Hoạt động đô thị (sinh hoạt)

Một phần của tài liệu Đánh giá rủi ro môi trường do quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa tại thị xã dĩ an, tỉnh bình dương và giải pháp giảm thiểu (Trang 57 - 65)

3.1.2. Các Áp lực môi trường không khí

3.1.2.2 Hoạt động đô thị (sinh hoạt)

Hoạt động sinh hoạt của người dân trực tiếp hoặc gián tiếp gây ô nhiễm môi trường không khí.

Có 4 loại nhiên liệu được người dân sử dụng cho hoạt động đun nấu tại thị xã:

gas, dầu, than đá và củi.

Hiện tại Việt Nam chưa có số liệu thống kê chính thức về hệ số phát thải khí thải do hoạt động đun nấu của người dân vì vậy các số liệu của tổ chức WHO – 1993 và công trình “Nghiên cứu bước đầu đánh giá vị trí quan trắc môi trường không khí tự động tại tỉnh Đồng Nai” của Nguyễn Kiều Vân.

PM10 kg/ngày/người

TSP kg/ngày/người

SO2 kg/ngày/người

NO2 kg/ngày/người

CO kg/ngày/người

0,000249 0,000434 0,000091 0,000071 0,013700

Căn cứ vào hệ số phát thải và số liệu dân số, phát thải ô nhiễm vào môi trường không khí do sinh hoạt như sau:

Bảng 3. 5. Phát thải chất ô nhiễm của hoạt động công nghiệp

Năm PM10

kg/ngày

TSP kg/ngày

SO2 kg/ngày

NO2 kg/ngày

CO kg/ngày

2005 52 90 19 15 2839

2006 57 98 21 16 3109

2007 63 110 23 18 3469

2008 69 120 25 20 3800

2009 75 130 27 21 4100

2010 80 139 29 23 4390

Hoạt động sinh hoạt của người dân toàn thị xã phát thải hàng ngày khoảng 80 kg/ngày PM10, 139 kg/ngày TSP, 29 kg/ngày SO2, 23 kg/ngày NO2 và 4.390 kg/ngày CO.

3.1.3. Các Động lực sinh ra áp lực môi trường nước

Môi trường nước trên địa bàn Dĩ An chịu áp lực từ rất nhiều nguồn như: công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt…

Do chuyển đổi cơ cấu trong ngành kinh tế và quá trình đô thị hóa nên diện tích các loại cây trồng trên địa bàn thị xã đã giảm xuống đáng kể. Do đó, nhu cầu phân bón trên địa bàn đã giảm theo trong các năm gần đây. Chính vì vậy, áp lực từ hoạt động trồng trọt trên địa bàn cũng giảm xuống đáng kể.

Thị xã Dĩ An là đô thị có diện tích đất nông nghiệp ít. Năm 2009, đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn là 1.527 ha chiếm 25% diện tích toàn thị xã. Song, so với 2 đô thị còn lại thì thị xã Dĩ An có diện tích đất nông nghiệp thấp nhất tỉnh.

Bảng 3. 6. Diện tích đất trên địa bàn Thị Xã Dĩ An so với các đơn vị trong tỉnh Bình Dương

Đơn vị: ha Đơn vị hành

chính

Tổng diện tích Đất sản xuất nông nghiệp

Đất Lâm nghiệp

Đất chuyên

dùng

Đất ở

Tp. Thủ Dầu Một 8788 3.333,00 2990 1891

Dầu Tiếng 72139 59745 2620 2586 687

Bến Cát 58437 46424 117 9095 1100

Phú Giáo 54378 41070 6424 4174 728

Tân Uyên 61344 45748 3354 8843 1122

TX. Dĩ An 6010 1527 3 3226 965

TX. Thuận An 8426 3325 2921 1614

Tổng 269522 201173 12519 33834 8107

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương, 2011)

Bảng 3. 7. Cơ cấu diện tích đất trên địa bàn thị xã Dĩ An so với các đơn vị trong tỉnh Bình Dương

Đơn vị: % Đơn vị hành chính Tổng

diện tích

Đất sản xuất nông

nghiệp

Đất Lâm

nghiệp Đất chuyên dùng

Đất ở

Tp. Thủ Dầu Một 100 37,9 34 32,9

Dầu Tiếng 100 82,82 3,6 3,6 0,95

Bến Cát 100 79,44 0,2 15,6 1,9

Phú Giáo 100 75,53 11,8 7,7 1,3

Tân Uyên 100 74,58 5,5 14,4 1,8

TX. Dĩ An 100 25,41 0,1 53,7 16,1

TX. Thuận An 100 39,46 34,7 19,2

Tổng 100 74,6 4,6 12,6 3

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương, 2011) Bảng 3. 8: Tổng lượng phân bón được sử dụng trên địa bàn

