Xây dựng giao diện tương tác và các chức năng của chương trình

Một phần của tài liệu Ứng dụng gis xây dựng công cụ hỗ trợ dạy học môn lịch sử ở phổ thông (Trang 75 - 80)

CHƯƠNG 4. XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ỨNG DỤNG

4.2. Xây dựng giao diện tương tác và các chức năng của chương trình

4.2.1. Giao diện tương tác

Chương trình ứng dụng được xây dựng bao gồm ba trang giao diện chính ứng với 3 hướng tiếp cận nội dung được nêu trong yêu cầu của mục 3.2.3.1.

Hình 4.9 Giao diện trang sự kiện

Hình 4.10 Giao diện trang nhân vật

Hình 4.11 Giao diện trang địa điểm

Giao diện của chương trình ứng dụng được viết bằng các ngôn ngữ lập trình HTML, Javascript, PHP và CSS. Trong đó, ngôn ngữ PHP cho phép truy cập vào các hàm của CSDL MySQL. Việc trích xuất các nội dung trong CSDL bằng ngôn ngữ truy vấn SQL kết hợp với ngôn ngữ lập trình php sẽ giúp tự động hóa các tác vụ hiển thị các nội dung trên trang Web và tạo điều kiện thuận lợi cập nhật trang Web khi có sự thay đổi, chỉnh sửa. Một số ví dụ sử dụng câu lệnh truy vấn SQL để hiển thị nội dung lên trang Web nhƣ sau:

 Trong giao diện trang sự kiện, liệt kê các nhân vật và địa điểm lịch sử tương ứng với sự kiện đang đƣợc truy cập:

Hình 4.12 Tìm các nhân vật liên quan đến một sự kiện bằng câu lệnh SQL

 Trong giao diện trang nhân vật, liệt kê các sự kiện có sự tham gia của nhân vật đang đƣợc truy cập:

Hình 4.13 Tìm các sự kiện liên quan đến một nhân vật bằng câu lệnh SQL

 Trong trang giao diện địa điểm, liệt kê các sự kiện đã diễn ra trên địa điểm đang đƣợc truy cập:

Hình 4.14 Tìm các sự kiện liên quan đến một địa điểm bằng câu lệnh SQL 4.2.2. Chức năng của chương trình

Chức năng của chương trình có thể phân thành hai nhóm: (1) các chức năng chung; (2) chức năng cho phép người sử dụng tương tác với bản đồ lịch sử.

Các chức năng chung

Bảng 4.14 Các chức năng chung của chương trình ứng dụng

Nội dung tiếp cận Chức năng

Sự kiện

Truy cập vào trang sự kiện bằng cách chọn các sự kiện đã liệt kê sẵn ở khung danh mục sự kiện.

Tìm các sự kiện theo thời gian bằng cách chọn năm bắt đầu và năm kết thúc.

Tìm các sự kiện bằng cách nhập từ khóa vào ô tìm kiếm.

Nhân vật Tìm các nhân vật theo danh sách đƣợc liệt kê

Tìm các nhân vật bằng cách nhập từ khóa vào ô tìm kiếm Địa điểm Tìm các địa điểm theo danh sách đƣợc liệt kê

Tìm các địa điểm bằng cách nhập từ khóa vào ô tìm kiếm

Chức năng cho phép người sử dụng tương tác với bản đồ lịch sử Bảng 4.15 Các chức năng hỗ trợ tương tác bản đồ lịch sử

Công cụ Chức năng

Phóng to Bản đồ đƣợc phóng to, giúp xem chi tiết các đối tƣợng trên bản đồ.

Thu nhỏ Bản đồ đƣợc thu nhỏ, giúp xem bản đồ một cách khái quát.

Di chuyển bản đồ Di chuyển bản đồ đến vị trí cần xem

Xem thông tin tọa độ Tọa độ tại vị trí dừng chuột xuất hiện ở góc bên phải phía dưới bản đồ

Ẩn/hiển lớp bản đồ Các bản đồ đƣợc đánh dấu sẽ hiển thị trên khung bản đồ.

Ngƣợc lại, các bản đồ không đƣợc đánh dấu sẽ bị ẩn trên khung bản đồ

Công cụ Chức năng

Xem overview Định vị vị trí của khu vực trang hiển thị trên khung bản đồ Tải bản đồ Tải bản đồ định dạng ảnh hoặc định dạng Layered PDF.

Như vậy, với sự hỗ trợ của công nghệ WebGIS mã nguồn mở từ việc xây dựng CSDL, biên tập bản đồ, đến xây dựng giao diện và các chức năng tương tác, chương trình ứng dụng hỗ trợ dạy học môn lịch sử ở phổ thông đã được xây dựng với nội dung lịch sử cụ thể (giai đoạn 1939 – 1945) và các chức năng đa dạng về nội dung và các hình thức minh họa (bản đồ, hình ảnh, video). Trong đó, đề tài đã đề xuất được một CSDL hỗ trợ tiếp cận kiến thức lịch sử theo các hướng từ sự kiện, nhân vật và địa điểm. Sử dụng ngôn ngữ lập trình php và ngôn ngữ truy vấn SQL để trích ra các thông tin cần thiết nhằm xây dựng giao diện và các chức năng (tìm kiếm, xây dựng các liên kết…) cho chương trình ứng dụng. Việc xây dựng CSDL sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc cập nhật, phát triển chương trình sau này.

Một phần của tài liệu Ứng dụng gis xây dựng công cụ hỗ trợ dạy học môn lịch sử ở phổ thông (Trang 75 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)