Diễn biến chỉ số chất lượng

Một phần của tài liệu Đánh giá rủi ro môi trường do quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa tại thị xã dĩ an, tỉnh bình dương và giải pháp giảm thiểu (Trang 68 - 78)

3.2. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ DĨ AN

3.2.1.2. Diễn biến chỉ số chất lượng

Hình 3.14. Diễn biến chỉ số chất lượng nước theo từng đợt

Diễn biến chỉ số chất lượng môi trường nước mặt theo các đợt quan trắc tại suối Siệp và Rạch Bà Hiệp cho thấy, chất lượng nước phụ thuộc vào mùa rất lớn.

Hình 3.15. Diễn biến chỉ số chất lượng nước mặt tại Suối Siệp và Rạch Bà Hiệp Qua biểu đồ cho thấy chất lượng nước mặt tại 2 điểm quan trắc đang có xu hướng diễn biến theo chiều hướng tốt. Trong đó chỉ số chất lượng nước tại suối Siệp liên tục tăng trong giai đoạn 2009 – 2014, đây là tín hiệu đáng mừng cho công tác quản lý môi trường trên địa bàn. Chất lượng nước hiện nay tại Suối Siệp và Rạch Bà Hiệp lần lượt

là 69 và 75. Cả 2 điểm đều có chỉ số chất lượng nước còn thấp – chỉ sử dụng được cho mục đích tưới tiêu.

Hình 3.16. Chỉ số chất lượng của từng chất ô nhiễm

So sánh chỉ số chất lượng của từng chất ô nhiễm trong nước giữa 2 thời kỳ 2009 và 2014 cho thấy: Thông số COD và NH3-N, và DO hiện nay tốt hơn và các chỉ số chất lượng của các thông số ô nhiễm còn lại dường như không thay đổi.

Hình 3.17. Chỉ số chất lượng của từng chất ô nhiễm

So sánh chỉ số chất lượng của từng chất ô nhiễm trong nước giữa 2 thời kỳ 2009 và 2014 tại rạch Bà Hiệp cho thấy: hầu hết các thông số ô nhiễm hiện nay đã được cải thiện, chỉ số chất lượng của các thông số ô nhiễm đều tăng cao so với trước đây.

Chỉ số chất lượng nước chỉ đánh giá dựa trên các thông số ô nhiễm điển hình trong môi trường nước, chưa đánh giá được toàn diện các chất ô nhiễm trong môi trường nước. Do đó, để hạn chế sự thiếu sót của chỉ số chất lượng nước và tận dụng tối đa kết quả quan trắc môi trường hiện nay. Tác giả đã tiến hành đánh giá toàn diện vấn đề ô nhiễm môi trường nước dựa trên phương pháp đánh giá mờ. Các thông số quan trắc môi trường được sử dụng một cách tối đa có thể, các thông số tính toán bao gồm:

nhiệt độ, pH, DO, TDS, EC, NaCl, độ đục, NO3-, NO2-, NH3-N, SS, COD, BOD5, Coliform.

Bảng 3. 12. Bậc ô nhiễm nước tại suối Siệp và rạch Bà Hiệp.

Kết quả đánh giá mờ toàn diện cho thấy vấn đề ô nhiễm môi trường nước tại Suối Siệp là bậc II – ô nhiễm nhẹ và rạch Bà Hiệp bậc IV – Ô nhiễm nặng.

Điểm quan trắc

Đợt quan

trắc

KẾT QUẢ

Kết luận Bậc Nhận xét

I II III IV V

RDA1 Đợt 1 0,05 0,01 0,00 0,01 0,93 0,93 I Chưa ô nhiễm RDA1 Đợt 2 0,06 0,10 0,07 0,00 0,77 0,77 II Ô nhiễm nhẹ RDA1 Đợt 3 0,04 0,00 0,02 0,02 0,92 0,92 I Chưa ô nhiễm RDA1 Đợt 4 0,11 0,02 0,03 0,00 0,84 0,84 II Ô nhiễm nhẹ RDA1 Đợt 5 0,89 0,01 0,03 0,01 0,06 0,89 II Ô nhiễm nhẹ RDA1 Đợt 6 0,09 0,02 0,04 0,01 0,83 0,83 II Ô nhiễm nhẹ RDA2 Đợt 1 0,14 0,16 0,70 0,00 0,00 0,70 III Ô nhiễm trung bình RDA2 Đợt 2 0,18 0,02 0,08 0,01 0,72 0,72 III Ô nhiễm trung bình RDA2 Đợt 3 0,91 0,06 0,03 0,00 0,00 0,91 I Chưa ô nhiễm RDA2 Đợt 4 0,35 0,41 0,23 0,00 0,00 0,41 IV Ô nhiễm nặng RDA2 Đợt 5 0,90 0,00 0,00 0,00 0,10 0,90 I Chưa ô nhiễm RDA2 Đợt 6 0,29 0,06 0,12 0,00 0,53 0,53 III Ô nhiễm trung bình