Năm Lúa Rau

đậu Lạc Cao

su

Hồ

tiêu Điều Tổng Hệ số sử2

dụng phân bón

305 kg/ha 775 kg/ha

305 kg/ha

385 kg/ha

550 kg/ha

520

kg/ha tấn/năm

1997 345 185 143 5 1 37 715

1998 319 241 126 5 1 30 721

1999 310 250 123 4 1 23 710

2000 290 181 43 4 2 31 551

2001 224 186 48 4 1 23 487

2002 218 216 36 3 1 17 492

2003 172 233 7 2 1 16 431

2004 173 229 5 2 1 14 424

2 Hệ số được lấy dựa trên các định mức của Cục Trồng trọt.

Năm Lúa Rau

đậu Lạc Cao

su

Hồ

tiêu Điều Tổng

2005 139 241 6 2 1 10 398

2006 124 206 4 1 - 7 343

2007 120 210 5 1 - 7 342

2008 40 103 4 0 - 4 151

2009 35 112 4 1 - 5 157

2010 31 125 6 1 - 4 167

Tổng lượng phân bón được sử dụng trong nông nghiệp trên địa bàn Dĩ An giảm xuống đáng kể trong các năm qua. Đến nay, ước tính lượng phân bón sử dụng trên địa bàn khoảng 167 tấn/năm, giảm xuống 4,3 lần so với năm 1997 và 2,4 lần so với năm 2005. Lượng phân bón hóa học giảm nguyên nhân chính là do chuyển dịch cơ cấu kinh tế làm diện tích đất nông nghiệp thu hẹp.

Bên cạnh trồng trọt, hoạt động nuôi trồng thủy sản giảm xuống đáng kể. Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản trên địa bàn thị xã Dĩ An thấp. Tuy nhiên, những năm gần đây thì hoạt động nuôi trồng thủy sản trên địa bàn có xu hướng tăng lên, đạt 18 ha năm 2010, cao hơn 2 đô thị Thủ Dầu Một và Thuận An.

Hình 3.6. Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương, 2009, 2011)

Mặc dù diện tích nuôi trồng thủy sản trên địa bàn không nhiều và có nhiều biến động. Đến năm 2010, sản lượng thủy sản trên địa bàn đạt 181 tấn/năm, giảm 25% so với năm 2005. Hoạt động nuôi trồng thủy sản cũng là một trong những động lực gây ô nhiễm môi trường nước vì nước thải của hoạt động nuôi trồng thủy sản thường chứa hàm lượng BOD, COD và dinh dưỡng cao làm ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt.

Hình 3.7. Sản lượng thủy sản TX. Dĩ An

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương, 2009, 2011)

3.1.4. Các áp lực lên môi trường nước

Hiện nay môi trường nước sông, suối và kênh rạch trên địa bàn Dĩ An đang chịu áp lực rất lớn từ các nguồn thải: nước thải sinh hoạt, dịch vụ và công nghiệp…

Nhu cầu nước sinh hoạt

Dựa trên định mức nhu cầu nước của QCVN 33:2006 của Bộ Xây dựng có thể ước lượng được nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt trên địa bàn: thành thị 120 lít/người.ngày đêm. Kết quả tính toán cho thấy, nhu cầu nước sinh hoạt trên địa bàn thị xã tăng liên tục qua các năm. Đến nay, tổng lượng nhu cầu nước phục vụ cho sinh hoạt đạt 12,31 triệu m3, tốc độ tăng trung bình 9%/năm. Nhu cầu nước sinh hoạt lớn và tăng nhanh sẽ góp phần làm tăng lượng nước thải sinh hoạt. Dĩ An cũng giống như các đô thị khác ở Việt Nam là chưa có hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tập trung trước khi

thải ra các nguồn tiếp nhận. Chính vì vậy, áp lực môi trường lên môi trường nước sông, suối và kênh rạch trên địa bàn là rất lớn.

Hình 3.8. Nhu cầu nước sinh hoạt

Bên cạnh, nhu cầu nước thải sinh hoạt thì nhu cầu nước của các ngành dịch vụ tại Dĩ An cũng là một trong những áp lực lớn lên môi trường nước.

Để ước lượng nhu cầu nước trong ngành dịch vụ, tác giả vận dụng công trình nghiên cứu của Viện Khoa học Hệ thống Trung Quốc đã nghiên cứu và đưa ra hệ số sử dụng nước cho tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc. Nghiên cứu này được sự tài trợ của Qũy Khoa học Thiên nhiên Quốc gia và Ngân hàng Thế giới (Xikang, C. 2000) và tài liệu đánh giá nhanh của WHO – 1993 và một số tài liệu khác.

Bảng 3. 9. Hệ số nhu cầu nước ngành dịch vụ

Lĩnh vực Hệ số nhu cầu nước Nguồn TLTK

Thương mại 1,6 m3/3,33 triệu đồng.năm XIKANG, C.

