Hiệu quả xã hội

Một phần của tài liệu Đánh giá tiềm năng và đề xuất định hướng sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên sinh khối rơm rạ ở tỉnh an giang (Trang 95 - 98)

CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG RƠM RẠ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG

4.5. So sánh đánh giá hiệu quả kinh tế, môi trường, xã hội của 3 mô hình thí điểm

4.5.3. Hiệu quả xã hội

a. Tạo nhiều việc làm cho nông dân

Theo khảo sát, ở 2 mô hình trồng nấm và trồng hoa màu đều sử dụng khá nhiều lao động, mô hình sử dụng máy cuộn rơm thì ít lao động hơn vì đƣợc cơ giới hóa. Các việc làm được tạo ra thường xuyên, người nông dân có thể làm việc ổn định vào các mùa vụ của năm.

- Đối với mô hình trồng nấm rơm, các lao động đƣợc phân bố ở các công đoạn thực hiện theo khảo sát tại các hộ dân nhƣ sau:

Bảng 4-43 Số lao động sử dụng trồng nấm

Đơn vị: Nhân công

Hộ dân

Diện tích trồng

(m2)

Bốc dỡ rơm

sau khi mua

rơm

Phủ rơm chất giồng

Đảo rơm lần 1

Cho meo nấm

Đảo rơm lần 2

Đào mương

rãnh

Thu hoạch

1 6.000 8 8 25 8 8 8 2 8

2 3.000 10 6 10 6 6 6 2 4

3 2.000 2 4 10 4 4 4 1 4

4 2.000 2 4 10 3 4 3 3 6

5 4.000 2 4 10 6 4 6 3 8

6 3.000 2 3 6 3 5 5 3 7

7 3.000 2 4 6 5 3 5 6 6

TB 3.286 4 5 11 5 5 5 3 6

TB/

1000 m2 1.000 1 1 3 2 1 2 1 2

Tùy thuộc vào diện tích trồng mà số lao động sử dụng nhiều hay ít, các lao động đƣợc sử dụng lại qua các công đoạn. Trong một mùa vụ trồng nấm, cần tổng cộng khoảng 13 nhân công cho tất các các công đoạn. Trong đó, tính trên 1.000m2 công đoạn phủ rơm chất thành giồng tốn nhiều lao động nhất cần khoảng 3 lao động.

80

Công đoạn sử dụng nhiều thứ hai là thu hoạch nấm, tính ra cần từ 1-2 lao động trên 1 công (1000m2) thu hoạch.

- Đối với mô hình trồng hoa màu, các lao động đƣợc phân bố ở các công đoạn thực hiện nhƣ sau:

Bảng 4-44 Số lao động sử dụng trồng hoa màu

Đơn vị: Nhân công Hộ dân Diện

tích (m2)

Bốc dỡ rơm

Làm đất và gieo

giống

Phủ rơm Tưới tiêu Thu hoạch

1 4.000 3 4 1 1 2-3

2 1.000 2 2 3 1 -

3 4.000 3 - 2 1 -

4 1.300 2 2 1 1 -

5 3.000 2 1 - 1 -

6 3.000 2 3 1 1 -

7 10.000 5 4 1 2 5-10

8 6.000 4 - 1 1 -

9 2.000 2 - - 1 -

10 5.000 3 - 6 1 3-4

11 5.000 3 6 4 1 -

12 2.000 2 - 1 1 -

13 1.000 2 - 2 1 1-2

TB/ 1000

m2 1.000 2 2 3 1 1-2

Ghi chú: (-) Không có số liệu hoặc không rõ

Khác với trồng nấm, công tác làm hoa màu đơn giản hơn với ít công đoạn, lƣợng rơm sử dụng không nhiều, do đó số lƣợng nhân công phục vụ cho việc nuôi trồng sẽ ít hơn và phụ thuộc nhiều vào diện tích trồng. Lao động tập trung đông ở 3 khâu là làm đất gieo giống, phủ rơm và thu hoạch. Riêng tại công đoạn thu hoạch hoa màu do hình thức trả công theo hình thức khoán sản phẩm nên lƣợng lao động tập trung nhiều hay ít phụ thuộc vào sản lƣợng sản phẩm khoảng 11 nhân công/1000m2, trong đó công đoạn phủ rơm sử dụng nhiều lao động nhất khoảng 3 lao động.

- Đối với mô hình sử dụng máy cuộn rơm, số lƣợng lao động đƣợc phân bố chủ yếu ở 2 khâu:

Bảng 4-45 Số lao động của mô hình cuộn rơm

Đơn vị: Nhân công Hộ dân Diện tích cuộn

(ha/ngày) Lái máy Thu gom rơm cuộn

1 3 1 2

2 2,5 1 2

3 4 1 2-3

4 5 1-2 3-4

5 5 1 3-4

6 4-5 1-2 3-4

Trung bình 1000 m2 1 3

81

Do đƣợc cơ giới hóa nên lƣợng nhân công sử dụng đã giảm đáng kể so với các mô hình trên, chủ yếu tại công tác thu gom các cuộn rơm để bán cần lƣợng lao động để bốc dỡ, sắp xếp các cuộn rơm lên phương tiên đi bán, tập trung từ 2-4 nhân công. Các lao động được trả theo 2 hình thức là lương tháng hoặc tính theo sản phẩm cuộn rơm.

