CHƯƠNG 3. NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ NỘI DUNG VÀ CHỨC NĂNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH ỨNG DỤNG
3.2. Các yêu cầu về nội dung và hình thức của chương trình dứng ụng
3.2.1. Các yêu cầu về nội dung lịch sử của chương trình ứng dụng
Chương trình ứng dụng được xây dựng để phục vụ cho việc dạy học lịch sử ở phổ thông, do đó, nội dung lịch sử phải bám sát nội dung chương trình chuẩn của bộ Giáo dục và Đào tạo. Lịch sử mang tính thời gian, mỗi sự kiện lịch sử diễn ra trong một thời điểm cụ thể, do đó, việc xây dựng thanh thời gian là cần thiết nhằm giúp người sử dụng có cái nhìn tổng thể về tiến trình lịch sử của dân tộc cũng như có thể liên hệ giữa sự kiện/thời điểm lịch sử đang truy cập với các sự kiện/thời điểm trước và sau đó. Đồng thời, cần bổ sung các tƣ liệu lịch sử cần thiết nhằm cung cấp tƣ liệu tham khảo bên cạnh các nội dung theo chương trình chuẩn của phổ thông. Các tư liệu này cần được trích từ các nguồn đáng tin cậy. Bên cạnh đó, chương trình ứng dụng cũng cần kết hợp đa dạng các hình thức minh họa cho các nội dung lịch sử nhƣ bản đồ, hình ảnh, video.
Để minh họa cho ý tưởng, đề tài tập trung xây dựng nội dung lịch sử Việt Nam thuộc giai đoạn 1939 – 1945, SGK lịch sử lớp 12. Một bài học lịch sử có nhiều sự kiện lịch sử, trong đó, chỉ có sự kiện nào có gắn với vị trí, địa điểm minh họa cụ thể mới khả năng đƣợc trực quan hóa bằng bản đồ. Ngoài ra, bên cạnh bản đồ còn có thể có hình ảnh, video… để bổ sung thêm thông tin, giúp nội dung lịch sử thêm đa dạng, sinh động.
Bảng 3.1 Nội dung lịch sử giai đoạn 1939 – 1945 trong chương trình ứng dụng TT Nội dung của sự kiện Bản đồ Hình ảnh và video Ghi chú
1
Ngày 1 – 9 – 1939, Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. Chính phủ Pháp đầu hàng Đức, thực hiện chính sách thù địch với phong trào cách mạng thuộc địa.
2
Tháng 11 – 1939, Hội nghị Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng Cộng sản Đông Dương.
3
Khởi nghĩa Bắc Sơn (27 /9 /1940)
Bản đồ Khởi nghĩa Bắc Sơn
4
Khởi nghĩa Nam Kì (23 /11/ 1940)
Bản đồ Khởi nghĩa Nam Kì
5
Binh biến Đô Lương (13/ 1 /1941)
Bản đồ Binh
biến Đô
Lương
6
Đội du kích Bắc Sơn – tiền thân của Trung đội cứu quốc quân thứ nhất đƣợc thành lập (14 /12/ 1941)
Hình ảnh: Đội du kích Bắc Sơn đƣợc thành lập
7 Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trở về nước trực
Hình ảnh: Ảnh minh họa lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc
TT Nội dung của sự kiện Bản đồ Hình ảnh và video Ghi chú tiếp lãnh đạo cách
mạng. Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng Cộng Sản Đông Dương (5/ 1941)
về Pác Bó, Cao Bằng lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam; Lán Khuổi Nậm - nơi họp hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng (5/1941)
8
Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân thành lập (22/12/1944)
Hình ảnh: 34 cán bộ, chiến sĩ Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân long trọng tuyên đọc Mười lời thề danh dự
Video: Hoàn cảnh Quân đội Nhân dân Việt Nam ra đời
9
Nhật đảo chính lật đổ Pháp trên toàn Đông Dương (9/3/1945)
10
Cao trào kháng Nhật cứu nước (3/1943 – 4/1944)
Video: Cao trào kháng Nhật cứu nước
11
Hội nghị Quân sự cách mạng Bắc Kỳ đƣợc triệu tập (15/4/1945)
12 Khu giải phóng Việt Bản đồ Khu
TT Nội dung của sự kiện Bản đồ Hình ảnh và video Ghi chú Bắc đƣợc thành lập trở
thành căn cứ địa chính của cách mạng (4/6/1945)
giải phóng Việt Bắc
13
Uỷ ban khởi nghĩa toàn quốc ra “Quân lệnh số 1” phát lệnh
khởi nghĩa
(13/18/1945)
