CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG RƠM RẠ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG
4.2. Hiện trạng sử dụng rơm rạ
4.2.1. Các hình thức sử dụng rơm rạ phổ biến
Theo kết quả khảo sát 6 nhà quản lý là các cán bộ khuyến nông của xã, huyện nơi phỏng vấn và 34 nông hộ ở bảng 4-3 cho thấy có 8 hình thức xử lý rơm đƣợc đang thực hiện hoặc đang tồn tại trên địa bàn đó là đốt rơm trên đồng, trồng nấm, cuộn rơm để bán, trồng hoa, vùi trong đất, chăn nuôi gia súc, cho rơm và xử lý Trichoderma tại đồng ruộng. Ở mỗi vụ mùa do sản lƣợng lúa và lƣợng rơm rạ phát sinh khác nhau nên các biện pháp xử lý rơm sẽ khác nhau sao cho phù hợp với điều kiện của mỗi hộ dân.
Ở vụ Đông Xuân, có 6 hình thức sử dụng rơm là đốt rơm, trồng nấm, cuộn rơm để bán, ủ rơm trồng hoa màu, chăn nuôi gia súc và xử lý Trichoderma. Trong đó, có 11,8% (4/34 phiếu) số ý kiến khảo sát là đốt rơm rạ sau thu hoạch hoặc sau khi sử dụng cho mục đích chính thì phần rơm còn lại sẽ đƣợc đem đốt, ví dụ nhƣ sau mỗi vụ thu hoạch nấm hoặc ủ rơm trồng hoa, phần rơm dư thừa còn lại người nông dân thường chọn cách đốt tại đồng, 32,3% là trồng nấm (11/34 phiếu), 17,6% là cuộn rơm để bán (6/34 phiếu), 44,11% là ủ rơm trồng hoa màu (15/34 phiếu), 29,4% (10/34 phiếu) là chăn nuôi gia súc chủ yếu là cho bò ăn, 2,94% (1/34 phiếu) là xử lý rơm rạ bằng trichoderma.
Ở vụ Hè Thu, có 7 hình thức sử dụng rơm là đốt rơm, trồng nấm, cuộn rơm bán, ủ rơm trồng hoa, vùi trong đất, làm thức ăn cho gia súc và xử lý Trichoderma Trong đó, có 11,8% (4/34 phiếu) số ý kiến khảo sát là đốt rơm rạ sau thu hoạch hoặc sau khi sử dụng cho mục đích chính thì phần rơm còn lại sẽ đƣợc đem đốt; 32,3% là trồng nấm
44
(11/34 phiếu), 17,6% là cuộn rơm để bán (6/34 phiếu), 50% là ủ rơm trồng hoa (17/34 phiếu), 2,94% (1/34 phiếu) là cho rơm một phần, còn một phần sử dụng cho các mục đích khác, 23,5% (8/34 phiếu) là vùi rơm vào đất, 29,4% (10/34) phiếu là chăn nuôi gia súc chủ yếu là cho bò ăn và 2,94% (1/34 phiếu) là xử lý Trichoderma tại đồng ruộng.
Ở vụ Thu Đông, có 8 hình thức sử dụng rơm là đốt rơm, trồng nấm, cuộn rơm bán, ủ rơm trồng hoa, vùi trong đất, cho rơm, làm thức ăn cho gia súc và xử lý Trichoderma Trong đó, có 8,8% (3/34 phiếu) số ý kiến khảo sát là đốt rơm rạ sau thu hoạch hoặc sau khi sử dụng cho mục đích chính thì phần rơm còn lại sẽ đƣợc đem đốt;
29,4% là trồng nấm (10/34 phiếu), 17,6% là cuộn rơm để bán (6/34 phiếu), 50% là ủ rơm trồng hoa (17/34 phiếu), 2,94% (1/34 phiếu) là cho rơm một phần, còn một phần sử dụng cho các mục đích khác, 23,5% (8/34 phiếu) là vùi rơm vào đất, 23,5% (8/34) phiếu là chăn nuôi gia súc chủ yếu là cho bò ăn và 2,94% (1/34 phiếu) là xử lý Trichoderma tại đồng ruộng.
