CHƯƠNG 3. NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ NỘI DUNG VÀ CHỨC NĂNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH ỨNG DỤNG
3.1.2. Khảo sát trực tiếp bản đồ trong SGK
Nội dung khảo sát các bản đồ lịch sử trong SGK lớp 12 cũng đƣợc thực hiện theo các góp ý về số lƣợng, hình thức thể hiện bản đồ, nội dung bản đồ và cách thức sử dụng bản đồ. Kết quả phân tích nhƣ sau:
Về số lượng
Nhìn chung, các sự kiện chính (có thông tin không gian) trong SGK đều có bản đồ minh họa. Tuy nhiên, có nhiều sự kiện lịch sử trong SGK có thể minh họa bằng bản đồ nhưng lại không có bản đồ tương ứng (xem phụ lục mục 2).
Về nội dung và hình thức thể hiện
Về cơ sở toán học, nhìn chung tỉ lệ của các bản đồ, lƣợc đồ trong SGK đều đảm bảo khả năng thể hiện của các đối tƣợng trên bản đồ. Tuy nhiên, một số bản đồ, tỉ lệ còn chƣa phù hợp nên thông tin đƣợc thể hiện trên bản đồ bị hạn chế. Ví dụ nhƣ Lƣợc đồ khởi nghĩa Nam Kỳ thể hiện nhiều địa điểm, nhiều nội dung nhƣng tỉ lệ bản đồ nhỏ, gây khó khăn trong việc đọc, hiểu bản đồ.
Hình 3.1 Sự hạn chế của tỉ lệ bản đồ đối với việc thể hiện nội dung bản đồ
Về bản đồ chính, bản đồ chính thể hiện nội dung lịch sử đƣợc truyền tải thông qua ngôn ngữ bản đồ và các phương pháp thể hiện nội dung bản đồ.
Dựa theo nội dung, bản đồ lịch sử có thể đƣợc phân thành các loại nhƣ: bản đồ xác định vị trí quốc gia, khu vực; bản đồ xác định địa điểm, địa danh lịch sử; bản đồ trình bày trận đánh…[8]. Trong đó, phổ biến nhất là bản đồ về các trận đánh (chiến dịch, khởi nghĩa…). Mỗi trận đánh đều có diễn biến từ thời điểm xuất hiện sự kiện này đến thời điểm xảy ra sự kiện khác (nhƣ thứ tự tiến quân của ta, thời điểm và các đợt tấn công của địch …). Yếu tố thời gian này tạo nên sự khác biệt của bản đồ lịch sử so với các bản đồ giáo khoa khác. Thế nhƣng, một số bản đồ trong
SGK chưa tận dụng hết khả năng của các phương pháp thể hiện nội dung bản đồ và ghi chú để thể hiện yếu tố này, khiến người đọc khi nhìn vào khó nhận biết nội dung lịch sử đƣợc truyền tải có diễn biến nhƣ thế nào.
Chiến dịch Việt Bắc – thu đông năm 1947 Chiến dịch Biên giới – thu đông năm 1950
Hình 3.2 Sự hạn chế của bản đồ SGK trong việc thể hiện khía cạnh về thời gian Bên cạnh nội dung lịch sử, phương pháp/cách thức được sử dụng để thể hiện nội dung một cách phù hợp cũng là yếu tố cần quan tâm. Điều này đƣợc biểu hiện ở việc sử dụng phù hợp các kí hiệu. Việc làm sáng tỏ nội dung bản đồ, tính dễ hiểu, dễ đọc, dễ tiếp thu kiến thức trên bản đồ phần nhiều phụ thuộc vào kí hiệu sử dụng, vào khả năng thể hiện và sức cuốn hút của hệ thống kí hiệu. Nhìn chung, kí hiệu đƣợc sử dụng trong bản đồ SGK lịch sử khá đa dạng, đặc biệt là có tận dụng các kí hiệu tƣợng hình gần gũi, dễ nhớ. Tuy nhiên, màu sắc đƣợc sử dụng trong hầu hết các bản đồ rất hạn chế (có 3 màu: đen, trắng và xanh lục), làm cho bản đồ nhìn đơn điệu, khó phân biệt giữa các kí hiệu khi thể hiện cùng một màu với độ đậm nhạt khác nhau. Điều này làm giảm khả năng diễn đạt của bản đồ, khiến bản đồ trở nên thiếu hấp dẫn, thiếu thu hút. Ngoài ra, kí hiệu thể hiện còn thiếu nhất quán giữa bản đồ trong SGK lịch sử lớp 12 so với các lớp khác. Chẳng hạn nhƣ so sánh giữa bản đồ trong SGK lớp 12 và lớp 9 (cùng nội dung chương trình lịch sử), nếu màu sắc chủ đạo trong các bản đồ SGK lớp 12 là màu xanh lục thì trong SGK lớp 9 là màu
xanh dương. Cùng một nội dung bản đồ, cùng thể hiện một đối tượng nhưng hình dạng kí hiệu đƣợc lựa chọn để thể hiện trong bản đồ của hai SGK là khác nhau.