Hình ảnh: Quân lệnh số 1 quyết định của Ủy ban khởi nghĩa; Lệnh tổng khởi nghĩa đƣợc phát hành rộng rãi và đƣợc toàn thể nhân dân đồng tình hưởng ứng
14
Hội nghị Toàn quốc của Đảng Cộng sản Đông Dương họp tại Tân Trào (13/8/1945 - 15/8/1945)
Hình ảnh: Cây đa Tân Trào – di tích lịch sử ở Tân Trào, Tuyên Quang
15
Phát xít Nhật đầu hàng đồng minh (14/8/1945)
Hình ảnh: Tướng Mỹ Douglas McArthur ký nhận đầu hàng vô điều kiện của Nhật; Ngoại trưởng Nhật Shigemitsu ký văn kiện đầu hàng Đồng minh của Nhật Bản - ngày 2/9/1945 trên chiến hạm USS Missouri
TT Nội dung của sự kiện Bản đồ Hình ảnh và video Ghi chú
16
Đại hội quốc dân họp ở Tân Trào quyết định tổng khởi nghĩa trong cả nước (16/8/1945 - 17/8/1945)
Hình ảnh: Đình Tân Trào – nơi diễn ra Đại hội đại biểu quốc dân năm 1945
17
Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám năm 1945 (19/8/1945)
Bản đồ Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám năm 1945
Hình ảnh: các hình ảnh thể hiện diễn biến cách mạng tháng Tám
Video: Diễn biến khởi nghĩa cách mạng tháng Tám
Bản đồ cần bổ sung (chƣa có trong SGK)
18
Vua Bảo Đại thoái vị (30/8/1945)
Hình ảnh: Không gian tái hiện cảnh vua Bảo Đại thoái vị
19
Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản “Tuyên ngôn Độc lập” (2/9/1945)
Hình ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, ngày 2/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình lịch sử.
Video: Hồ Chí Minh độc tuyên ngôn độc lập tại quảng trường Ba Đình Hà Nội
3.2.2. Các yêu cầu về số lượng, nội dung và hình thức thể hiện bản đồ
Từ những nhận định và phân tích hiện trạng của bản đồ trong SGK lịch sử đã đƣợc phân tích (mục 3.1), có thể đƣa ra một số đề xuất cải tiến nhƣ sau:
Về số lượng
Cần bổ sung bản đồ lịch sử để minh họa một số sự kiện lịch sử có thể đƣợc cụ thể hóa bằng bản đồ, là những sự kiện có gắn với vị trí, địa danh cụ thể (xem bảng 3.1).
Ngoài ra, khi trình bày thêm thông tin về các địa danh có liên quan với các sự kiện diễn ra trong bài học lịch sử, cần có bản đồ thể hiện tương ứng vị trí của từng địa danh.
Về nội dung và hình thức thể hiện bản đồ
Về nội dung thể hiện, bên cạnh yếu tố về không gian, cần đảm bảo yếu tố thời gian cũng đƣợc thể hiện nhằm giúp cho học sinh có thể hình dung đƣợc sự kiện lịch sử xảy ra trong bối cảnh không gian và diễn biến thời gian nhƣ thế nào. Điều này có thể thực hiện bằng hai cách: (1) với mỗi sự kiện diễn ra, nên có chú thích trực tiếp trên bản đồ (ghi chú trên ký hiệu) về thời điểm diễn ra tương ứng; (2) tận dụng cách thức tổ chức theo từng lớp (layers) của GIS để thể hiện cho từng sự kiện lịch sử, theo đó, với mỗi lớp bản đồ tương ứng với từng nội dung của sự kiện lịch sử thay vì thể hiện cho toàn bộ nội dung sự kiện nhƣ bản đồ giấy.
Về hình thức thể hiện, cần sử dụng kí hiệu một cách thống nhất, tránh sử dụng cùng một kí hiệu để diễn tả cho nhiều đối tƣợng khác nhau. Ví dụ nhƣ nhất quán trong việc sử dụng màu sắc trong việc phân biệt khi thể hiện các kí hiệu thuộc về quân ta và địch, sử dụng cùng kiểu cấu trúc để thể hiện mũi tiến quân hay rút lui.
Đồng thời, việc sử dụng các kí hiệu tƣợng hình trong bản đồ SGK lịch sử là điều cần thiết, vì đây là kí hiệu gần gũi với đối tượng thật, dễ liên tưởng, dễ gợi nhớ, phù hợp với tâm sinh lý học sinh. Ngoài ra, cần tận dụng tối đa khả năng diễn đạt của kí hiệu (hình dạng, cấu trúc, độ dày, màu sắc) để thể hiện các sự kiện lịch
tên để phân biệt mũi tiến công giữa ta và địch; dùng cấu trúc kí hiệu để phân biệt giữa hướng tiến công và hướng rút quân; dùng kí hiệu thể hiện loại binh đặt vào bên trong kí hiệu mũi tên để phân biệt loại binh; hoặc độ dày của kí hiệu để thể hiện quy mô lực lƣợng ….