Bảng 4-3. Các hình thức sử dụng rơm rạ phổ biến qua các mùa vụ Hình thức sử
dụng
Đông Xuân Hè Thu Thu Đông
Số phiếu
khảo sát Tỷ lệ (%) Số phiếu
khảo sát Tỷ lệ (%) Số phiếu khảo sát
Tỷ lệ (%)
Đốt 4/34 11,8 2/34 5,9 3/34 8,8
Trồng nấm 11/34 32,3 11/34 32,3 10/34 29,4
Ủ rơm trồng
hoa màu 15/34 44,11 15/34 44,11 15/34 44,11
Cuộn rơm bán
6/34 17,6 6/34 17,6 6/34 17,6
Chăn nuôi gia
súc 10/34 29,4 10/34 29,4 10/34 29,4
Cho - - - - 1/34 2,94
Vùi trong đất - - 8/34 23,5 3/34 8,8
Xử lý
Trichoderma 1/34 2,94 1/34 2,94 1/34 2,94
Qua đó cho thấy, phương pháp sử dụng rơm của người dân và tỷ lệ phần trăm mỗi phương pháp sử dụng rơm ở các mùa vụ trong năm là khá khác nhau. Trong ba vụ lúa, người dân đốt rơm ở vụ Đông Xuân và Thu Đông nhiều hơn vụ Hè Thu. Nguyên nhân đƣợc cho là do thời gian thu hoạch vụ Đông Xuân và Thu Đông có thời tiết thuận lợi, trời thường nắng nóng, ít mưa nên tỷ lệ rơm cháy khi đốt cao hơn và thời gian cháy cũng nhanh hơn, ngược lại vụ Hè Thu thường có mưa nhiều nên người nông dân ít có giải pháp đốt mà thay vào đó là cày vùi rơm rạ vào đất. Các hộ cuộn rơm, chăn nuôi gia súc và ủ rơm trồng hoa màu thường làm quanh năm nên lượng rơm sử dụng đều đặn qua các mùa vụ, các hình thức xử lý rơm rạ bằng Trichoderma đang trong giai đoạn thử nghiệm nên các hộ dân tham gia ít hơn các hình thức khác. Theo tập quán
45
canh tác, người dân đốt rơm để vệ sinh đồng ruộng chuẩn bị sản xuất vụ tiếp theo, đồng thời lƣợng tro sau khi đốt đƣợc làm phân để bón cho ruộng. Tuy nhiên, việc tận dụng rơm rạ đã được người dân ý thức hơn và tỷ lệ đốt chiếm thấp hơn so với các hình thức khác so với những năm trước đây.
4.2.2. Khuynh hướng sử dụng rơm rạ của người dân
Khuynh hướng sử dụng rơm rạ trên đồng ruộng phụ thuộc rất nhiều vào số vụ canh tác lúa trong năm, yếu tố thời tiết cũng nhƣ điều kiện canh tác, sản xuất của từng nông hộ. Ở các địa bàn khảo sát, người nông dân đã biết tận dụng rơm rạ vào các mục đích sản xuất nhằm đạt hiệu quả kinh tế, mang lại thu nhập cho gia đình nhƣng biện pháp xử lý rơm rạ bằng cách đốt trực tiếp tại đồng hoặc là sau khi sử dụng rơm cho mục đích chính rồi sau đó đem đi đốt vẫn còn tồn tại ở một số địa bàn khảo sát.
Về khuynh hướng sử dụng rơm rạ trong những năm tiếp theo, kết quả khảo sát cho thấy hầu như tất cả người dân đều có khuynh hướng tiếp tục duy trì lựa chọn biện pháp sử dụng rơm hiện tại và không có sự thay đổi nhiều trong tương lai, trong đó bên cạnh việc đa dạng sử dụng rơm rạ cho các mục đích khác nhau, việc đốt rơm rạ tại đồng trong thời gian tới sẽ được giảm đáng kể tại các địa phương, trong 3 vụ mùa còn 2,94% số hộ dân vẫn lựa chọn biện pháp đốt rơm trên đồng ruộng để xử lý nguồn sinh khối này, trong khi các hình thức xử lý rơm khác vẫn chiếm tỷ lệ khá cao nhƣ trồng nấm ở tỷ lệ là 29,4-32,3%, ủ rơm trồng hoa màu là 47,05% và cuộn rơm bán là 17,6%, các hình thức khác chiếm tỷ lệ thấp hơn (bảng 4-5), riêng hình thức xử lý Trichoderma tại đồng ruộng thì theo người dân trong thời gian tới tạm dừng vì phát sinh khí Methan nhiều gây ô nhiễm môi trường. Sự khác nhau về tỷ lệ giữa các vụ mùa chủ yếu do ảnh hưởng của thời tiết dẫn đến lượng thu gom rơm rạ khác nhau, trong đó vụ Hè Thu do có mưa nhiều nên người nông dân vẫn duy trì hình thức cày vùi vào đất.
Kết quả khảo sát cho thấy nhận thức của người dân về ảnh hưởng của đốt rơm đến môi trường còn hạn chế nhưng đã có sự thay đổi rõ rệt theo chiều hướng tích cực, hình thức cho rơm cũng đã giảm đáng kể do nhiều hộ dân đã nhận ra đƣợc lợi ích của việc sử dụng rơm rạ và sẽ thay đổi phương thức sử dụng để tận dụng nguồn tài nguyên sinh khối này.
Bảng 4-4. Định hướng sử dụng rơm rạ trong tương lai Hình thức sử
dụng
Đông Xuân Hè Thu Thu Đông
Số phiếu
khảo sát Tỷ lệ
(%) Số phiếu
khảo sát Tỷ lệ (%) Số phiếu khảo sát
Tỷ lệ (%)
Đốt 1/34 2,94 1/34 2,94 1/34 2,94
Trồng nấm 11/34 32,3 10/34 29,4 11/34 32,3
Ủ rơm trồng
hoa màu 16/34 47,05 16/34 47,05 16/34 47,05
Cuộn rơm bán 6/34 17,6 6/34 17,6 6/34 17,6
Chăn nuôi gia
súc 4/34 11,76 3/34 8,8 3/34 8,8
Cho - - - -
Vùi trong đất - - 8/34 23,5 3/34 8,8
46