Để lập kế hoạch kinh doanh cho công ty cần có các thông tin cơ bản về doanh nghiệp: lịch sử hình thành, sản phẩm kinh doanh và tình trạng hoạt động hiện nay.
Các nội dung này sẽ được trình bày trong nội dung dưới đây.
3.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY 3.1.1. Giới thiệu về công ty
- Tên công ty : Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) FDG Việt Nam
- Địa chỉ: 671 Hoàng Hoa Thám, Phường Vĩnh Phúc, Quận Ba Đình, Hà Nội - Thành lập: tháng 7/2011
- Mã số thuế: 0105393781
- Người đại diện: giám đốc Nguyễn Thế Giang
Công ty FDG Việt Nam đƣợc thành lập tháng 7 năm 2011 với vốn điều lệ là 1,9 tỷ Việt Nam Đồng (VNĐ), do ông Trần Quảng Độ (51% vốn góp) và ông Nguyễn Thế Giang (49% vốn góp) góp vốn. Tháng 1 năm 2013 công ty đăng ký thay đổi địa điểm kho hàng tới huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Công ty hoạt động với ngành nghề kinh doanh ban đầu là xuất nhập khẩu và buôn bán với các cửa hàng tại vùng đông bắc bộ - Việt Nam. Từ đầu năm 2013 công ty chuyển đổi sang bán buôn tổng hợp tại thị trường 3 huyện Đông Anh, Sóc Sơn và Mê Linh.
Là công ty mới trong ngành hàng đã bão hoà, khó khăn trong bước đầu hoạt động của công ty là rất lớn. Bên cạnh đó do chiến lƣợc sai lầm dẫn tới thua lỗ vào năm 2012. Tuy nhiên công ty có ƣu thế về đội ngũ quản trị trẻ, năng động, có kinh nghiệm làm việc một thời gian dài trong ngành nên đã nhanh chóng thay đổi hướng hoạt động cho phù hợp với thị trường. Kết quả mang lại sau khi thay đổi ngành nghề kinh doanh năm 2013 giúp công ty thoát khỏi tình trạng thua lỗ và bước đầu kinh doanh có lợi nhuận.
3.1.2. Nhân sự của công ty
Với từng vị trí cụ thể thì công việc/ trách nhiệm mỗi nhân viên phụ trách:
- Giám đốc: quản lý chung công việc toàn công ty
- Phó giám đốc: quản lý riêng công việc về khách hàng, kho và nhà cung cấp
- Nhân viên kinh doanh: chia theo khu vực làm việc trực tiếp với khách hàng.
- Kế toán: kiểm kê số lượng hàng hoá trên hệ thống, lên hoá đơn thường ngày cùng với các báo cáo hoạt động, báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
- Nhân viên giao hàng: phụ trách công việc giao hàng cho khách hàng theo thông tin từ kế toán và thủ kho.
Bảng 3.1: Tình hình nhân sự của công ty cuối năm 2013
Vị trí nhân viên Trình độ học vấn Số lượng nhân viên (người)
Giám đốc Đại học 1
Phó giám đốc Đại học 2
Nhân viên kinh doanh 12/12 10
Kế toán Cao đẳng/ Đại học 3
Giao hàng 12/12 6
Tổng cộng 22
(Nguồn: Công ty FDG Việt Nam) 3.1.3. Mục tiêu của công ty
Mục tiêu của công ty TNHH FDG Việt Nam trong giai đoạn 2014 – 2016:
- Giữ vững thị trường và quyền phân phối các mặt hàng hiện tại.
- Khai thác tối đa khách hàng mục tiêu trong thị trường hoạt động.
- Mở rộng kinh doanh với tối thiểu một nhà cung cấp mỗi năm.
3.2. GIỚI THIỆU VỀ SẢN PHẨM VÀ NHÀ CUNG CẤP
Sản phẩm công ty kinh doanh là các sản phẩm tiêu dùng nhƣ: thực phẩm, đồ uống và các mặt hàng chăm sóc cá nhân (dầu gội đầu, nước hoa, xà phòng giặt, …). Từ khi bắt đầu hoạt động tới nay ngành hàng công ty kinh doanh không thay đổi, chỉ thay đổi về nhà cung cấp các sản phẩm.
3.2.1. Giai đoạn trước năm 2013
Thời điểm bắt đầu hoạt động công ty thực hiện kinh doanh sản phẩm của hãng Crown – Hàn Quốc. Các sản phẩm bao gồm: bánh, kẹo và nước uống đóng lon.
Công ty nhập khẩu độc quyền tại Việt Nam và phân phối cho các tỉnh vùng Đông Bắc Bộ.
