ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN THỊ XÃ DĨ AN

Một phần của tài liệu Đánh giá rủi ro môi trường do quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa tại thị xã dĩ an, tỉnh bình dương và giải pháp giảm thiểu (Trang 23 - 28)

Dĩ An là một thị xã nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Bình Dương, nằm cách tỉnh lỵ Bình Dương khoảng 25km. Dĩ An tiếp giáp với Thủ Đức – TP.HCM (cách trung tâm TP.HCM 30km) và cách Thành phố Biên Hòa khoảng 20km và là cửa ngõ quan trọng để đi các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và các tỉnh phía Bắc.

Toạ độ địa lý:

+ Từ 10o55’00’’ đến 10o59’00’’ vĩ độ Bắc.

+ Từ 106o17’00’’ đến 106o48’45” kinh độ Đông

Thị xã Dĩ An là thị xã thuộc vùng Đông Nam Bộ nằm ở phía Nam tỉnh Bình Dương và có ranh giới hành chính như sau:

+ Phía Bắc giáp: thị xã Tân Uyên - tỉnh Bình Dương.

+ Phía Nam giáp: quận 9 - thành phố Hồ Chí Minh.

+ Phía Đông giáp: thành phố Biên Hoà - tỉnh Đồng Nai.

+ Phía Tây giáp: quận Thủ Đức – thành phố Hồ Chí Minh và thị xã Thuận An - tỉnh Bình Dương.

Hình 1. 1. Bản đồ hành chính thị xã Dĩ An

(Nguồn: http://dian.binhduong.gov.vn/web/)

Thị xã Dĩ An được tái lập theo Nghị định số 58/1999/NĐ-CP, ngày 23/7/1999 của Chính phủ và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/9/1999. Ngày 13/01/2011, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 04/NQ-CP về việc thành lập thị xã Dĩ An, thành lập các phường thuộc thị xã Dĩ An và thành lập thị xã Thuận An, thành lập các phường thuộc thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương. Theo Nghị quyết số 04/NQ-CP, thị xã Dĩ An được thành lập trên cơ sở toàn bộ 6.010 ha diện tích tự nhiên của huyện Dĩ An, có 7 đơn vị hành chính trực thuộc (7 phường).

Bảng 1. 1. Diện tích tự nhiên của thị xã theo đơn vị hành chính

(Nguồn: Phòng Tài Nguyên và Môi Trường Thị xã Dĩ An năm 2012)

1.1.2. Địa hình và địa chất công trình

Thị xã Dĩ An có độ cao trung bình so với mặt nước biển: 35-38m, biến đổi thấp dần từ Tây sang Đông. Khu vực phía Tây (phường An Bình và Dĩ An) có độ cao khoảng 35-40m, chiếm 85% diện tích tự nhiên (DTTN) của Thị xã. Khu vực phía Đông (các phường Tân Bình, Tân Đông Hiệp, Đông Hòa, Bình An, Bình Thắng) có địa hình khá thấp (khoảng 2-3m), chỉ chiếm 15% DTTN. Trong địa bàn Thị xã có Núi Châu Thới với độ cao 85m nhưng diện tích không lớn (khoảng 23ha).

STT Tên Phường Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

1 Phường Dĩ An 1.039,17 17,33

2 Phường An Bình 339,85 5,67

3 Phường Đông Hòa 1.025,74 17,11

4 Phường Tân Đông Hiệp 1.403,08 23,40

5 Phường Bình An 603,45 10,07

6 Phường Bình Thắng 546,84 9,12

7 Phường Tân Bình 1.036,84 17,30

Tổng cộng 5.994,97 100,00

Trên 80% DTTN có địa chất công trình tốt, cường độ chịu nén trên 2kg/cm2, phân bố ở thị xã Dĩ An và các vùng lân cận. Một số khu vực bên dưới tầng đất mặt có tầng đá dày hiện đang khai thác đá xây dựng, phân bố ở các phường Tân Đông Hiệp, Đông Hòa, Bình An. Khu vực phía Đông giáp sông Đồng Nai có nền địa chất yếu, ít thích hợp cho xây dựng.

1.1.3. Khí hậu

Thị xã Dĩ An nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới cận xích đạo - gió mùa, nhiệt độ cao đều quanh năm, ánh sáng dồi dào, một năm có hai mùa mưa và khô rõ rệt. Các trị số khí hậu đặc trưng như sau:

- Nhiệt độ bình quân cao đều trong năm: 25,0oC- 27,0oC, tổng tích ôn lớn:

9.468oC-9.684oC/năm. Tổng lượng bức xạ cao và ổn định 75-80 Kcal/cm2/năm.