Phong trào Xô Viết-Nghệ Tĩnh (SGK, lớp 12) Phong trào Xô Viết-Nghệ Tĩnh (SGK, lớp 9) Hình 3.3 Sự thiếu nhất quán về cách thể hiện kí hiệu trong bản đồ SGK
Sử dụng hai kí hiệu , để diễn tả cùng một đối tượng (cơ quan Tỉnh ủy đóng)
Về yếu tố hỗ trợ và yếu tố bổ sung, các bản đồ trong SGK đều thể hiện đầy đủ các yếu tố hỗ trợ (tên, chú giải), nhƣng đa số không thể hiện các yếu tố bổ sung (thể hiện lưới chiếu, tỉ lệ, hình ảnh, bản đồ phụ, …). Dĩ nhiên, tùy thuộc vào nội dung, mục đích của từng loại bản đồ mà các yếu tố bổ sung có thể đƣợc thể hiện hay không. Tuy nhiên, đối với bản đồ, lược đồ lịch sử vẫn nên thể hiện thước tỉ lệ bởi đây là yếu tố giúp xác định đƣợc khoảng cách giữa các địa điểm (nơi trận đánh diễn ra…). Ngoài ra, đối với các bản đồ ở tỉ lệ lớn, chẳng hạn nhƣ địa bàn một trận đánh nào đó…, người đọc chỉ có thể xác định được các địa điểm thuộc địa bàn đó, nhưng khó định vị địa bàn đó trên lãnh thổ nước ta. Trong trường hợp như vậy, việc thể hiện bản đồ phụ xác định vị trí của địa bàn đề cập ở trên là điều cần thiết.
Về cách thức sử dụng bản đồ
Bản đồ trong SGK thuận lợi cho giáo viên sử dụng trong trường hợp hướng dẫn học sinh đọc bản đồ trong giờ học, từ đó, học sinh có thể vận dụng để tự học lịch sử qua bản đồ ở nhà. Tuy nhiên, vì bản đồ SGK là bản đồ giấy nên mang tính chất “tĩnh”, mọi đối tƣợng trên bản đồ đều cố định và bị giới hạn trong khổ giấy.
Trong khi đó, kiến thức/sự kiện lịch sử lại mang tính chất “động” về thời gian. Điều này gây khó khăn cho giáo viên trong việc khai thác bản đồ để minh họa theo mạch của bài giảng. Ví dụ nhƣ giáo viên cần trình bày thứ tự xuất hiện các sự kiện lịch sử tương ứng với sự xuất hiện của các đối tượng tương ứng trên bản đồ…Trong trường hợp này, việc xây dựng các bản đồ thể hiện từng lớp nội dung theo trình tự thời gian xảy ra sự kiện lịch sử là cần thiết.
Qua khảo sát, bản đồ trong SGK lớp 12 bên cạnh những ưu điểm còn có một số hạn chế nhất định. Những hạn chế này cần được quan tâm khắc phục để việc sử dụng bản đồ được hiệu quả.