Các công trình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu Đánh giá rủi ro môi trường do quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa tại thị xã dĩ an, tỉnh bình dương và giải pháp giảm thiểu (Trang 32 - 36)

1.2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ RỦI RO MÔI TRƯỜNG

1.2.2. Các công trình nghiên cứu trong nước

Ở Việt Nam hiện nay cũng có quan tâm đến vấn đề rủi ro môi trường ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng, tuy nhiên các nghiên cứu cũng chưa có nhiều, điển hình có các nghiên cứu sau:

- Đánh giá rủi ro môi trường ban đầu tại thành phố Đà Nẵng, thuộc chương trình hợp tác khu vực trong quản lý môi trường các biển Đông Á, UBND Đà Nẵng thực hiện.

+ Những vấn đề ưu tiên đối với các hành động quản lý được xác định, kể cả các lỗ hổng thông tin và tính không chắc chắn của dữ liệu.

+ Nghiên cứu này không chỉ làm nổi bật tầm quan trọng của sự cộng tác liên ngành, liên cơ quan mà còn cung cấp các thông tin khoa học có giá trị cho quá trình ra quyết định.

+ Nghiên cứu bao gồm hai nội dung chính, đánh giá hồi cố rủi ro và đánh giá dự báo rủi ro. Các tác nhân gây rủi ro được xem xét bao gồm các chất dinh dưỡng, DO, BOD, COD, Chất rắn lơ lửng (TSS), coliforom, thuốc bảo vệ thực vật, xianua, phenol, kim loại nặng, dầu/mỡ.

+ Kết quả của quá trình đánh giá trên đã đưa ra được các hệ số rủi ro đối với các nguồn tiếp nhận và khoanh vùng những nơi có khả năng xảy ra rủi ro cao. Đồng thời cũng đề xuất những vấn đề còn thiếu sót và bổ sung nhằm hoàn thiện quy trình đánh giá.

+ Đây là một nghiên cứu lớn và bao quát về đánh giá rủi ro môi trường. Chúng ta có thể kế thừa sự hướng dẫn và những quy trình tính toán cơ bản làm nền tảng cho nghiên cứu.

- Nghiên cứu của Trần Hữu Hoan về nước ngầm bị nhiễm Arsen ở vùng Quỳnh Lôi, Hà Nội. Có nhiều nguyên nhân gây ra nhiễm Arsen cho nước ngầm như:

nước chảy qua vùng địa chất có chứa Arsen, thuốc trừ sâu chứa Arsen sử dụng trong nông nghiệp, nước thải của các nhà máy hóa chất có Arsen ngấm theo kẽ nứt xuống

mạch nước ngầm,…Arsen có trong đá, quặng, trong đất và vỏ phong hóa, không khí và nước, trong sinh vật và trầm tích bở rời.

Mặc dù nghiên cứu không đề cập đến vấn đề sức khỏe môi trường, nhưng các chất trong nước ngầm có khả năng gây nguy hại cho sức khỏe của người sử dụng, là một khía cạnh trong đánh giá rủi ro sức khỏe môi trường. Tập hợp những nghiên cứu như thế, sẽ tổng hợp được tác hại của các chất ô nhiễm trong nước ngầm đối với sức khỏe con người.

- Theo nghiên cứu của Đặng Ngọc Chánh về Tầm quan trọng của nước và các ảnh hưởng đến sức khỏe. Nước là nhân tố vận chuyển và trao đổi các chất, là dung môi của các phản ứng hữu cơ, là chất hoạt hóa các enzyme đặc biệt là các enzyme thủy phân trong cơ thể.Khi thành phần của nước chứa các chất với nồng độ vượt mức cho phép, là làm rối loạn các hoạt động trao đổi chất của cơ thể, tích tụ trong cơ thể gây biến đổi và gây hại cho sức khỏe tùy thuộc vào đặc tính, nồng độ chất tồn tại trong nước, đặc điểm cơ địa của vật chủ tiếp nhận.

Theo thống kê của Bộ Y tế, gần một nửa trong số 26 bệnh truyền nhiễm có nguyên nhân liên quan tới nguồn nước bị ô nhiễm, vệ sinh môi trường và ý thức vệ sinh cá nhân kém của người dân. Điển hình nhất là bệnh tiêu chảy cấp đang xuất hiện rải rác tại một số địa phương. Ngoài ra, có nhiều bệnh truyền nhiễm khác cũng liên quan tới nguồn nước như tả, thương hàn, các bệnh về đường tiêu hoá, viêm gan A, viêm não.

Tại Việt Nam, số người mắc các bệnh liên quan đến nguồn nước chiếm tới 50%

tổng số bệnh nhân nội trú. Tình hình mắc bệnh do nguyên nhân này đang có xu hướng tăng.

