CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cấu trúc chương trình giảng dạy môn lịch sử ở phổ thông
2.1.1. Cấu trúc chương trình giảng dạy môn lịch sử ở các cấp
Việc phân phối các khóa trình lịch sử ở phổ thông thường theo hai cách tiếp cận sau đây [7]:
Thứ nhất, chương trình được xây dựng theo nguyên tắc đường thẳng ở bậc giáo dục phổ thông. Điều này có nghĩa là học sinh phổ thông lần lƣợt học sâu, học kĩ một thời kì lịch sử ở mỗi lớp mà không học lại ở các lớp trên. Nguyên tắc xây dựng chương trình này tiết kiệm thời gian, không trùng lặp, đi sâu, hoàn chỉnh việc học tập từng thời kì lịch sử mà không phải học lại. Song thực tế, lại không ít khó khăn cho việc học tập: học sinh nhỏ khó tiếp thu những kiến thức lịch sử xa xƣa, nhất là lịch sử thế giới thời kỳ nguyên thủy, cổ đại. Nếu không có phương tiện trực quan và phương pháp dạy học tốt, thì học sinh không nhớ được kiến thức đã học ở lớp trước để tiếp nhận kiến thức của khóa trình sau, khó xác định mối liên hệ giữa lịch sử thế giới và lịch sử dân tộc. Do đó, nguyên tắc này ít đƣợc sử dụng trong xây dựng chương trình.
Thứ hai, nguyên tắc đồng tâm đƣợc sử dụng trong việc cấu tạo các khóa trình có nội dung giống nhau trong chương trình của hai cấp trung học; sự khác nhau giữa hai khóa trình thể hiện ở trình độ kiến thức – thường được phân biệt bằng khối lƣợng kiến thức cung cấp cho mỗi cấp và chỉ khác nhau về trình độ nhận thức lịch sử.
Cụ thể là cấp THCS, học sinh tìm hiểu toàn bộ lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam từ thời nguyên thủy đến hiện đại, đến cấp trung học phổ thông (THPT) học
sinh cũng học lại nội dung đó nhƣng chi tiết hơn. Điều này dẫn tới việc trùng lặp, nặng nề, không gây hứng thú học tập cho học sinh.
Từ ưu nhược điểm của hai nguyên tắc trên, hiện nay, chương trình phổ thông ở nước ta được xây dựng lại theo nguyên tắc đồng tâm kết hợp với đường thẳng, phù hợp với mục tiêu đào tạo của mỗi cấp học, tiết kiệm đƣợc thời gian, chống quá tải mà hiệu quả cao. Theo nguyên tắc này, chương trình được xây dựng như sau:
Ở cấp THCS, học sinh đƣợc tìm hiểu có hệ thống lịch sử dân tộc từ buổi bình minh, từ thời kỳ đầu dựng nước đến ngày nay. Về lịch sử thế giới, học sinh chỉ học một cách khái quát lịch sử xã hội nguyên thủy, cổ đại và trung đại ở các lớp 6 và 7;
sau đó tập trung vào phần lịch sử hiện đại ở lớp 8 và 9.
Ở cấp THPT, phần lịch sử từ nguồn gốc dân tộc đến năm 1858 đƣợc tập trung vào một số vấn đề văn hóa, văn minh, truyền thống dân tộc trên cơ sở những kiến thức đã học ở THCS và nâng cao về mặt lý thuyết; phần lịch sử từ năm 1858 đến nay đƣợc học một cách hệ thống hơn, sâu hơn. Về lịch sử thế giới, học sinh đƣợc tìm hiểu một cách hệ thống từ xã hội nguyên thủy đến ngày nay.
Theo cấu tạo chương trình như vậy, phần đồng tâm là chủ yếu song không lặp lại, nhất là các sự kiện, mà chú ý nâng cao trình độ lý thuyết của chương trình THPT so với THCS. Sự phân biệt chương trình các cấp theo nguyên tắc đồng tâm kết hợp với đường thẳng không phải ở khối lượng sự kiện lịch sử cung cấp cho học sinh mà ở mức độ nhận thức sâu sắc lịch sử của học sinh.
