CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.3. Khả năng của GIS trong việc xây dựng các bản đồ lịch sử
2.3.1. Chức năng xây dựng dữ liệu
Trên bản đồ nói chung và bản đồ lịch sử nói riêng, các đối tƣợng trên bản đồ có thể được thể hiện theo ba dạng là điểm, đường hoặc vùng. Ví dụ như các điểm thể hiện vị trí đóng quân của địch, các đường thể hiện các hướng tiến công của ta…
Hiện nay, các phần mềm GIS đều hỗ trợ đa dạng các công cụ xây dựng các loại dữ liệu này từ việc thêm mới, chỉnh sửa, xóa...
Các sự kiện lịch sử luôn có nội dung “cái gì xảy ra ở đâu vào thời điểm nào”.
Ngôn ngữ thông thường mô tả rất đầy đủ sự kiện và thời điểm nhưng lại hạn chế khi mô tả địa điểm và không gian xảy ra, ngôn ngữ bản đồ thường chỉ rõ được vị trí nhƣng hạn chế trong mô tả về nội dung và thời điểm. Việc sử dụng GIS có thể giúp cải thiện các hạn chế này bởi dữ liệu GIS không chỉ có dữ liệu không gian – dữ liệu bản đồ mà còn có dữ liệu thuộc tính. Dữ liệu bản đồ giúp định vị vị trí các đối tƣợng/hiện tƣợng trong không gian. Việc tổ chức thành các lớp bản đồ (layer) tạo điều kiện thuận lợi thể hiện khía cạnh về thời gian của sự kiện lịch sử (bật/tắt các lớp). Dữ liệu thuộc tính được lưu trữ trong các bảng bao gồm các thông tin mô tả đặc điểm tương ứng với từng đối tượng trên lớp bản đồ, giúp mở rộng thêm thông tin về các đối tƣợng trên bản đồ.
2.3.2. Chức năng biên tập, hiển thị dữ liệu
Các kí hiệu đƣợc sử dụng trên bản đồ lịch sử rất đa dạng, khi là các kí hiệu hình học thể hiện vị trí các điểm địa danh, hoặc các mũi tên thể hiện sự tiến công…;
khi là các kí hiệu tƣợng hình thể hiện nơi khởi nghĩa, hoặc nơi đóng đô…; khi là các vùng đƣợc tô màu hoặc trải nét để thể hiện vùng giải phóng hoặc các vùng căn cứ
du kích…Không chỉ đa dạng về loại kí hiệu mà với mỗi loại còn có sự đang dạng về cách thức thể hiện nhƣ về màu sắc, về hình dạng…
Hình 2.1 Sự đa dạng về kí hiệu trong bản đồ lịch sử Nguồn: Phan Ngọc Liên & nkk, 2010
Các phần mềm GIS hiện nay đều hỗ trợ hầu nhƣ đầy đủ việc trình bày và hiển thị các loại kí hiệu trên cũng nhƣ các cách thức thể hiện cho từng loại kí hiệu.
Ngoài các nguồn kí hiệu sẵn có trong phần mềm, người sử dụng có thể thêm các kí hiệu bên ngoài vào với định dạng tương thích mà phần mềm hỗ trợ.
Hình 2.2 Các kí hiệu trong trong phần mềm Quantum GIS (QGIS)
Dữ liệu GIS gồm hai phần không gian và thuộc tính, trong đó phần thuộc tính là cơ sở để phần mềm tự động định dạng kí hiệu cho các đối tƣợng. Các đối tƣợng có cùng thuộc tính sẽ đƣợc định dạng giống nhau.
Hình 2.3 Định dạng kí hiệu dựa theo giá trị của thuộc tính tương ứng với từng đối tượng
Ngoài ra, phần thuộc tính cũng là cơ sở để phần mềm tự động thể hiện một hoặc nhiều đặc điểm được lưu trong bảng thuộc tính lên từng đối tượng tương ứng trên bản đồ (gán nhãn). Khi cần thiết, các mô tả thuộc tính có thể được ghi tường minh trên bản đồ, nhƣng nếu không quá quan trọng hoặc không đủ không gian thể hiện, ta có thể xem riêng bằng cách nhấp chuột, không làm ảnh hưởng tính rõ ràng và thẩm mỹ của bản đồ mà vẫn đảm bảo sự đầy đủ về nội dung.
Hình 2.4 Thể hiện thông tin của đối tượng dựa theo giá trị thuộc tính tương ứng 2.3.3. Chức năng hỗ trợ tương tác bản đồ
Không những hỗ trợ chức năng biên tập, hiển thị dữ liệu bản đồ, các phần mềm GIS còn có các công cụ hỗ trợ cho người sử dụng tương tác với bản đồ. So với bản đồ giấy, đây là chức năng góp phần làm cho việc sử dụng bản đồ trở nên sinh động, thú vị hơn.
Người sử dụng có thể tùy chỉnh việc hiển thị nội dung bản đồ bằng cách bật hoặc tắt các lớp bản đồ. Chức năng này sẽ đƣợc tận dụng để trình bày bản đồ lịch sử theo từng thời điểm, giáo viên có thể bật tắt các lớp bản đồ theo thứ tự xuất hiện của từng sự kiện tương ứng để làm rõ tiến trình.
Các công cụ di chuyển, phóng to, thu nhỏ tỷ lệ bản đồ… giúp đọc bản đồ ở các tỷ lệ khác nhau, từ khái quát đến chi tiết trên các phạm vi khác nhau trên bản đồ. Đây là đặc điểm không thể thực hiện đƣợc trên bản đồ giấy, khi mà các đối tƣợng đƣợc cố định về tỷ lệ trong một khổ giấy nhất định.
Các khả năng của GIS trong việc xây dựng bản đồ lịch sử được trình bày ở trên cần được xem xét để xây dựng về hình thức và nội dung bản đồ lịch sử của chương trình ứng dụng sao cho đảm bảo tính thẩm mỹ, trực quan. Đồng thời cũng cần xem xét các chức năng hỗ trợ của GIS nhằm mang đến cách thức sử dụng bản đồ sinh động hơn (so với bản đồ giấy).