Các giải pháp kiểm soát nguồn tài nguyên rơm rạ

Một phần của tài liệu Đánh giá tiềm năng và đề xuất định hướng sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên sinh khối rơm rạ ở tỉnh an giang (Trang 103 - 108)

CHƯƠNG 5: ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG HIỆU QUẢ NGUỒN TÀI NGUYÊN SINH KHỐI RƠM RẠ TẠI TỈNH AN GIANG

5.2. Các giải pháp kiểm soát nguồn tài nguyên rơm rạ

Đối với các mô hình bắt đầu thực hiện vào năm sau trên địa bàn huyện Châu Thành, UBND tỉnh An Giang đều hỗ trợ vốn cho các nông dân nhằm khuyến khích triển khai thực hiện. Cụ thể, đối với các hộ trồng nấm và nuôi gia súc sẽ đƣợc hỗ trợ 500.000 đồng/hộ, vì số tiến không lớn nên chủ yếu tập trung vào các hộ đang nuôi trồng trên địa bàn. Còn đối với các hộ máy cuộn rơm, do giá máy khá cao và nhằm triển khai mở rông mô hình này nên UBND tỉnh chủ trương đầu tư thêm máy cuộn dưới hình thức chính quyền và người dân cùng làm, cụ thể là tỉnh sẽ hỗ trợ 70% vốn mua máy và người nông dân sẽ có vốn đối ứng là 30%.

b. Hỗ trợ chính sách và thị trường

- Thực hiện theo Nghị định số 04/2009/NĐ-Ttg ngày 14/01/2009 của Thủ tướng Chính phủ về ưu đãi, hỗ trợ cho các hoạt động bảo vệ môi trường, UBND tỉnh An Giang sẽ miễn thuế 4 năm đầu, giảm 50% thuế cho 9 năm tiếp theo và áp dụng mức thuế 10%

lên đến 30 năm đối với doanh nghiệp hoặc dự án liên quan đến công nghệ mới, bảo vệ môi trường.

- Ngoài ra, theo quyết định số 68/2013/TTg ngày 14/11/2013 của Thủ Tướng về chính sách hỗ trợ giảm tổn thất trong nông nghiệp, trong đó có nội dung ngân sách nhà nước hỗ trợ lãi suất vốn vay thương mại đối với các khoảng vay dài hạn, trung hạn và ngắn hạn bằng đồng Việt Nam để mua máy, thiết bị, nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp cho đối tƣợng hỗ trợ là các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình và cá nhân. Đặc biệt trong nhóm danh mục máy, thiết bị gồm: Máy, thiết bị chế biến sản phẩm từ phế và phụ phẩm nông nghiệp đã đƣợc đƣa vào quyết định, đƣợc vay 100% giá trị hàng hóa;

đƣợc hỗ trợ 100% lãi suất vốn vay trong 02 năm đầu, 50% trong năm thứ ba (nội dung này đƣợc UBND tỉnh đề xuất).

- Đối với việc hỗ trợ thị trường cho người nông dân, UBND tỉnh chủ trương sẽ đảm bảo đầu ra cho các sản phẩm của mô hình, đồng thời kết hợp với các biện pháp truyền thông và chính sách đảm bảo việc quảng bá sản phẩm và hành lang pháp lý thuận tiện cho người nông dân khi tham gia thực hiện các mô hình sử dụng rơm rạ.

5.2.2. Giải pháp kỹ thuật thực hiện các mô hình

Dựa trên kết quả khảo sát hộ nông dân, quy trình thực hiện các mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao được người nông dân chia sẻ kinh nghiệm và đề xuất các giải pháp kỹ thuật nhƣ sau:

a. Mô hình trồng nấm rơm

- Vấn đề thời tiết là yếu tố ảnh hưởng nhiều đến năng suất nấm trong mùa vụ, để hạn chế điều này khi tạo các giồng ủ có bạt nilon che kín nóc để hở chân đống ủ khoảng 30-40cm để phòng mƣa;

- Nên chọn địa hình trồng nấm là vùng cao ráo và có khả năng thoát nước cũng như gần nguồn nước phục vụ tưới tiêu cho nấm;

- Bố trí các luống nấm phải theo hướng gió cho phù hợp, tránh bố trí theo kiểu đón gió rất dễ làm bay meo nấm khi gieo;

88

- Theo dõi độ ẩm, nhiệt độ của luống nấm thường xuyên nhằm đảm bảo meo nấm phát triển;