- Đặng Xuân Phi và Đỗ Kim Chung (2008) tiến hành đánh giá rủi ro thuốc bảo vệ thực vật thông qua chỉ số Tác động môi trường trong sản xuất súp lơ ở huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương: Rủi ro thuốc bảo vệ thực vật được đánh giá thông qua chỉ số tác động môi trường – EIQ (Environmental Impact Quotient). Nghiên cứu thực hiện tại hai xã Đại Đồng và Tân Kỳ, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương. Kết quả điều tra 120 nông

dân trồng súp lơ về tình hình sử dụng thuốc của hai xã cho thấy giá trị EIQ đạt ở mức trung bình và có xu hướng cao hơn so với mức an toàn. Loại thuốc dùng, liều lượng dùng, số lần phun, giới tính của người sử dụng và sự tham gia tập huấn của nông dân về thuốc BVTV có ảnh hưởng lớn đến giá trị EIQ và do đó ảnh hưởng đến mức độ rủi ro thuốc BVTV.

- Đánh giá rủi ro môi trường làm việc ở mỏ than hầm lò – trường hợp nghiên cứu ở mỏ than Vàng Danh, Quảng Ninh, Việt Nam (Phan Quang Văn và Hoàng Xuân Vũ, 2010): Bài báo trình bày khái quát các yếu tố rủi ro và hậu quả của một số tai nạn điển hình trong khai thác than anthracite ở vùng than Quảng Ninh, Việt Nam trong những năm gần đây. Các phương pháp đánh giá rủi ro được suy ra từ mô hình NAS và MaC đã được ứng dụng nhằm đề ra chiến lược phòng tránh và giảm thiểu tai nạn cho mỏ than Vàng Danh ở vùng than Quảng Ninh, Việt Nam.

- Nghiên cứu tập trung vào việc bước đầu đánh giá rủi ro sinh thái cho nước thải công nghiệp và rủi ro sức khỏe do ô nhiễm không khí đối với công nhân giới hạn tại KCN Vĩnh Lộc và KCN Tân Thới Hiệp. Phương pháp đánh giá rủi ro bán định lượng RQ (risk quotient) và HQ (hazard quotient) được sử dụng trong đánh giá rủi ro sinh thái và sức khỏe.Ngoài ra, ma trận rủi ro cũng được sử dụng trong đánh giá rủi ro sinh thái cho nước thải công nghiệp với môi trường nước mặt. Các kết quả đánh giá rủi ro cho biết khu vực nào gây rủi ro cao, trung bình, thấp của nước thải công nghiệp đối với môi trường và so sánh các rủi ro tại KCN có hệ thống xử lý nước thải tập trung (XLNTTT) và không có hệ thống XLNTTT

Các nghiên cứu về đánh giá rủi ro môi trường nói chung, bước đầu đánh giá rủi ro sức khỏe và sinh thái nói riêng ở Việt Nam còn là một lĩnh vực mới, chưa được thực hiện nhiều. Ngoài ra với những khó khăn về số liệu, kinh phí nên các nghiên cứu trước đây tại Việt Nam chỉ tiến hành đánh giá bán định lượng cho các rủi ro sức khỏe và sinh thái.

- Giáo trình “Độc học Môi trường và sức khỏe con người”, Trịnh Thị Thanh, Đại học KHTN, ĐHQG Hà Nội đã nghiên cứu về ảnh hưởng của các chất hóa học với

cơ thể như thế nào và sự hấp thu, phân bố và đào thải của cơ thể đối với các chất.

Trong đó hóa chất tiếp xúc với cơ thể qua 3 con đường: da, biểu mô của hệ tiêu hóa, biểu mô của hệ hô hấp. Nhìn chung, độc chất hấp thụ vào cơ thể qua đường tiêu hóa ít hơn so với đường da và biểu mô của hệ hô hấp. Độ độc của các chất sẽ bị giảm bớt khi qua đường tiêu hóa do tác động của dịch tiêu hóa.

+ Phổi người có diện tích tiếp xúc với không khí là 90 m2, trong đó 70 m2 là diện tích tiếp xúc của phế nang. Mạng lưới mao mạch của phổi có diện tích tới 140 m2. Để Xâm nhập vào máu, độc chất phải vượt qua được các màng này trước khi tấn công lên một khu vực nào đó của cơ thể. Ngay khi một độc chất đã vượt qua các màng, nó vào vòng tuần hoàn máu và mang đi khắp cơ thể với một số dạng khác nhau:

+ Phản ứng sinh học đối với một hóa chất nguy hại phụ thuộc trực tiếp vào liều lượng của hóa chất đó hấp thụ vào cơ quan nội tạng. Tác động của bất kỳ một độc chất nào cũng đều phụ thuộc chủ yếu vào nồng độ của nó tại khu vực tác động.

Một phần của tài liệu Đánh giá rủi ro môi trường do quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa tại thị xã dĩ an, tỉnh bình dương và giải pháp giảm thiểu (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)