3.2.2. Giai đoạn từ đầu năm 2013 tới nay
Từ đầu năm 2013 tới nay công ty bán buôn tổng hợp tất cả các sản phẩm của hai nhà sản xuất là Hanoimilk và Trung Nguyên. Các sản phẩm công ty kinh doanh:
- Hanoimilk: sữa chua uống Yo – tuti và Yoha, sữa tươi 100% Hanoimilk, sữa tiệt trùng Izzi và sữa tiệt trùng vị trái cây Izzi Dinomilk
- Trung Nguyên: cà phê rang xay, cà phê hoà tan và cà phê tươi 3.2.3. Định hướng giai đoạn 2014 – 2016
Trong giai đoạn 2014 – 2016 công ty định hướng mua bán thêm các mặt hàng chăm sóc cá nhân (xà phòng, dầu gội, sữa tắm, kem đánh răng, nước hoa, hoá mỹ phẩm) của các hãng ICP, LG và Henkel Việt Nam. Các sản phẩm chính gồm:
- ICP: dòng sản phẩm: X’men, X’men for boss và Dr Men, L’OVITÉ - Henkel: dòng sản phẩm: FA, Syoss, Igora, Cell và Extra – care - LG: dòng sản phẩm: Double rich, Bamboo salt, Perio kids
3.3. PHƯƠNG THỨC HOẠT ĐỘNG VÀ THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY 3.3.1. Phương thức kinh doanh của công ty
Công ty thực hiện hoạt động kinh doanh theo phương thức bán hàng trong khoảng giá quy định và hưởng chiết khấu từ nhà cung cấp.
Bảng 3.2: Mức chiết khấu của các nhà cung cấp cho công ty phân phối hiện nay Nhà cung cấp Mức chiết khấu (%)
Trung Nguyên 5
Hanoimilk 4
ICP 7
Henkel 7
LG 6
(Nguồn: công ty TNHH FDG Việt Nam)
Mức chiết khấu: các nhà cung cấp đặt ra dựa trên giá bán chƣa thuế giá trị gia tăng, tuy nhiên mỗi công ty có mức chiết khấu khác nhau. Với mức chiết khấu này, khi đặt hàng nhà cung cấp công ty sẽ tự tính toán lƣợng tiền đƣợc chiết khấu cho mỗi đơn đặt hàng và thực hiện thanh toán trên giá trị đơn hàng đã trừ chiết khấu cho nhà cung cấp.
Về giá bán sản phẩm: mỗi nhà cung cấp đều đƣa ra mức giá trần bắt buộc. Trong quá trình thực hiện hợp đồng kinh doanh với nhà cung cấp, công ty phải thực hiện bán các sản phẩm trong khoảng giá quy định đó.
3.3.2. Phương thức mua hàng
Công ty mua hàng theo phương thức chuyển hàng với tất cả các nhà cung cấp. Các đơn đặt hàng đƣợc công ty gửi tới nhà cung cấp vào các đợt đặt hàng theo quy định, sau khi công ty thực hiện thanh toán, nhà cung cấp sẽ chuyển hàng tới địa điểm chỉ định trước.
3.3.3. Thị trường của công ty
Hiện nay thị trường bán hàng của công ty tại khu vực ba huyện: Đông Anh, Sóc Sơn và Mê Linh. Đây là các thị trường độc quyền mà công ty được phép phân phối hàng theo quy định và cam kết với nhà cung cấp là Hanoimilk và Trung Nguyên.
Công ty không đƣợc phép bán hàng ra ngoài khu vực quy định.
Khu vực này có cùng đặc điểm là tập trung quanh kho hàng của công ty. Bán kính tối đa của thị trường là 25km lấy kho hàng làm trung tâm. Địa điểm kho hàng rất thuận lợi cho việc phân phối hàng tới khách hàng, đồng thời tiết kiệm chi phí phân phối hàng.
3.3.3. Khách hàng của công ty
Khách hàng của công ty là các cửa hàng bán buôn và bán lẻ nhu yếu phẩm trong thị trường quy định, hiện nay doanh nghiệp có hơn 1800 cửa hàng là đối tác kinh doanh thường xuyên. Các khách hàng đều có địa điểm cửa hàng/ kho nằm trong khu vực thị trường bán hàng của công ty.
3.3.4. Hình thức bán hàng của công ty Công ty bán hàng theo hai hình thức:
- Chủ động: nhân viên kinh doanh của công ty sẽ trực tiếp đi xuống thị trường gặp gỡ và lấy đơn đặt hàng từ khách hàng.
- Bị động: khách hàng sẽ liên hệ trực tiếp tới công ty gửi yêu cầu mua hàng.