Chương trình môn Lịch sử ban hành ngày 5/5/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, được xây dựng theo nguyên tắc đồng tâm kết hợp với nguyên tắc đường thẳng đã nhấn mạnh: “phải đảm bảo cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản, có hệ thống, phân biệt trình độ học tập ở các cấp nên cần làm nổi bật các mạch nội dung theo nguyên tắc đồng tâm kết hợp đường thẳng” [1].
Bảng 2.1 Bảng cấu trúc chương trình học môn lịch sử ở phổ thông Nguồn: Phan Ngọc Liên & nkk, 2012, trang 87
TT Mạch nội dung
Lớp
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1 Lịch sử thế giới nguyên thủy, cổ
đại
* *
2 Lịch sử thế giới trung đại * *
3 Lịch sử thế giới cận đại * * *
4 Lịch sử thế giới hiện đại * * * *
5 Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỉ X
+ + * * *
6 Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX
+ + * * *
7 Lịch sử Việt Nam từ giữa thế kỉ XIX đến năm 1918
+ + * * *
8 Lịch sử Việt Nam từ 1919 đến nay
+ + * * *
9 Lịch sử địa phương * * * * * * * * *
Dấu (+) thể hiện các yếu tố tri thức lịch sử, chưa trở thành môn học riêng.
Nhìn vào bảng trên, chúng ta thấy rõ cấu tạo của chương trình được thể hiện ở các mạch nội dung sau đây:
Kiến thức lịch sử đƣợc cung cấp cho học sinh từ cấp Tiểu học đến THPT. Ở các lớp 2, 3 Tiểu học, tri thức lịch sử đƣợc tích hợp với kiến thức các môn khác nhƣ
Tiếng Việt, Đạo Đức. Từ lớp 4 đến lớp 12, lịch sử trở thành một môn học (ở Tiểu học có lịch sử Việt Nam, các lớp THCS và THPT đều có khóa trình lịch sử Việt Nam và lịch sử thế giới. Lịch sử đƣa vào ở các cấp với một số tiết nội khóa vả những hoạt động về công tác lịch sử địa phương).
Chương trình lịch sử các cấp được xây dựng theo nguyên tắc đồng tâm kết hợp với đường thẳng có mức phân biệt mức độ, yêu cầu cần đạt về các chủ đề lịch sử (ngoài chương trình chung quy định nội dung dạy học từng môn còn có phần chuẩn kiến thức, kĩ năng, quy định “Mức độ cần đạt” của chủ đề đƣợc học ở mỗi lớp). Đây là phần phân biệt mức độ, trình độ của học sinh các cấp khác nhau, khi cùng học về một chủ đề.
Trong phạm vi đề tài này chỉ tập trung xây dựng chương trình lịch sử Việt Nam lớp 12, trong đó giai đoạn lịch sử 1939 – 1945 đƣợc lựa chọn để minh họa phần nội dung của chương trình ứng dụng. Do chương trình lịch sử được thiết kế theo nguyên tắc đồng tâm kết hợp với đường thẳng, cho nên dù nội dung lịch sử được xây dựng trong chương trình ứng dụng là giai đoạn lịch sử 1939 – 1945 lớp 12, nhưng đây cũng có thể là phương tiện hỗ trợ cho giảng dạy lịch sử ở lớp 9 có cùng chương trình giảng dạy tương ứng. Vì trên hết chương trình ứng dụng chỉ đóng vai trò minh họa kiến thức lịch sử, giáo viên đóng vai trò dẫn dắt, truyền đạt những kiến thức cần thiết phù hợp với từng cấp học của chương trình. Sự khác biệt về khối lƣợng kiến thức cũng nhƣ mức độ nhận thức lịch sử sẽ phụ thuộc vào bài giảng, sự điều tiết của giáo viên thực hiện giảng dạy ở các cấp lớp.