2000 Nhà hàng, khách sạn, du lịch 4,4 m3/3,3 triệu đồng.năm

Vận chuyển hàng khách 1,8 m3/3,3 triệu đồng.năm Vận chuyển hàng hóa 5,8 m3/3,3 triệu đồng.năm Dịch vụ khác 4,4 m3/3,3 triệu đồng.năm Y tế

3 Năm 2000, 1 CNY = 1850 VNĐ, sắp xỉ 3300 đồng . 1000 CNY = 3.300.000 VNĐ

+ Số giường bệnh 350 l/giường bệnh.ngay đêm DFID. 2003 + Lao động ngành y tế 65 L/nhân viên.ngày đêm DFID. 2003 Giáo dục

+ Học sinh mầm non 20 l/ngày

IRRIGATION, M. O. W. A.

2011

+ Học sinh phổ thông 25 l/ngày DFID. 2003

+ Sinh viên TCCN, cao đẳng -

đại học 50 l/ngày

+ Lao động ngành giáo dục 65 l/giáo viên.ngày Công trình dịch vụ công cộng 10% nhu cầu nước sinh hoạt Kết quả tính toán nhu cầu nước ngành dịch vụ trên địa bàn tỉnh như sau:

Hình 3.9. Nhu cầu nước ngành dịch vụ

Theo biểu đồ cho thấy, nhu cầu nước trong ngành dịch vụ tăng liên tục và nhanh trong các năm qua. Đến năm 2010, tổng nhu cầu nước trong ngành dịch vụ của Dĩ An là 4,15 triệu m3/năm, tăng trung bình 28%/năm. So với các đô thị khác trên địa bàn thì Dĩ An là đô thị có nhu cầu nước ngành dịch vụ thấp nhất tỉnh. Với tốc độ tăng nhu cầu nước ngành dịch vụ như hiện nay cùng với quá trình đô thị hóa nhanh trên địa bàn, trong tương lai nhu cầu nước ngành dịch vụ tại Dĩ An sẽ rất lớn.

Công nghiệp

Theo Trung Tâm Công nghệ Môi trường (ENTEC), 2009, Tổng Cục Môi trường, 2010 trung bình 1 ha diện tích KCN cần 50 m3 nước/ngày. Theo đó, ước lượng tổng lượng nước thải KC công nghiệp trên địa bàn TX. Dĩ An là 38.900 m3/ng.đ.

Bảng 3. 10. Lưu lượng nước thải phát sinh của các KCN tại thị xã Dĩ An năm 2011 Tên khu/cụm công nghiệp Địa điểm Diện tích

(ha)

Nước thải m3/ng.đ

Tổng cộng 808,7 38.900

Khu CN Sóng Thần 1 Dĩ An 178 8.900

Khu CN Sóng Thần 2 Dĩ An-

T.Đ.Hiệp 284,9 14.245

Khu CN Bình Đường An Bình 16,5 825

Khu CN T.Đ.Hiệp A T. Đ. Hiệp 52,8 2.640

Khu CN T.Đ.Hiệp B T. Đ. Hiệp 161,9 8.095

Khu CNdệt may Bình An Bình An 25,9 1.295

Cụm CN Vũng Thiện T. Đ. Hiệp 58 2.900

Cả 6 KCN trên địa bàn thị xã đều có hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN, xử lý nước thải đạt quy chuẩn QCVN 24:2009/BTNMT – Cột A trước khi thải vào nguồn tiếp nhận.

Tổng tải lượng phát thải khi hoạt động hoàn chỉnh cho cả các KCN trên địa bàn:

BOD5 5.329 kg/ngày, COD 12.409 kg/ngày, tổng N 2.334 kg/ngày, tổng P 700 kg/ngày và SS 8.636 kg/ngày.

Bảng 3. 11.Tổng tải lượng nước thải phát sinh do hoạt động công nghiệp trên địa bàn thị xã Dĩ An năm 2011

Tên khu/cụm công nghiệp BOD5 kg/ngày

COD kg/ngày

Tổng N kg/ngày

Tổng P kg/ngày

SS kg/ngày

Tổng cộng 5.329 12.409 2334 700 8.636

Khu CN Sóng Thần 1 1.219 2.839 534 160 1.976

Khu CN Sóng Thần 2 1.952 4.544 854,7 256 3.162

Khu CN Bình Đường 113 263 49,5 15 183

Khu CN T.Đ.Hiệp A 362 842 158,4 48 586

Khu CN T.Đ.Hiệp B 1.109 2.582 485,7 146 1.797

Khu CNdệt may Bình An 177 413 77,7 23 287

Cụm CN Vũng Thiện 397 925 174 52 644

Một phần của tài liệu Đánh giá rủi ro môi trường do quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa tại thị xã dĩ an, tỉnh bình dương và giải pháp giảm thiểu (Trang 57 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)