3.2.1.3. Các nguyên nhân ô nhiễm nước mặt lục địa

Nước thải do hoạt động công nghiệp chưa được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường, đặc biệt là nước thải từ các nhà máy, x

có tới 97% số lượng các đơn vị sản xuất nằm ngoài KCN có nước thải không đạt quy chuẩn Việt Nam về môi trường.

Nước thải sinh hoạt của người dân trên địa bàn thị xã chưa được thu gom và xử lý. Do đó các kênh rạch tại các khu vực dân cư sinh sống là nguồn tiếp nhận chính nước thải sinh hoạt. Điều này gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường nước tại suối Siệp và rạch Bà Hiệp.

Hoạt động chăn nuôi từ các hộ chăn nuôi và các nhà máy phân tán ở khu vực phường Đông Hòa, An Bình đang gây ô nhiễm cao nguồn nước.

Ngoài ra còn có một nguyên nhân khác rất quan trọng đó là các nguồn thải phía thượng lưu thị xã thải vào nguồn nước sông Sài Gòn và sông Thị Tính. Các nguồn thải này bao gồm cả các khu công nghiệp (Mỹ Phước I, II, III, Thới Hòa, Bàu Bàng, Tân Định...), các cơ sở sản xuất phân tán, nước thải sinh hoạt của các khu dân cư...

Hình 3.18. Sơ đồ nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước mặt trên địa bàn thị xã Dĩ An

Các nhà máy sản xuất Công nghiệp, làng nghề Cơ sở hạ tầng chưa

hoàn thiện Hoạt động dân cư,

nông nghiệp Thiếu nhân lực

Thiếu các nguồn vốn đầu tư

cho Công tác BVMT Bất cập, chưa thống nhất trong công tác QLMT

Không thu hút được đầu tư

Văn bản luật còn chồng chéo Kinh phí trung ương

cấp còn thấp Báo giám sát, ĐTM chưa thực thi nghiêm túc

Nước thải sinh hoạt

Ý thức chưa cao

Không có khu xử lý nước thải sinh hoạt tập trung

Không có hệ thống thu nước thải SH Ý thức BVMT nước kém

Thu nhập cán bộ môi trường thấp

Cơ chế thu hút nguồn nhân lực còn hạn chế

Cơ chế phối hợp giữa các bên liên quan chưa thống nhất

Ô nhiễm nguồn nước

mặt

Không xử lý nước thải triệt để khi thải ra MT Thiếu thanh tra, kiểm tra

Thiếu vốn xây dựng nhà máy

XLNT Nước thải chăn nuôi

Sử dụng thuốc trừ sâu

Nước thải công nghiệp Rác thải, xác động thực vật

Nước thải bệnh viện

3.2.2. Chỉ số chất lượng nước ngầm

Năm 2015 trên địa bàn thị xã Dĩ An có 3 công trình giếng để quan trắc chất lượng nước ngầm làm đại diện cho các chỉ tiêu nước ngầm của thị xã, tính chỉ số chất lượng nước ngầm cũng tương tự như tính chỉ số chất lượng nước mặt.

Kết quả đánh giá chỉ số chất lượng nước ngầm tại các điểm quan trắc cho thấy, chất lượng nước ngầm năm 2015 tại Dĩ An vẫn còn khá tốt. Tuy nhiên, theo diễn biến chất lượng nước ngầm từ năm 2011 – 2015, cho thấy mức độ ô nhiễm nước ngầm đang có xu hướng gia tăng, trong đó tầng Pleistocen dưới có chỉ số chất lượng thấp nhất và có xu hướng gia tăng nhanh. Hai tầng Pliocen giữa và tầng Pliocen chất lượng nước còn rất tốt qua các năm.

