Tài liệu trong nước

Một phần của tài liệu Ứng dụng gis xây dựng công cụ hỗ trợ dạy học môn lịch sử ở phổ thông (Trang 22 - 26)

1.2. Tổng quan lịch sử nghiên cứu

1.2.2. Tài liệu trong nước

Ở nước ta, các nghiên cứu ứng dụng GIS trong lĩnh vực giáo dục nói chung còn rất khiêm tốn. Có thể kể một vài nghiên cứu xây dựng bản đồ hỗ trợ giảng dạy, tìm hiểu kiến thức lịch sử sau:

Tập bản đồ Lịch sử Trung học Cơ sở

Tập bản đồ Lịch sử Trung học cơ sở (THCS) [9] đƣợc xuất bản bởi nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. Dựa trên chương trình và SGK môn Lịch sử, cấu trúc tập

bản đồ Lịch sử THCS đƣợc bố cục và sắp xếp theo trình tự từ lịch sử Việt Nam đến lịch sử thế giới. Ƣu điểm của tập bản đồ này là trình bày có hệ thống các bản đồ lịch sử với hình thức thể hiện bản đồ đẹp, hấp dẫn. Tuy nhiên, tập bản đồ đƣợc sử dụng với phương thức để bàn (xem với khoảng cách gần), không thích hợp để treo tường, đồng thời khối lượng khá nặng nên khó cho giáo viên sử dụng tập bản đồ để hướng dẫn cho từng học sinh. Ngoài ra, giá thành tương đối cao cũng gây trở ngại trong việc phổ biến tập bản đồ này đến các giáo viên và học sinh để sở hữu tập sách nhƣ là phương tiện giảng dạy cũng như tự học lịch sử. Vì là bản đồ giấy cho nên tập bản đồ này mang tính chất “tĩnh”, khó khăn cho giáo viên trong việc trích các đối tƣợng trên bản đồ để đƣa vào bài giảng (bằng powperpoint).

Hình 1.5 Bìa sách Tập bản đồ Lịch sử THCS

Tập bản đồ này sẽ là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích về nội dung và cách thức thể hiện bản đồ của chương trình ứng dụng.

Ứng dụng Website: Thư Viện Lịch Sử Việt Nam

Đây là ứng dụng đƣợc xây dựng nhằm mục đích phổ biến kiến thức lịch sử cho học sinh, đem đến một phương tiện tìm hiểu lịch sử sinh động và hấp dẫn hơn [16]. Nội dung chủ yếu lấy từ SGK với những thông tin, hình ảnh liên kết với những Website khác.

Hình 1.6 Giao diện của trang Website: Thư Viện Lịch Sử Việt Nam Giao diện chính của Website gồm 2 phần:

 Phần bên phải là nội dung. Nội dung lịch sử của ứng dụng này đƣợc tổ chức có hệ thống, bao gồm 3 phần: địa điểm, sự kiện và con người. Có thể liên kết một cách linh động giữa 3 thành phần này.

 Phần bên trái là bản đồ: thể hiện vị trí các địa điểm lịch sử có liên quan đến phần nội dung.

Do đƣợc xây dựng bằng công nghệ Web, cho nên ứng dụng này có thể dễ dàng được phổ biến đến người sử dụng thông qua mạng Interner. Ưu điểm của ứng dụng này là cách tổ chức nội dung lịch sử có hệ thống, nội dung phong phú (bài viết, hình ảnh, video), có sử dụng bản đồ làm phương tiện để cung cấp thông tin về không gian lịch sử. Khi người sử dụng xem đến sự kiện hoặc địa điểm nào thì bản đồ sẽ tự động tìm và phóng to đến địa điểm tương ứng. Tuy nhiên, phần bản đồ chỉ dừng lại ở việc giúp định vị các địa điểm lịch sử. Trong khi đó, bản đồ lịch sử ngoài việc thể hiện vị trí các địa điểm lịch sử còn có bản đồ thể hiện diễn biến các khởi nghĩa, chiến dịch… Đối với phần nội dung lịch sử, người sử dụng có thể tiếp cận các sự kiện lịch sử bằng cách gõ vào ô tìm kiếm hoặc theo các sự kiện đƣợc liệt kê sẵn theo thứ tự thời gian, tuy nhiên, cách tiếp cận này lại đi vào chi tiết mà chƣa khái quát đƣợc mỗi sự kiện đó thuộc giai đoạn lịch sử nào. Ví dụ trong giai đoạn

