3.4. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG ĐẾN SỨC KHỎE NGƯỜI DÂN TRƯỚC TÁC ĐỘNG CỦA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
3.4.2. Đề xuất các giải pháp hành động về sức khoẻ môi trường lâu dài
3.4.2.3. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về sức khỏe môi trường trong các lĩnh vực cụ thể
Tăng chất lượng không khí và giảm tiếng ồn trong giao thông
- Kiểm soát và quản lý nồng độ các khí thải của các động cơ, phương tiện giao thông, kiên quyết bắt buộc ngưng hoạt động đối với các động cơ, phương tiện giao thông quá niên hạn sử dụng hay nồng độ khí thải vượt quá ngưỡng qui định.
- Khuyến khích sử dụng xe công cộng, sử dụng xe đạp các cự ly ngắn vừa tăng cường sức khỏe, vừa giảm phát thải
Giảm ô nhiễm không khí ở khu công nghiệp và cụm công nghiệp
- Xây dựng lộ trình chọn lọc đầu tư, hạn chế các loại hình công nghiệp gây nhiều phát thải, hướng tới nền công nghiệp các bon thấp cho Bình Dương.
- Trồng nhiều cây xanh cũng giúp hạn chế được phần nào ô nhiễm không khí, cây xanh có tác dụng che nắng, hấp thụ bớt bức xạ mặt trời, hút – ngăn chặn và giữ bụi, hấp thụ CO2, lọc sạch không khí, có thể che chắn làm giảm bớt tiếng ồn.
- Xử lý ô nhiễm dạng khí với nhiều phương pháp: hấp thụ khí thải bằng nước, dung dịch xút hoặc axit trong tháp hấp thụ; hấp thụ trong than bùn hoặc phân rác;
hấp phụ trong than hoạt tính; oxy hóa khử; phân hủy nhiệt… Giảm ô nhiễm của bụi, hơi và khí bằng các phương pháp: sử dụng buồng lắng bụi, ly tâm bằng Xyclon, lọc tay áo, lọc tĩnh điện…
- Định kỳ xem xét tiêu chuẩn môi trường không khí riêng cho Bình Dương để thúc đẩy giảm ô nhiễm không khí và bụi, tiếng ồn trong Tỉnh. Nghiên cứu các nguồn phát thải cần ban hành qui định như các nhà máy đốt qui mô nhỏ, nguồn giao thông và nông nghiệp.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, lực lượng thanh tra, kiểm tra, triển khai và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về ô nhiễm không khí từ công nghiệp.
- Thực hiện nghiên cứu đánh giá vòng đời để xác định tác động phát thải từ các vật liệu tái chế, sinh khối dùng trong sản xuất năng lượng.
Đối với các dự án đầu tư mới, đặc biệt là sản xuất sản phẩm mới, phát thải các bon là một yếu tố bắt buộc thể hiện trong nội dung dự án khi thẩm định dự án.
Vận động các nguồn viện trợ hoặc vốn vay ưu đãi đối với các công trình xử lý chất thải dân cư đô thị, đặc biệt là vận động nguồn đầu tư mua bán hạn ngạch phát thải theo Nghị định thư Kyoto.
Các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí liên quan đến đời sống cộng đồng
Hướng dẫn công chúng trong sinh hoạt hằng ngày (nấu nướng, thấp sáng…) hạn chế sử dụng các loại nhiên liệu như: than đá, củi, dầu…
Có biện pháp quản lý chặt chẽ phòng chống cháy rừng, chống đốt phá rừng, hạn chế đốt rơm rạ…và bố trí các nhà máy, cơ sở sản xuất, khu công nghiệp ở cuối hướng gió chủ đạo so với khu dân cư và cách xa khu dân cư.
Quy hoạch và chuẩn bị quỹ đất cho các công trình công cộng, khoảng xanh và sông nước, hồ điều hòa đô thị, bố trí hệ thống giao thông hợp lý, ứng dụng các mô hình nhà ở tiết kiệm năng lượng. đô thị giảm.
Tuyên truyền, giáo dục cộng đồng dân cư thiểu phương tiên cá nhân kết hợp tăng cường giao thông công cộng, hạn chế tiếng ồn, hạn chế tiêu dùng sản phẩm thô, không thải rác ra sông rạch đường sá, phân loại rác...) kết hợp với tăng cường kiểm tra và xử lý hành chính về môi trường đô thị.