- Khi thu hoạch chỉ bóc tách những cây nấm đạt chất lƣợng và cẩn thận để lại những cây nấm nhỏ hơn cho tiếp tục phát triển.

b. Mô hình ủ rơm trồng hoa màu

- Rơm sử dụng phải được tưới nước vôi với tỷ lệ 4kg vôi/tấn rơm rạ để ủ 2-3 ngày trước khi mang ra phủ;

- Rơm đƣợc phủ kín đến chân liếp (giồng đất) vì khỏi phải làm cỏ xung quanh và giữ độ ẩm tốt hơn;

- Đào rãnh, làm đất đảm bảo tiêu thoát nước tốt cho vùng đất trồng và gần nguồn nước để phục vụ tưới tiêu thường xuyên;

- Tiến hành bón lót dưới mặt rơm phủ để hạn chế mất mát phân

- Sử dụng phân bón theo đúng tỷ lệ và theo dõi sâu bệnh thường xuyên, khi phát hiện tiến hành phun thuốc trừ sâu.

c. Mô hình máy cuộn rơm

- Chất rơm sau thu hoạch theo từng luống kéo dài đến hết diện tích ruộng để thuận tiện cho máy chạy;

- Hiện nay, công tác thu gom chủ yếu diễn ra vào ngày nắng, đồng ruộng khô ráo, các máy cuộn rơm đều đƣợc gắn vào máy cày để dễ di chuyển, tuy nhiên việc thu gom gặp nhiều khó khăn vào mùa mƣa, khi đó đất mềm rất khó cuộn, sau này cần nghiên cứu sử dụng máy cuộn rơm bánh xích tự hành di chuyển đƣợc trên nhiều dạng địa hình;

- Các cuộn rơm sau khi cuộn đều không đƣợc quấn bọc giữ lại độ ẩm cho rơm phục vụ cho một số mô hình cần độ ẩm của rơm cao nhƣ trồng nấm;

- Đối với các cánh đồng mẫu lớn, lƣợng rơm rạ phát sinh nhiều, để tiết kiệm thời gian thu gom cũng nhƣ là thời gian bắt đầu vụ mùa mới, sau khi thí điểm thành công mô hình máy cuộn rơm, tỉnh cũng cần quan tâm đến việc đầu tƣ các máy cuộn rơm công suất lớn có khả năng cuộn 4-5ha/giờ (như máy cuộn của hãng Throne mà các nước như Thụy Điển đang sử dụng).

5.2.3. Giải pháp đóng góp của các chuyên gia

UBND tỉnh An Giang đã tổ chức các hội thảo để lấy ý kiến các chuyên gia và người nông dân về cách thực hiện chiến lược quản lý sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên sinh khối trên địa bàn tỉnh. Trong 4 ngày từ ngày 22 đến ngày 25/11/2015, UBND tỉnh đã phối hợp với các cơ quan chức năng thuộc các Sở ban ngành, UBND huyện Châu Thành và các cán bộ, chuyên gia đến từ thành phố Pitea (Thụy Điển) – Cơ quan tài trợ chính cho chương trình hợp tác giữa An Giang – Thụy Điển tổ chức hội thảo chia sẻ kinh nghiệm về quản lý tài nguyên sinh khối. Hội thảo có sự đóng góp của nhiều chuyên gia đến từ các Sở ban ngành của tỉnh, chuyên gia Thụy Điển và Việt Nam cùng với nhiều nông dân tham gia tìm hiểu, đóng góp ý kiến về các mô hình sử dụng rơm rạ.

Các chuyên gia cho rằng những mô hình trình diễn cần bám sát nội dung Quyết định số 241/QĐ-UBND ngày 09/02/2015 của UBND tỉnh An Giang về việc phê duyệt Chiến lƣợc quản lý và sử dụng hiệu quả sinh khối cây lúa sản xuất năng lƣợng

89

trong điều kiện biến đổi khí hậu tỉnh An Giang đến năm 2030. Trong giai đoạn 2015- 2020, diện tích trồng lúa giảm phân bón và thuốc BVTV theo chương trình “1 phải 5 giảm” ở tỉnh An Giang là 80.257 ha(33,7%) và 5.090 ha ở huyện Châu Thành. Trong giai đoạn 2020-2030, diện tích trồng lúa giảm phân bón và thuốc BVTV theo chương trình “1 phải 5 giảm” ở tỉnh An Giang là 101.440 ha(42,6%) và diện tích này không tăng ở huyện Châu Thành.