Hình 3.4 Khả năng diễn đạt của kí hiệu
Về yếu tố bổ sung, cần định vị vị trí địa bàn đó bằng bản đồ phụ (overview).
Mở rộng nội dung bản đồ bằng các hình ảnh, video… nhằm nâng tính sinh động cho bài học. Bên cạnh đó, ứng với mỗi sự kiện cần bổ sung thêm các thông tin về các địa điểm và nhân vật liên quan. Ngoài ra, cần thể hiện tỉ lệ (thường là dạng thước) trên bản đồ.
3.2.3. Các yêu cầu về giao diện chức năng của chương trình ứng dụng 3.2.3.1. Các yêu cầu chung
Về giao diện, nội dung của chương trình cần được trình bày rõ ràng, tạo thuận lợi cho người sử dụng truy cập đến nội dung mình quan tâm.
Về chức năng của chương trình ứng dụng, cần đa dạng hóa các cách tiếp cận – cho phép người sử dụng có thể tìm đến nội dung mình quan tâm bằng nhiều “con đường” như từ giai đoạn lịch sử, từ sự kiện lịch sử; nhân vật lịch sử hoặc địa điểm lịch sử…Các cách tiếp cận này cần có tính liên kết đa chiều với nhau, ví dụ nhƣ khi người sử dụng truy cập đến sự kiện lịch sử bất kì thì cũng có thể dễ dàng truy cập đến các nhân vật lịch sử hoặc địa điểm lịch sử có liên quan và ngƣợc lại…Các hướng tiếp cận bao gồm:
Tiếp cận các sự kiện lịch sử theo thời gian: trình bày các sự kiện theo từng giai đoạn lịch sử.
Tiếp cận theo các địa danh lịch sử: trình bày thêm thông tin về các địa danh có liên quan với các sự kiện diễn ra trong bài học lịch sử. Mỗi địa danh lịch sử sẽ được định vị tương ứng trên bản đồ.
Tiếp cận theo các các nhân vật lịch sử: trình bày thêm thông tin về cuộc đời, thân thế và sự nghiệp của các nhân vật có liên quan với các sự kiện lịch sử diễn ra trong bài học.
Ngoài ra, mỗi nội dung cần có công cụ tìm kiếm nhằm hỗ trợ người sử dụng truy vấn thông tin trong cơ sở dữ liệu của chương trình. Khi lệnh truy vấn hoàn thành, chương trình sẽ liệt kê các kết quả tìm kiếm được và người sử dụng có thể lựa chọn và truy cập đến dữ liệu mà mình tìm kiếm.
3.2.3.2. Các yêu cầu về hỗ trợ tương tác với bản đồ lịch sử
Đối với bản đồ được xây dựng trong chương trình, các chức năng hỗ trợ cụ thể bao gồm:
Quản lý các lớp bản đồ : GIS quản lý các đối tƣợng trên bản đồ theo từng lớp bản đồ. Người sử dụng có thể tùy ý giữ lại hoặc ẩn đi các lớp bản đồ sao cho phù hợp với tiến trình của bài giảng.
Phóng to, thu nhỏ bản đồ: Công cụ này thuận lợi cho người sử dụng linh động trong việc phóng to (xem cận cảnh), thu nhỏ bản đồ (xem khái quát) một địa điểm/khu vực nào đó trên bản đồ.
Di chuyển bản đồ: Công cụ này giúp di chuyển bản đồ đến khu vực cần quan tâm.
Tải bản đồ: Chức năng này cho phép người sử dụng tải các bản đồ định dạng ảnh (.jpg) hoặc Layered PDF (.pdf) về máy tính cá nhân. Đối với bản đồ định dạng Layered PDF, ƣu điểm của định dạng này thể hiện ở chỗ mỗi bản đồ PDF có thể lưu trữ và thể hiện theo từng lớp (layer) cho phép bật tắt hiển thị.
Điều này tạo thuận lợi cho giáo viên có thể ẩn/hiện các lớp bản đồ theo mạch của bài giảng. Định dạng PDF này có thể đƣợc đọc ở các phần mềm hỗ trợ PDF chuyên dùng nhƣ: Foxit Reader, Adobe Reader….
Những phân tích và yêu cầu đã trình bày ở trên là cơ sở để tiến hành xây dựng xây dựng chương trình ứng dụng với nội dung lịch sử cụ thể và hoàn chỉnh về giao diện, các chức năng của chương trình.