Hợp tác chia sẻ thông tin về thực tế tốt nhất để giải quyết vấn đề ô nhiễm không khí và tiếng ồn.
Có kế hoạch và giải pháp đối với các khu vực ô nhiễm ở đô thị và các nhóm người dân dễ bị tổn thương sống trong các vùng ô nhiễm.
Giải pháp tăng chất lƣợng không khí trong nhà
Một số hoạt động quản lý nhà nước hướng vào tăng cường chất lượng không khí trong nhà, cần thiết thực hiện bao gồm:
- Tăng cường phổ biến kiến thức giáo dục cộng đồng về ô nhiễm không khí trong nhà như: vấn đề thoáng khí, thoát khí do hoạt động đun nấu, hút thuốc trong nhà, lưu trữ các độc chất trong thuốc trừ sâu, vấn đề vệ sinh nấm mốc, ô nhiễm nội thất từ sơn, các hóa chất tẩy rửa...
- Một số giải pháp có thể áp dụng là gia tăng thời gian mở cửa sổ và cửa chính mục đích làm tăng độ thông thoáng cho ngôi nhà, đặc biệt là đối với các phòng ngủ, phòng bếp.
- Khi xây dựng mới cần chú ý trong việc lựa chọn các vật liệu lót nền, trần nhà chứa ít hàm lượng nuclit phóng xạ như: đá granit, xi măng. Ví dụ: Thay vì lót nền bằng xi măng, đá... các hộ gia đình có thể sử dụng gạch tàu, gạch men thay thế nhằm giảm nồng độ radon trong nhà, vì vật liệu xây dựng cũng chính là nguyên nhân quan trọng làm gia tăng nồng độ radon trong nhà.
- Thường xuyến vệ sinh nhà cửa khô ráo, thoáng mát, chổng nấm mốc.
- Ngoài ra, hút thuốc lá cũng là một nguyên nhân gây tác động cộng hưởng trong quá trình hủy hoại tế bào phổi, dẫn đến ung thư. Vì vậy ngoài giải pháp khống chế sự gia tăng nồng độ radon trong nhà cần phải khuyến cáo người dân hạn chế việc sử dụng thuốc lá, đặc biệt đối với những người sống trong khu vực có nồng độ radon cao.
- Truyền thông đến các người thiết kế xây dựng, nhà sản xuất sản phẩm gia dụng, người dân về tầm quan trọng của chất lượng không khí tốt trong nhà và phổ biến các điển hình tốt, điển hình xấu
- Về nghiên cứu khoa học, cần đầu tư xây dựng phương pháp đánh giá ô nhiễm nội thất và các dự án điều tra ô nhiễm nội thất trong các nhà ở không đảm bảo điều kiện vệ sinh thông thoáng.
Giải pháp tăng chất lượng nước
1. Quản lý và kiểm soát ô nhiễm công nghiệp
Kiểm soát chặt chẽ xả thải của các khu, các cụm công nghiệp, có biện pháp chế tài và xử lý các doanh nghiệp cố tình vi phạm luật bảo vệ môi trường.
Đôn đốc, kiểm tra các nhà đầu tư, các khu, cụm công nghiệp trong việc đầu tư xử lý, khắc phục có hiệu quả tình trạng ô nhiễm môi trường.
Hoàn thành việc di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường ra ngoài các khu dân cư, khu đô thị.
Lập kế hoạch giám sát, củng cố các hoạt động giám sát, thu gom và xử lý chất thải sinh hoạt và chất thải bệnh viện, đặc biệt là chất thải nguy hại. Việc thực hiện kế hoạch phải được các cơ quan BVMT giám sát.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định pháp luật về BVMT đối với các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tập trung;
các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; các bệnh viện, bãi rác, cơ sở chăn nuôi, giết mổ gia súc trên địa bàn.
Di dời các cơ sở sản xuất, làng nghề gây ô nhiễm vào khu quy hoạch, hướng dẫn áp dụng các công nghệ, thiết bị xử lý chất thải trước khi thải ra môi trường.
Hoàn thiện hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu trực tuyến về các nguồn xả thải chính trên địa bàn tỉnh Bình Dương để làm cơ sở cho việc kiểm tra, giám sát và quản lý chặt chẽ các nguồn thải này ở các giai đoạn tiếp theo;
Tập trung xử lý các điểm, cơ sở, khu vực gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, đặc biệt là các điểm, cơ sở, khu vực cử tri quan tâm, bức xúc, khiếu nại, tố cáo.