Hình thức bán hàng chính của công ty là hình thức chủ động do khách hàng có quy mô nhỏ, thường không kiểm soát lượng hàng tồn kho của mình, chỉ khi người tiêu
dùng mua hàng khách hàng mới phát hiện lƣợng tồn kho đã hết. Do đó cần có nhân viên kinh doanh thường xuyên gặp gỡ trao đổi với khách hàng để bổ sung lượng hàng thiếu cho khách hàng, đồng thời tránh bị bán lấn sang khu vực.
3.3.5. Đối thủ cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh của công ty là các công ty cung cấp cùng loại sản phẩm tại các thị trường phụ cận và các công ty cung cấp các sản phẩm thay thế trong thị trường hoạt động của công ty.
Các công ty cung cấp cùng loại sản phẩm: theo quy định của nhà cung cấp, mỗi công ty phân phối có một thị trường cố định để bán các sản phẩm của mình. Tuy nhiên tình trạng cạnh tranh bán lấn thị trường vẫn thường xuyên xảy ra và rất khó kiểm soát. Hiện nay có khoảng 30% thị phần tại thị trường 3 huyện của công ty là do các công ty (công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hoàng Lan, công ty TNHH thương mại Kinh Anh, công ty TNHH thương mại Thái Giang Sơn, công ty TNHH Giang Nguyễn Hà Nội) có thị trường phụ cận bán hàng vào.
Đối thủ khác: là các công ty bán các mặt hàng thay thế sữa và cà phê trong khu vực, tuy nhiên đối thủ cạnh tranh này về bản chất là đối thủ chung của toàn bộ nhãn hàng/ sản phẩm của Hanoimilk và Trung Nguyên. Khả năng cạnh tranh với các đối thủ này tuỳ thuộc vào khả năng cạnh tranh các sản phẩm của nhà cung cấp với người tiêu dùng, sự can thiệp cạnh tranh của công ty với các đối thủ này thấp.
3.4. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY
Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty từ khi thành lập tới nay:
Bảng 3.3: Doanh thu và lợi nhuận của công ty giai đoạn 2011 – 2013
Đơn vị tính: VNĐ
Thời gian Doanh thu Lợi nhuận trước thuế
Năm 2011 1.275.730.756 97.108.290
Năm 2012 10.199.345.239 (797.369.614)
Năm 2013 23.349.377.547 418.892.757
(Nguồn: phụ lục số 2)
Qua bảng 3.3 ta thấy tình hình hoạt động của công ty chƣa thực sự ổn định từ khi thành lập tới nay.
Ưu điểm trong hoạt động của công ty thời gian qua: hoạt động của công ty diễn ra liên tục, mức tăng trưởng doanh thu cao qua các năm (tăng hơn 8 lần vào năm 2012 và hơn 2 lần năm 2013, so với năm trước đó). Mức độ nhận biết của thị trường với công ty cao (khi phỏng vấn ngẫu nhiên các chủ cửa hàng trong khu vực bán hàng của công ty, các chủ cửa hàng và nhân viên của họ đều biết đến công ty và sản phẩm công ty phân phối)
Nhược điểm: tuy doanh thu của công ty tăng trưởng liên tục nhưng lợi nhuận không đều, đặc biệt năm 2012 công ty có mức lỗ cao. Các chiến lƣợc dự báo và định hướng hoạt động chưa tốt là nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng thua lỗ của công ty năm 2012.
Với việc thay đổi chiến lược kinh doanh và nhà cung cấp năm 2013 công ty có bước tiến đáng kể về doanh thu và lợi nhuận. Tình hình hoạt động các tháng trong năm của công ty ổn định cho thấy việc thay đổi mang lại kết quả khả quan. Việc lập kế hoạch kinh doanh nhằm định hướng cho công ty theo chiến lược thay đổi giúp ổn định tình hình hoạt động và mở rộng thị trường với mục tiêu phát triển công ty.
Qua tình hình hoạt động của các mặt hàng hiện tại công ty kinh doanh và kế hoạch tăng trưởng mở rộng hoạt động, ban lãnh đạo FDG Việt Nam dự kiến doanh thu 3 năm tới của công ty:
Bảng 3.4: Doanh thu dự kiến của công ty FDG Việt Nam giai đoạn 2014 – 2016 Đơn vị tính: tỷ VNĐ
Năm 2014 2015 2016
Doanh thu dự kiến 31,5 36 42
(Nguồn: Công ty TNHH FDG Việt Nam)
TÓM TẮT CHƯƠNG: với các nội dung mô tả về công ty, sản phẩm, tình hình hoạt động và môi trường kinh doanh trong chương là nền tảng để phân tích môi trường kinh doanh của công ty từ đó đề ra các chiến lược nhằm đạt được mục tiêu của công ty trong giai đoạn 2014 – 2016.