Tỷ lệ rơm rạ thu gom tận dụng để trồng nấm, xử lý Trichoderma tại đồng là 15% cho toàn tỉnh và 30% cho huyện Châu Thành. Tổng kinh phí thực hiện ƣớc tính vào khoảng 4.310 tỷ đồng đƣợc huy động từ nhiều nguồn khác nhau trong đó có một phần sử dụng nguồn ngân sách của tỉnh.

Các giải pháp thực hiện bao gồm giải pháp chính sách, giải pháp quy hoạch, giải pháp giáo dục, tuyên truyền, giải pháp công nghệ và kỹ thuật.

Đối với thực trạng sử dụng rơm tại địa bàn tỉnh An Giang, rơm sau khi thu gom (thủ công hoặc bằng máy) sẽ được giao lại cho nông dân dưới các hình thức bán, ủ ure làm thức ăn gia súc, trồng nấm, trồng hoa màu. Các mô hình trình diễn trong năm tới sẽ có sự tham gia của 20 nông dân/mô hình và để nâng cao vai trò của phụ nữ trong gia đình thì phải có sự đóng góp của 50% người dân tham gia là phụ nữ. Kinh phí hỗ trợ của tỉnh cho người nông dân tham gia mô hình là 500.000 đồng/người để mua nguyên liệu và kinh phí hỗ trợ của phía tỉnh Pitea (Thụy Điển) là 125 triệu trong 2 năm 2016-2017 và còn lại là vốn của người nông dân tham gia.

Đối với mô hình trồng nấm rơm, từ năm 2010 đến năm 2014, diện tích trồng nấm rơm giảm dần, từ 3.651 ha năm 2010, với 94 tổ hợp tác sản xuất nấm, đến năm 2014 diện tích trồng nấm rơm chỉ còn 305 ha, số tổ hợp tác sản xuất cũng tan rã dần. Nguyên nhân do diện tích thu hoạch lúa bằng máy gặt đập liên hợp chiếm 90% diện tích trồng lúa nên thu gom rơm gặp khó khăn, giá nguyên liệu tăng cao và phụ thuộc vào sự thay đổi thời tiết. Đề xuất giải pháp tăng cường thu gom bằng máy để giảm chi phí nhân công, nhân rộng mô hình trồng nấm trong nhà để tránh ảnh hưởng của thời tiết, cần liên kết các hộ nông dân trồng nấm lại với nhau để tạo thành vùng sản xuất nguyên liệu.

Đối với mô hình máy cuộn rơm, hiện nay trên toàn tỉnh có khoảng 10 chiếc máy cuộn nhƣng hiện nay gặp khó khăn do vốn mua máy lớn, thời gian thu hồi chậm.

Vấn đề cốt yếu từ công tác thu gom, trước đây và ngay cả hiện nay tại An Giang nói riêng và các vùng nông nghiệp công nghệ thấp ở một số nước đang phát triển công tác thu gom chủ yếu là thủ công, chƣa đƣợc cơ giới hóa. Các cánh đồng của tại An Giang có diện tích nhỏ phù hợp với máy cuộn rơm công suất nhỏ mà hiện nay đang triển khai thực hiện nhƣng với số lƣợng còn quá ít (10 máy), do đó công tác thu gom bằng máy công suất nhỏ sẽ tốn nhiều chi phí hơn. Bài toán đặt ra từ công tác quy hoạch trồng lúa, tỉnh dần chuyển những vùng canh tác lúa nhỏ lẻ thành những cánh đồng lớn hơn để lƣợng rơm rạ phát sinh dễ dàng thu gom và giảm bớt chi phí vận chuyển máy giữa các cánh

90

đồng với nhau. Sau khi có các cánh đồng lớn, diện tích thu gom lớn, lƣợng rơm rạ phát sinh tập trung, lúc này cần có máy cuộn rơm công suất lớn (nhƣ máy Throne) có thể cuộn 4-5ha/giờ. Ngoài ra, để nâng cao chất lƣợng các cuộn rơm sau khi cuộn cần quan tâm đến ẩm độ của rơm, các cuộn rơm cần đƣợc bọc nilon.

Ngoài ra, trong công tác quản lý cần tập trung vào đối tượng chính là người nông dân, tăng cường nâng cao nhận thức cho họ thấy được nguồn lợi dồi dào mà rơm rạ và các loại sinh khối khác mang lại bằng các lớp tập huấn. Tại Thụy Điển, tỉnh Pitea có diện tích không lớn nhƣng có nền nông nghiệp công nghệ cao, sử dụng ít nhân công. Do vậy, ngoài công tác tập huấn An Giang cần quan tâm đến cải tiến công nghệ để nâng cao năng suất thu gom để đạt đƣợc mục tiêu chung của chiến lƣợc.

