngoài ra nội dung của 2 khái niệm này đều xuất phát từ một bộ thang đo động lực nội tại và được trích thành 2 nhân tố trong phân tích EFA. Như vậy có thể nhận xét động lực nội tại trong quá trình làm việc và động lực nội tại khi hoàn thành công việc là 2 thành phần của khái niệm động lực nội tại.
Do có sự tương quan của các sai số đo lường, nên các thang đo công bằng trong tổ chức, cao thượng không đạt được tính đơn hướng. Như vậy, chỉ còn lại các thang đo động lực trong quá trình, động lực khi hoàn thành, lãnh đạo chuyển đổi, sẵn lòng giúp đỡ, tuân thủ tự nguyện, nhã nhặn và phẩm chất công dân là đạt được tính đơn hướng.
Hình 4.2: Kết quả CFA của mô hình tới hạn (sau khi loại các biến)
Bảng 4.9: Độ tin cậy tổng hợp và phương sai trích của các thang đo Thang
đo Mối quan hệ Trọng
số (λi)
Độ tin cậy tống
hợp
Tổng phương sai trích Sẵn lòng
giúp đỡ
SLGD_02 <--- SanlongGD 0.876
0.821 0.607 SLGD_03 <--- SanlongGD 0.683
SLGD_04 <--- SanlongGD 0.767 Tuân thủ
tự nguyện
TTTN_01 <--- TuanthuTN 0.577
0.808 0.517 TTTN_03 <--- TuanthuTN 0.783
TTTN_04 <--- TuanthuTN 0.823 TTTN_05 <--- TuanthuTN 0.666 Cao thượng
CT_03 <--- Caothuong 0.581
0.790 0.565 CT_04 <--- Caothuong 0.710
CT_05 <--- Caothuong 0.924 Nhã nhặn
NN_01 <--- Nhanhan 0.843
0.898 0.689 NN_02 <--- Nhanhan 0.926
NN_03 <--- Nhanhan 0.753 NN_04 <--- Nhanhan 0.787 Phẩm chất
công dân
PCCD_01 <--- PhamchatCD 0.735
0.837 0.563 PCCD_02 <--- PhamchatCD 0.728
PCCD_03 <--- PhamchatCD 0.734 PCCD_04 <--- PhamchatCD 0.801 Động lực
quá trình
DQT_04 <--- DonglucQT 0.685
0.859 0.607 DQT_03 <--- DonglucQT 0.850
DQT_02 <--- DonglucQT 0.845 DQT_01 <--- DonglucQT 0.722 Động lực
hoàn thành
DHT_01 <--- DonglucHT 0.651
0.725 0.572 DHT_03 <--- DonglucHT 0.849
Công bằng tổ chức
CBM_01 <--- CongbangTC 0.816
0.929 0.651 CBM_04 <--- CongbangTC 0.768
CBM_03 <--- CongbangTC 0.903 CBM_02 <--- CongbangTC 0.784 CBM_05 <--- CongbangTC 0.815 CBM_06 <--- CongbangTC 0.834 CBM_08 <--- CongbangTC 0.717 Lãnh đạo
chuyển đổi
LD_01 <--- LanhdaoCD 0.786
0.942 0.698 LD_04 <--- LanhdaoCD 0.858
LD_03 <--- LanhdaoCD 0.876 LD_02 <--- LanhdaoCD 0.855 LD_05 <--- LanhdaoCD 0.783