CHƯƠNG 5: ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG HIỆU QUẢ NGUỒN TÀI NGUYÊN SINH KHỐI RƠM RẠ TẠI TỈNH AN GIANG
5.3. Các định hướng sử dụng rơm rạ phù hợp với điều kiện tại địa phương
Để định hướng sử dụng rơm rạ phù hợp với điều kiện địa phương cần đặt chúng vào một hệ thống với mục tiêu chính là bảo vệ môi trường, mang lại lợi ích kinh tế, xã hội
93
TT khuyến nông
Các cơ quan thôngtin
Nông dân Các tổ chức
cho vay
Sở TN và MT
Sở NN và PTNT
UBND Tỉnh Thương
lái
Công ty cung cấp giống
Các mô hình sử dụng rơm Các tổ
chức phi CP
Sở Công Thương
Sở KH và CN
và phân tích các bên liên quan. Trong đề tài này, tác giả sử dụng phương pháp phân tích SWOT để xác định định hướng cho việc sử dụng rơm rạ phù hợp trên địa bàn tỉnh An Giang.
5.3.1. Sơ đồ các bên liên quan
Sơ đồ cho thấy đƣợc các bên liên quan bên trong và bên ngoài hệ thống:
Hình 5.1 Sơ đồ các bên liên quan đến các mô hình sử dụng rơm rạ 5.3.2. Định hướng sử dụng rơm rạ
1. Tiếp tục phát triển và nhân rộng 03 mô hình sử dụng rơm rạ trồng nấm, trồng hoa màu và máy cuộn rơm trên địa bàn tỉnh vì những lợi ích mà nó đã mang lại;
2. Tăng cường sự lãnh đạo, quản lý của các cấp chính quyền để quy hoạch sử dụng rơm rạ và các nguồn sinh khối nông nghiệp khác một cách hiệu quả;
3. Cần có các chính sách hỗ trợ ưu đãi vốn vay cho người nông dân để thực hiện các mô hình, đặc biệt là mua thêm các máy cuộn rơm hiện đang có giá thành cao trên địa bàn. Song song đó là đầu tƣ phát triển nghiên cứu chể tạo máy cuộn rơm và các loại máy cơ giới khác;
4. Huấn luyện, chuyển giao công nghệ và nâng cao trình độ canh tác cho người nông dân để các mô hình mang lại nhiều hiệu quả hơn nữa.
5. Tranh thủ sự ủng hộ của các tổ chức phi chính phủ về vốn và công nghệ để phát triển các mô hình;
6. Khuyến khích người dân xây dựng thương hiệu, liên kết giữa các nông hộ trong việc tiêu thụ sản phẩm để tránh việc thương lái ép giá. Đồng thời các phương tiện thông tin thường xuyên cập nhật, phổ biến về giá sản phẩm trên thị trường đến cho nông hộ đƣợc biết.
94
7. Cần tập trung phổ biến thêm kiến thức và các lợi ích từ việc sử dụng rơm rạ và đầu tư thêm các nguồn lực khác cho người nông dân để họ mạnh dạn triển khai thực hiện sản xuất.
8. Phổ biến kiến thức cho các hộ nông dân về tác hại của việc đốt rơm rạ, dần tiến đến có các quy định nhằm cấm bỏ tập quán gây ô nhiễm môi trường này.
9. Tập trung nghiên cứu, đánh giá hiệu quả của các hình thức sử dụng rơm rạ khác nhƣ sản xuất Ethanol từ rơm rạ, ván ép rơm, điện sinh khối,…, xây dựng các mô hình thí điểm và sau đó triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh An Giang nhằm định hướng đa dạng hóa cách thức sử dụng nguồn tài nguyên sinh khối này.
95
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Với nhiều lợi thế về tài nguyên, môi trường và khí hậu, An Giang là một trong 3 tỉnh có sản lƣợng lúa lớn nhất Đồng bằng sông Cửu Long (2014) với tổng sản lƣợng đạt 4,038 triệu tấn, tương ứng khối lượng rơm rạ phát sinh theo tính toán là 5,069 triệu tấn, trong đó tỷ lệ rơm rạ/lúa của vụ Đông Xuân là 1,27; vụ Hè Thu là 1,28 và vụ Thu Đông là 1,21. Điều này thấy tiềm năng to lớn của nguồn sinh khối rơm rạ tại An Giang.
Về hiện trạng sử dụng rơm rạ, theo kết quả khảo sát của đề tài tại một số huyện trên địa bàn tỉnh, các hộ nông dân đã biết cách sử dụng đa dạng lƣợng rơm rạ phát sinh vào các mục đích khác nhau, cụ thể có 8 hình thức sử dụng rơm vào vụ Đông Xuân, 7 hình thức sử dụng rơm trong vụ Hè Thu và 6 hình thức sử dụng rơm vào vụ Thu Đông, trong đó tập trung vào các hộ trồng nấm, trồng hoa màu và sử dụng máy cuộn rơm, ngoài ra các hộ còn sử dụng rơm kết hợp với nhiều hình thức khác nhau nhƣ rơm sau khi trồng nấm thì cho bò ăn hoặc đem cho…Về việc đốt rơm rạ tại địa phương theo khảo sát cho thấy với số lƣợng hộ dân khá ít chỉ chiếm từ 8,8 đến11,8% chủ yếu ở ba huyện Chợ Mới, Phú Tân và Châu Thành, người dân đã nhận thức được lợi ích từ rơm rạ, qua đó làm giảm lượng khí nhà kính phát sinh vào môi trường.