Theo người nông dân, các hộ nông dân hiện nay chưa tiếp xúc được với nguồn vốn vay của tỉnh, tuy nhiên tỉnh đã có quyết định số 538/2014/QĐ-UBND về việc hỗ trợ vốn vay đầu tư đổi mới công nghệ, người nông dân có thể tiếp cận nguồn vốn này thông qua các ngân hàng chính sách.

5.2.4. Giải pháp huy động và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư

- Tranh thủ các nguồn kinh phí từ các dự án của Tỉnh; cần thực hiện tốt việc xã hội hóa tạo đƣợc nguồn kinh phí thực hiện ngoài nguồn kinh phí của ngành Nông nghiệp còn có sự hổ trợ kinh phí của các doanh nghiệp, địa phương;

- Tạo mối liên kết và lòng tin với các tổ chức quốc tế, thành phố Pitea (Thụy Điển) để hỗ trợ, trao đổi về kỹ thuật và kinh phí; Tranh thủ các nguồn tài trợ của các tổ chức phi chính phủ cho việc thúc đẩy phát triển sản xuất thân thiện môi trường;

- Mời gọi doanh nghiệp đầu tƣ vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao;

- Liên hệ với các ngân hàng và tổ chức tín dụng cho vay sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, với lãi suất ƣu đãi.

5.2.5. Giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật

- Tỉnh cần chú trọng đầu tư nâng cấp các hệ thống tưới tiêu bảo đảm đáp ứng kịp thời cho diện tích hoạt động các mô hình.

- Tu bổ đê điều phòng chống thiên tai bảo vệ sản xuất. Rà soát điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện mạng lưới các trạm cấp nước. Thực hiện nâng cấp các trạm bơm, cống tưới tiêu, bảo đảm tưới chủ động cho diện tích làm mô hình trồng nấm và hoa màu;

- Phát triển hệ thống giao thông nông thôn, giao thông nội đồng phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, nhằm tạo sự gắn kết liên hoàn, thông suốt với mạng lưới giao thông huyện, làm cầu nối các vùng nguyên liệu với nơi tiêu thụ, đảm bảo thuận tiện cho các phương tiện cơ giới hóa nông nghiệp đi lại, vận chuyển hàng hóa thuận tiện trong cả mùa khô và mùa mƣa.

91

- Tập trung cải tạo mặt bằng đồng ruộng, xây dựng và hoàn thiện hệ thống thủy lợi nội đồng theo yêu cầu của các vùng quy hoạch. Tiếp tục việc đầu tƣ nâng cấp hệ thống đê bao kiểm soát lũ tháng tám và các vùng có đê bao kiểm soát lũ triệt để.

5.2.6. Giải phát phát triển nhân lực, đào tạo đội ngũ chuyên môn cao

- Đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao khoa học và công nghệ trong lĩnh vực trồng nấm, làm hoa màu và công nghệ cuôn rơm rộng rãi để kiểm soát sử dụng rơm ra hiệu quả;

- Từng bước xã hội hóa đầu tư ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật đặc biệt là công nghệ sinh học sử dụng rơm rạ để sản xuất Ethanol;

- Tăng cường công tác đào tạo chuyên môn về tận dụng rơm rạ theo hướng công nghệ cao nhằm nâng cao trình độ năng lực cán bộ kỹ thuật để đảm bảo công tác điều hành, tiếp nhận và chuyển giao ứng dụng khoa học công nghệ;

- Đẩy mạnh công tác đào tạo, huấn luyện về kỹ thuật sử dụng rơm rạ hiệu quả cho nông dân, giúp nâng cao kỹ năng sản xuất, đạt hiệu quả cao;

- Liên kết với các trung tâm nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài tỉnh có kinh nghiệm trong công tác sản xuất nông nghiệp, tham quan học tập đúc kết kinh nghiệm và ứng dụng thực tiễn. Đào tạo cán bộ chuyên môn thông qua các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ từ nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ.

Khuyến khích, có chính sách hỗ trợ cán bộ công chức, viên chức nghiên cứu luận án thạc sĩ, tiến sĩ thuộc lĩnh vực sử dụng rơm rạ bằng các ứng dụng công nghệ cao.