Riêng điểm QTBD3C tầng Pleistocen dưới chất lượng ngầm năm 2013 bị ô nhiễm.

Hình 3.19. Chỉ số chất lượng nước ngầm

Bảng 3. 13. Chỉ số chất lượng nước ngầm giai đoạn 2011 - 2015

Năm Điểm Chỉ số chất lượng nước ngầm thành phần

GWQI pH SO42- NH4+ NO3- NO2- Cl- COD Cu Zn Mn

2011 QTBD3A 1,08 0,02 0,19 0,05 0,01 0,03 0,33 0,02 0,02 0,03 17,75 2012 QTBD3A 1,04 0,02 0,34 0,05 0,00 0,01 0,33 0,00 0,00 0,00 17,79 2013 QTBD3A 1,07 0,02 0,50 0,04 0,01 0,03 0,40 0,00 0,00 0,00 20,58 2014 QTBD3A 1,11 0,02 0,63 0,10 0,09 0,04 0,40 0,01 0,00 0,06 24,51 2015 QTBD3A 1,33 0,03 1,00 0,09 0,00 0,02 0,27 0,01 0,00 0,04 27,94 2011 QTBD3B 1,34 0,02 0,17 0,08 0,01 0,05 0,36 0,00 0,00 0,04 20,70 2012 QTBD3B 1,26 0,02 0,29 0,06 0,01 0,01 0,40 0,00 0,00 0,00 20,43 2013 QTBD3B 1,28 0,02 0,55 0,13 0,00 0,04 0,40 0,02 0,00 0,00 24,42 2014 QTBD3B 1,28 0,02 0,60 0,12 0,01 0,03 0,25 0,01 0,00 0,07 23,79

2015 QTBD3B 1,29 0,03 1,00 0,11 0,01 0,03 0,40 0,01 0,01 0,03 29,21 2011 QTBD3C 1,06 0,02 3,19 0,02 0,01 0,05 0,34 0,00 0,00 0,03 47,08 2012 QTBD3C 1,03 0,02 4,60 0,03 0,00 0,04 0,39 0,07 0,00 0,00 61,72 2013 QTBD3C 1,00 0,02 13,20 0,03 0,01 0,05 1,25 0,01 0,01 0,00 155,70 2014 QTBD3C 1,05 0,02 0,50 2,74 0,03 0,04 0,20 0,01 0,00 0,07 46,66 2015 QTBD3C 1,17 0,03 7,10 0,07 0,00 0,04 0,45 0,01 0,02 0,02 89,10

Theo kết quả tính tỷ số ô nhiễm của các chất cho thấy, pH là thông số có mức độ ô nhiễm ở hầu hết các tầng. Tầng Pleistocen dưới có mức nhiều thông số vượt chuẩn như amoni (NH4+

), NO3-, COD,…Trong đó amoni là thống số có mức độ ô nhiễm nặng nhất và liên tục qua nhiều năm.

3.2.3. Hiện trạng môi trường không khí 3.2.3.1. Diễn biến chỉ số chất lượng không khí

Hiện trạng chất lượng không khí chịu ảnh hưởng của nhiều hoạt động như: công nghiệp, giao thông, hoạt động sinh hoạt và nông nghiệp…

Để đánh giá về diễn biến chất lượng không khí trên địa bàn TX. Dĩ An, tác giả sử dụng số liệu quan trắc môi trường không khí của Trung tâm Quan trắc môi trường tỉnh Bình Dương để tính toán chỉ số chất lượng không khí.

Hình 3.20. Diễn biến chỉ số chất lượng không khí tại Khu TT Hành chính mới TX.Dĩ An

Kết quả đánh giá diễn biến chất lương không khí vùng ven cách KCN 500m góc CN điện Dĩ An, Khu TT Hành chánh mới thị xã Dĩ An cho thấy, chất lượng không khí đang có chuyển biến theo hướng tích cực. Diễn biến chất lượng không khí tại thị xã Dĩ An có thể chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn 2003 -2009, chất lượng không khí tăng liên tục, từ 93 điểm mức ôn hòa (năm 2003) lên mức bị ô nhiễm. Giai đoạn từ 2009 – 2011, chất lượng không khí tại đây đã cải thiện đáng kể từ mức bị ô nhiễm trở về mức ôn hòa và giai đoạn từ 2011 – 2014 chất lượng không khí ở mức tốt.