Tóm lại, theo kết quả phân tích lƣợng lao động của 3 mô hình ở trên thì trên 1000m2 mô hình trồng nấm sử dụng nhiều lao động nhất có thể lên đến 13 lao động/mùa vụ, kế đến là mô hình trồng hoa màu với số lao động tối đa là 11 người/mùa vụ và thấp nhất là mô hình sử dụng máy cuộn rơm với nhiều nhất là 4 lao động.

b. Cải thiện thu nhập

- Đối với mô hình trồng nấm: Tiền trả nhân công sẽ đƣợc trả cho từng công đoạn bằng hai hình thức tính theo giờ hoặc theo công đất (1000m2). Theo phân tích chi phí nhân công ở trên cho thấy, nhân công đƣợc trả cho tất cả các công đoạn dao động từ 11.530.000 đồng đến 12.912.000 đồng trung bình là 12.525.000 đồng/1000m2 (bảng 4-6). Nếu quy về số lao động tối đa sử dụng là 13 người thì mỗi người sẽ được trả là 963.461 đồng/1000m2/mùa vụ. Theo khảo sát các lao động đƣợc trả trung bình 16.000 đồng/giờ cho công đoạn thu hoạch, các công đoạn như đảo rơm, ủ rơm, đào mương đƣợc trả khoảng 100.000-200.000 đồng/ngày, công đoạn bốc dỡ rơm đƣợc trả 25.000 đồng/công và ủ là 160.000 đồng/công. Tính ra mỗi lao động sau khi kết thúc mùa vụ dài từ 40-55 ngày theo khảo sát có thu nhập khoảng 2 triệu/người. Đối với chủ cơ sở thì lợi nhuận ròng có thể đạt 4.590.000 đồng/1000 m2/mùa vụ.

- Đối với mô hình trồng hoa màu: Tiền công trả chủ yếu khoán theo công đất trồng tại các công đoạn. Theo phân tích chi phí nhân công ở trên, tổng chi phí nhân công dao động từ 3.618.000 – 15.698.000 đồng/công (bảng 4-17), dựa vào số lao động tối đa sử dụng là 11 người thì mỗi nông dân được trả 328.909 – 1.427.090 đồng/1000 m2/mùa vụ. Đối với chủ nông hộ thì lợi nhuận ròng đạt 5.436.000-12.303.000 đồng/1000 m2/mùa vụ.

- Đối với mô hình sử dụng máy cuộn rơm: Nhân công đƣợc trả theo hai hình thức là theo từng cuộn rơm hoặc là theo ngày công, theo hình thức cuộn thì trả từ 700- 2000 đồng/cuộn cho người lái máy và theo ngày công là từ 120.000-135.000 đồng/ngày cho người thu gom. Theo tính toán tại bảng 5-18 thì tổng chi phí nhân công trung bình là 31.204 đồng/1000 m2, số lao động sử dụng là 4 người thì mỗi nhân công sẽ đƣợc trả 7.801đồng/1000m2thấp hơn rất nhiều so với các mô hình trên. Tuy nhiên, đối với mô hình này, mỗi ngày người nông dân có thể cuộn với một diện tích rất lớn từ 2,5-5,0ha do đó thu nhập từ 195.025 – 390.050 đồng/ngày và với mỗi mùa vụ cuộn trung bình khoảng 7 ngày thì thu nhập của một nông dân có thể đạt từ 1.365.175 – 2.730.350 đồng/mùa vụ. Đối với chủ máy cuộn thì lợi nhuận ròng đạt 84.960 đồng/1000 m2/mùa vụ. Nhƣng mô hình này có thể thực hiện đƣợc trên một diện tích rất lớn mỗi mùa vụ.

Kết quả trên cho thấy, tuy thu nhập của người làm công cho các mô hình không cao nhƣng đối với mức sống nông thôn hiện nay thì thu nhập trên vẫn có thể đảm bảo mức sống tối thiểu là từ 2.150.000 đồng/tháng và 2.500.000 đồng/tháng tại vùng III và vùng IV (theo Nghị định 103/2014/NĐ-CP về mức lương tối thiểu vùng bắt đầu từ ngày 01/01/2015). Trong 3 mô hình thì thu nhập người nông dân của mô hình cuộn rơm là cao nhất vì có thể làm trên diện tích lớn trong mỗi mùa vụ.

82

Một phần của tài liệu Đánh giá tiềm năng và đề xuất định hướng sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên sinh khối rơm rạ ở tỉnh an giang (Trang 95 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)