Chủ động phòng, chống và giảm thiểu các sự cố môi trường và các tai biến tự nhiên; khắc phục có hiệu quả các tác hại do sự cố môi trường và thiên tai gây ra.
Hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp quy về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh, tăng cường năng lực quản lý, nâng cao chất lượng lập quy hoạch và quản lý theo quy hoạch các lĩnh vực liên quan đến bảo vệ môi trường
2. Xử lý nước thải sinh hoạt
- Thu gom và đầu nối hệ thống thoát nước để xử lý nước thải sinh hoạt tập trung, kiểm soát những nơi xả nước thải sinh hoạt trực tiếp ra sông.
- Đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải và tự làm sạch của hệ thống sông, kênh, rạch trên địa bàn Thị Xã. Phân vùng môi trường nước phục vụ công tác quản lý và cấp phép xả thải;
Giải pháp quản lý các hóa chất
- Cần đầu tư nghiên cứu các rủi ro sức khỏe của các vật liệu na no, hỗn hợp hóa chất và các chất gây rối loạn nội tiết (endocrine disrupters)nhằm cung cấp cơ sở cho cho kế hoạch hành động trong tương lai.
- Tiến hành kiểm kê các vật liệu độc trong các khu công nghiệp để có kế hoạch giảm thiểu tác hại sức khỏe cho người lao động.
- Cần có các nghiên cứu đánh giá hàm lượng của PCB, dioxin trong thực phẩm, trong các sản phẩm thức ăn gia súc nhằm ngăn ngừa và khuyến cáo cho người sử dụng.
- Cần kiểm soát chặt chẽ các nhà máy phát thải các hạt bụi kích thước nano và các hợp chất bền vào môi trường .
- Thị Xã cần đầu tư các nghiên cứu cơ bản nhằm xác định các tác động đến sức khỏe của các độc chất hay các nhà máy hóa chất mới, đặc biệt là các chất gây rối loạn nội tiết. Song song theo đó, Phòng Tài nguyên Môi trường Thị Xã Dĩ An cần đầu tư công tác truyền thông môi trường về các kết quả đánh giá rủi ro đối với các hợp chất hóa học có liều gây hại thấp.
- Xác định các nguồn POP như: dioxins và PCB, đặc biệt là sự góp phần của các nhà máy đốt rác, đốt sinh khối để lấy năng lượng.
- Đầu tư nghiên cứu và phổ biến thông tin về rủi ro và độc hại của các sản phẩm gia dụng, đặc biệt là chất tẩy rửa, mỹ phẩm, sơn trên đồ gỗ, đồ chơi…, có thể tác động đến sự độc hại của không khí trong nhà.
Giải pháp quy hoạch đô thị
- Quy hoạch đô thị và thực hiện quản lý đô thị một cách khoa học có tác động rất lớn đến môi trường sống đô thị, từ đó có ảnh hưởng đến sức khỏe cư dân đô thị.
- Vì vậy, Thị Xã cần chú trọng công tác quy hoạch đô thị, đảm bảo các công trình hạ tầng xã hội như: không gian mở, mảng xanh đô thị, các công trình luyện tập thể dục thể thao, … được chú trọng đúng mức.
- Việc bảo đảm các quy chuẩn quy hoạch về bề rộng đường phố, dành không gian cho mảng xanh, bảo đảm sự pha loãng không khí trên dường phố.
- Tiêu chuẩn nhà ở cũng là một yếu tố quan trọng có tác động đến chất lượng không khí trong nhà, vì vậy cần chú trọng đặc biệt đến tiêu chuẩn nhà ở trong các khu đô thị mới, hạn chế phát triển nhà ống, hẹp, diện tích nhỏ.
- Thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt khi quy hoạch các khu đô thị cũng cần phải được quan tâm nhằm bảo đảm tiêu chuẩn xả thải ra các sông rạch.
- Cần nghiên cứu xây dựng các chỉ thị quy hoạch đô thị để giúp Ủy Ban Nhân dân Thị Xã kiểm soát chặt chẽ quy hoạch đô thị tại Dĩ An, bảo đảm các đô thị mới góp phần giảm thiểu tác động của môi trường đến sức khỏe.