Đây là khu vực có dân cư tập trung đông đúc, do đó khi không khí bị ô nhiễm tác động xấu đến sức khỏe người dân. Như vậy trong thời gian qua chất lượng không khí tại trung tâm hành chính của thị xã có ảnh hưởng không tốt đến nhóm nhạy cảm.

Hình 3.21. Chỉ số chất lượng không khí của các chất ô nhiễm.

Qua biểu đồ cho thấy, giữa năm 2003, năm 2011 và 2014, chất lượng không khí của các thông số ô nhiễm đã cải thiện đáng kể. Năm 2003, chỉ số chất lượng không khí chủ yếu là do nhiễm CO và bụi. Hiện nay, chất lượng không khí tại TX. Dĩ An là rất tốt và cải thiện đáng kể so với trước đây.

3.2.3.2 Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí

Việc phát triển cơ sở hạ tầng đô thị chậm và không kịp với tốc độ phát triển dân cư tại các đô thị trên địa bàn thị xã đã gây ra sự quá tải cho các đô thị cũng như các vấn đề về vệ

sinh môi trường, đó là việc tăng nhanh các phương tiện giao thông dẫn đến việc gia tăng mức độ ô nhiễm.

Quá trình xây dựng đường giao thông chưa hoàn chỉnh, lượng phương tiện giao thông vận tải hàng ngày cao đã thải ra một lượng bụi và khí thải lớn gây ô nhiễm môi trường không khí. Bên cạnh đó, hoạt động giao thông vận tải còn tạo ra tiếng ồn và độ rung khá lớn gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân trong đô thị. Ngoài ra, việc một số cơ sở sản xuất công nghiệp nằm đan xen trong khu dân cư, chưa thực hiện tốt việc khống chế ô nhiễm cũng làm gia tăng mức độ ô nhiễm không khí trong các khu đô thị và khu dân cư trên địa bàn thị xã. Các điểm nóng môi trường không khí trên địa bàn như là: Khu công nghiệp Sóng Thần, Ngã Tư Ga,…

Mức ô nhiễm môi trường không khí gia tăng làm chất lượng không khí suy giảm sẽ gây ra những tác động lớn đến sức khỏe của người dân tại khu vực ô nhiễm, hiện tượng sương mù do ô nhiễm đang gia tăng tại các khu công nghiệp trên địa bàn.

Nguyên nhân chính là các khu/cụm công nghiệp đã không thực hiện nghiêm túc các cam kết khi thẩm định báo cáo ĐTM, các cam kết BVMT, đồng thời cơ quan quản lý nhà nước về môi trường chưa thực hiện kiểm tra, thanh tra môi trường triệt để. Đường giao thông chất lượng còn xấu: phát sinh nhiều bụi, dễ bị ùn tắc giao thông giờ cao điểm.

Hình 3.22. Sơ đồ CED ô nhiễm không khí trên địa bàn thị xã Dĩ An

Công nghiệp Pháp luật – quản lý

Vốn đầu tƣ Nguồn nhân lực

Hoạt động giao thông Nông nghiệp

Không thu hút được đầu tư

Sinh hoạt Kinh phí trung ương

cấp còn thấp

Sử dụng nguyên liệu hóa thạch

Ý thức chưa cao

Báo giám sát, ĐTM chưa thực thi nghiêm túc

Văn bản luật còn chồng chéo

Lượng xe đông

Thu nhập cán bộ môi trường thấp

Cơ chế thu hút nguồn nhân lực còn hạn chế

Cơ chế phối hợp giữa các bên liên quan chưa thống nhất

Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ

Khai thác đá Thiếu thanh tra,

kiểm tra

Không xử lý khí thải

Không che đậy đất đá khi vận chuyển

Dây chuyền sản xuất lạc hậu

Chất lượng đường xấu

Nhiều phương tiện cũ Hệ thống giám sát tự động đắt tiền

Trình độ cán bộ còn thấp

Đốt rơm rạ

Chăn nuôi

Một phần của tài liệu Đánh giá rủi ro môi trường do quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa tại thị xã dĩ an, tỉnh bình dương và giải pháp giảm thiểu (Trang 68 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)