Đề tài đã phân tích, đánh giá được các lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường của 3 mô hình sử dụng rơm rạ là trồng nấm, trồng hoa màu và sử dụng máy cuộn rơm dự kiến sẽ đƣợc thí điểm tại An Giang trong năm sau. Kết quả cho thấy mô hình trồng nấm và trồng hoa màu có vốn đầu tư ban đầu thấp nếu không tính tiền thuê đất, trong trường hợp có thuê đất để làm và mô hình máy cuôn rơm thì có vốn đầu tƣ ban đầu cao hơn từ 130- 145 triệu đồng. Về lợi ích kinh tế các mô hình đều có thời gian hoạt động ngắn khoảng từ 40-55 ngày/mùa vụ, thời gian hoàn vốn nhanh, các chỉ số NPV>0 và IRR>lãi suất chiết khấu thực cho thấy tính khả thi của các mô hình, trong đó mô hình sử dụng máy cuộn rơm cho lợi nhuận ròng cao nhất. Về hiệu quả môi trường từ việc sử dụng rơm rạ mang lại đã góp phần giải quyết một khối lƣợng lớn chất thải rơm rạ sau các mùa vụ, đồng thời giảm lượng phát sinh các khí nhà kính như CO2, CO, NOx vào môi trường, trong đó mô hình trồng nấm do tận dụng lƣợng rơm rạ nhiều nên lƣợng khí nhà kính giảm phát thải cũng giảm đáng kể với 121,8 tấn khí CO2, 2,9 tấn khí CO và 0,3 tấn khí NOx trên 100 m2 nuôi trồng . Về hiệu quả xã hội từ việc thực hiện các mô hình đã giải quyết việc làm cho 4-13 lao động nông thôn (trên 1000 m2), trong đó mô hình trồng nấm sử dụng nhiều lao động nhất; thu nhập của người nông dân cũng được cải thiện với thu nhập từ 963.461 đồng/1000m2 đến 1.427.090 đồng/1000m2 đối với hai mô hình trồng nấm và trồng hoa màu, mô hình máy cuộn rơm thì người nông dân được trả khoảng 7.801 đồng/1000m2, tuy nhiên đổi lại mỗi ngày thì mô hình này thực hiện trên một diện tích rất lớn từ 2,5- 5ha/ngày.
96
Trên cơ sở khảo sát, đánh giá, phân tích tiềm năng và lợi ích của các hình thức sử dụng rơm rạ trên địa bàn tỉnh An Giang, đề tài đã đề xuất các giải pháp kiểm soát nguồn tài nguyên rơm rạ nhằm giải quyết các vấn đề về kinh tế, xã hội và môi trường để việc tận dụng rơm rạ đƣợc hiệu quả hơn, tránh lãng phí tài nguyên, trong đó tỉnh An Giang cần chú trọng cho các giải pháp về đầu tư, hỗ trợ vốn và chính sách cho người nông dân để tạo động lực họ mạnh dạn thực hiện, bên cạnh đó tỉnh cũng cần có các giải pháp về tổ chức thị trường, liên kết các hộ dân, xây dựng thương hiệu, đẩy mạnh phát triển công nghệ dần tiến đến khai thác triệt để tiềm năng rơm rạ trên địa bàn tỉnh.
Trong đề tài có đề cập đến phần xử lý rơm rạ bằng Trichoderma tại đồng ruộng, hiện nay đã có các nghiên cứu trong lĩnh vực này ví dụ nhƣ nghiên cứu của Trần Thị Ngọc Sơn và cộng sự năm 2011 về “Nghiên cứu ảnh hưởng của rơm rạ xử lý bằng chế phẩm Trichoderma đến năng suất lúa và hiệu quả kinh tế trồng lúa ở Đồng bằng Sông Cửu Long” nên đề tài giới hạn không nghiên cứu đến mô hình xử lý rơm rạ bằng Trichoderma. Mặt khác, tại huyện Phú Tân theo khảo sát người nông dân cho biết mô hình xử lý rơm rạ bằng Trichoderma tại đồng ruộng đã tạm dừng vì phát sinh nhiều khí Metanl gây ô nhiễm môi trường.
2. Kiến nghị
Để việc sử dụng rơm rạ đạt hiệu quả, mang lại nhiều lợi ích kinh tế, xã hội, môi trường cho người nông dân cũng như cho địa phương, kiến nghị UBND tỉnh An Giang cần nhanh chóng triển khai thí điểm các mô hình sử dụng rơm rạ, từ đó chuyển giao công nghệ, phổ biến kiến thức cho các nông hộ để nhân rộng mô hình trên toàn tỉnh. Bên cạnh đó, tỉnh cũng cần quy hoạch các vùng sử dụng rơm rạ, phát triển thế mạnh vùng, đầu tƣ thêm cho các nghiên cứu, đánh giá hiệu quả về tận dụng rơm rạ ở mức độ cao hơn nhƣ sản xuất Ethanol, điện sinh khối, sản xuất giấy, ván ép…nhằm đa dạng hóa phương thức sử dụng.
UBND tỉnh An Giang cần có các quy định, chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho người nông dân về vay vốn và công nghệ cho người nông dân để việc thực hiện các mô hình đƣợc hiệu quả.
Kiến nghị Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Công Thương, Sở Khoa học và Công nghệ nghiên cứu ứng dụng các giải pháp đã đƣợc nêu trong đề tài để kiểm soát nguồn sinh khối rơm rạ. Trong đó, cần chú trọng đến việc hỗ trợ vốn, chính sách, nâng cao nhận thức cho người nông dân, đầu tư nghiên cứu thực hiện thêm các hình thức sử dụng rơm rạ khác, tăng cường chuyên môn về tài nguyên sinh khối cho lực lƣợng quản lý là điều quan trọng để khai thác tối đa tiềm lực của địa phương.
97