- Nắng nhiều: 2.401 giờ/năm, trung bình 6,7 – 7,2 giờ/ngày, có đến 11 tháng nắng trong năm, bình quân số giờ nắng 200 giờ/tháng.

1.1.4. Thuỷ văn

Thị xã Dĩ An có mật độ sông, suối thấp và phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở phía Đông và Đông Nam của Thị xã. Đáng kể nhất là sông Đồng Nai, đoạn chạy qua Thị xã có chiều dài dưới 1km, trên đoạn này có cảng Bình Dương, đây là một trong những điểm mạnh của thị xã Dĩ An trong phát triển kinh tế.

Ngoài ra còn có một số suối chính như sau:

- Suối Siệp - suối Bà Lô: bắt nguồn từ khu phố Đông An – phường Tân Đông Hiệp chảy qua phía Bắc núi Châu Thới đến phường Bình An, Bình Thắng (đây là ranh giới giữa Thị xã Dĩ An và Tp. Biên Hòa).

- Suối Nhum: nằm phía Tây Nam Thị xã Dĩ An, là ranh giới giữa phường Đông Hòa và quận Thủ Đức- TP.HCM.

1.1.5. Các nguồn tài nguyên a. Tài nguyên đất

Về mặt thổ nhưỡng, đất đai của thị xã được chia làm 04 nhóm chính: loại đất nâu vàng có diện tích lớn nhất 4587,04 ha, chiếm 76,51% tổng diện tích tự nhiên (DTTN) toàn thị xã; kế tiếp là đất phù sa 956,00 ha chiếm 15,95% DTTN; đất xám gley 314,00 ha chiếm 5,24% DTTN và đất xói mòn trơ sỏi đá 77,00 ha; còn lại là sông suối chiếm diện tích 60,93 ha.

Bảng 1. 2. Cơ cấu các loại đất thị xã Dĩ An

STT Nhóm đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

1 Đất phù sa 956,00 15,95

2 Đất xám 314,00 5,24

3 Đất nâu vàng 4587,04 76,51

4 Đất xói mòn trơ sỏi đá 77,00 1,28

5 Đất sông suối 60,93 1,02

Tổng Cộng 5.994,97 100,00

(Nguồn: Phân viện Quy hoạch và Kinh tế Nông nghiệp năm 2010 ) b. Tài nguyên nước

Nước mặt: Nguồn cung cấp nước mặt chính là sông Đồng Nai và một số sông rạch như: suối Bà Lô, ... Tổng lưu lượng dòng chảy của hệ thống này đảm bảo cung cấp đủ nước cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt.

Nước ngầm: Độ sâu chứa nước từ 30 - 39m, chiều dày tầng chứa nước từ 20 - 30m, có thể phục vụ sinh hoạt và sản xuất công nghiệp khai thác chủ yếu ở các tầng chứa nước sau:

- Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Pleistocen dưới: Bề lớp chứa nước không lớn (1,26 29,5m), có chất lượng tốt nhưng do nằm ngay dưới thành tạo cách nước yếu có nơi khá mỏng nên gần mặt đất rất dễ bị nhiễm bẩn do con người gây ra.

- Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Pliocen giữa: Bề lớp chứa nước lớn, nước có chất lượng tốt, nhưng do nằm ngay dưới thành tạo thấm nước lộ trên mặt đất và nhiều nơi lớp cách nước khá mỏng lên rất dễ bị nhiễm bẩn do con người tạo ra, đây là tầng có thể khai thác nước cho công nghiệp và khai thác tập trung cung cấp nước cho người dân.

- Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Pliocen dưới: phân bố rất rộng, bề dày lớn, khả năng chứa nước từ giàu đến trung bình, chất lượng nước tốt.

c. Tài nguyên khoáng sản

Nguồn khoáng sản phi kim loại khá phong phú nằm rải rác trên toàn thị xã như đá xây dựng, đá vôi, cát xây dựng, đất sét sản xuất gạch ngói, đất pha sỏi đỏ. Nhưng chủ yếu là đá xây dựng với chất lượng rất tốt, đã được khai thác phục vụ cho các công trình xây dựng trong vài chục năm nay. Đến nay, đã có các mỏ đá ngừng khai thác và được chuyển mục đích sử dụng như: Mỏ đá Đông Hòa được chuyển thành hồ nước - khu bảo tồn ĐHQG TPHCM; mỏ đá Bình An được cải tạo thành hồ nước phục vụ cho khu du lịch hồ Bình An.

Một phần của tài liệu Đánh giá rủi ro môi trường do quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa tại thị xã dĩ an, tỉnh bình dương và giải pháp giảm thiểu (Trang 23 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)