lịch sử từ năm 1939 – 1945 có nhiều sự kiện nhƣ khởi nghĩa Bắc Sơn, binh biến Đô Lương… hoặc trong giai đoạn 1951 – 1953 bao gồm các sự kiện như chiến dịch Tây Bắc thu đông, chiến dịch thƣợng Lào…

Nội dung Website phong phú sẽ là nguồn tư liệu tham khảo hữu ích cho đề tài khi xây dựng nội dung lịch sử cho chương trình ứng dụng. Bên cạnh đó, với những hạn chế của Website đã trình bày trên có thể là kinh nghiệm để đề tài xây dựng nội dung, chức năng cho chương trình như xây dựng đa dạng các bản đồ lịch sử (bản đồ địa danh lịch sử, bản đồ thể hiện các cuộc khởi nghĩa…), hỗ trợ các cách tiếp cận lịch sử từ khái quát đến chi tiết…

Các nghiên cứu xây dựng bản đồ trong giảng dạy lịch sử

 Nghiên cứu “Xây dựng và sử dụng Bản đồ giáo khoa điện tử trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 12 – Chương trình chuẩn” [6].Trong nghiên cứu này, bản đồ giáo khoa điện tử đƣợc thực hiện bằng cách sử dụng các ảnh bản đồ đƣợc scan từ giấy kết hợp với các phần mềm hỗ trợ nhƣ ACD.See, Photoshop, Hero… để tạo nên các hiệu ứng thể hiện sinh động diễn biến sự kiện lịch sử. Đồng thời, sản phẩm cũng đƣợc đƣa vào giảng dạy thực nghiệm, kết quả cho thấy hiệu quả của việc xây dựng bản đồ giáo khoa điện tử trong dạy học môn Lịch sử. Kết quả của nghiên cứu này đã cho thấy rằng so với bản đồ giấy, bản đồ được xây dựng có hỗ trợ sự tương tác giữa người sử dụng và bản đồ có hiệu quả lớn trong việc hỗ trợ minh họa bài giảng lịch sử của giáo viên, giúp phát huy tính tích cực của người học.

 “Xây dựng và sử dụng bản đồ giáo khoa điện tử trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông” [5]. Nghiên cứu đã trình bày tính chất, đặc trưng của bản đồ giáo khoa điện tử trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông; quy trình xây dựng bản đồ giáo khoa điện tử và các biện pháp sử dụng hiệu quả bản đồ này trong dạy học lịch sử ở phổ thông. Nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc đƣa ra các đề xuất, chƣa đƣa ra sản phẩm cụ thể. Nội dung trong nghiên cứu này có thể là nguồn tham khảo về mặt lý luận khi tìm hiểu tính chất, vai trò của bản đồ

giáo khoa điện tử trong việc giảng dạy lịch sử, để từ đó có những định hướng thiết kế về nội dung, chức năng của chương trình ứng dụng một cách phù hợp.

Các nghiên cứu đã trình bày trên đã cho thấy vai trò của bản đồ trong việc cung cấp phương tiện hỗ trợ trực quan trong giảng dạy lịch sử ở phổ thông, đồng thời cũng cho thấy rằng xu hướng xây dựng và phát triển bản đồ lịch sử kết hợp với công nghệ thông tin là cần thiết nhằm giúp cho giáo viên có thể linh động trong quá trình giảng dạy, phát huy tính chủ động, tích cực của người học, góp phần trong nâng cao chất lƣợng dạy và học môn Lịch sử ở phổ thông.

Những nghiên cứu và sản phẩm trên sẽ là những gợi ý quan trọng trong việc thiết kế và xây dựng sản phẩm của đề tài.

Một phần của tài liệu Ứng dụng gis xây dựng công cụ hỗ trợ dạy học môn lịch sử ở phổ thông (Trang 22 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)