5.2.7. Giải pháp phát triển doanh nghiệp, nông dân phát triển sản xuất

- Có sự liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp, người dân trong sản xuất, thu mua và chế biến các nguyên liệu rơm rạ và sản phẩm nhƣ nấm, hoa màu và các cuộn rơm đảm bảo chất lƣợng, an toàn sinh học để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và tiến tới xuất khẩu.

- Có chính sách ƣu đãi các hộ dân về vốn, quỹ đất, thuế để khuyến khích doanh nghiệp hoặc người dân đầu tư xây dựng cơ sở vật chất theo hướng công nghệ cao phục vụ việc sản xuất. Tổ chức cho nông dân tham quan các mô hình sử dụng rơm rạ ứng dụng công nghệ cao đạt hiệu quả. Tăng cường cơ chế chính sách đầu tư cho nông dân (vốn vay, lãi suất ƣu đãi,…) để hỗ trợ khuyến khích nông dân trang bị máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.

- Thí điểm các mô hình trồng nấm, hoa màu bằng rơm rạ đạt chuẩn quốc gia, quốc tế để phục vụ cho công tác hội nhập sau này đƣợc dễ dàng.

- Tập trung cho các vùng quy hoạch trồng nấm và hoa màu đặc sản…Trên cơ sở đó, phát triển mối liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thông qua hợp đồng.

92 5.2.8. Giải pháp tổ chức thị trường

- Thông tin và dự báo thị trường; Tổ chức mạng lưới lưu thông và tiêu thụ sản phẩm; Tổ chức hội nghị, hội thảo giới thiệu sản phẩm; Giới thiệu trên phương tiện truyền thông đại chúng (truyền thanh, truyền hình, trang web,..);

- Đa dạng hóa các mô hình tiêu thụ theo hình thức phù hợp từng địa bàn; Thực hiện việc kinh doanh có địa chỉ, tiến tới có thương hiệu, có bao bì đóng gói, giá cả hợp lý, đảm bảo lợi ích của cả người sản xuất cũng như tiêu dùng.

- Xây dựng thương hiệu nông sản để nâng cao giá trị và tính cạnh tranh của nông sản. Yếu tố quan trọng để hình thành thương hiệu là sản phẩm phải có chất lượng cao và ổn định, có doanh nghiệp chế biến liên kết tiêu thụ sản phẩm.

5.2.9. Giải pháp công nghệ và bảo vệ môi trường

- Ứng dụng các công nghệ xử lý rơm rạ tại đồng ruộng bằng công nghệ sinh học nhƣ Trichoderma thành phân hữu cơ sinh học bón cho đất.

- Nghiên cứu, tiếp thu và ứng dụng các công nghệ tiên tiến (công nghệ sinh học, cơ giới hóa, các tiến bộ kỹ thuật,...) trong nước và thế giới để đầu tư phát triển công nghệ sử dụng rơm rạ theo quy trình ứng dụng công nghệ cao phù hợp điều kiện sản xuất của từng vùng, từng địa phương với hiệu quả cao và bền vững.

- Tiến hành chuyển giao khoa học kỹ thuật và nhân rộng đối với các mô hình hoạt động hiệu quả.

- Khuyến cáo người dân không đốt rơm rạ và dần tiến tới cấm hoạt động gây ô nhiễm môi trường này.

5.2.10. Giải pháp hợp tác với các đơn vị địa phương trong và ngoài tỉnh

- Phối hợp UBND huyện, thị nơi có vùng quy hoạch chỉ đạo thực hiện; Phối hợp với Viện, Trường huấn luyện và tiếp nhận tiến bộ khoa học kỹ thuật để ứng dụng vào trong sản xuất;

- Phối hợp với các công ty sản xuất kinh doanh về các sản phẩm của mô hình, để gắn kết tìm đầu ra cho sản phẩm ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao;

- Phối hợp với Sở tài nguyên và môi trường thực hiện vệ sinh môi trường trong thực hiện các mô hình;

- Phối hợp với các tổ chức nhƣ: ngân hàng, quỹ tín dụng hỗ trợ vay vốn đầu tƣ (lãi suất và thủ tục).

- Có chính sách gắn các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh lương thực và thực phẩm trên địa bàn phối hợp xây dựng vùng nguyên liệu trên cơ sở liên kết với các tổ hợp tác, hợp tác xã và tổ chức thu mua thông qua hợp đồng nhằm ổn định đầu ra cho sản phẩm đồng thời tích cực tham gia trong việc bảo vệ môi trường hướng tới một nền sản xuất nông nghiệp bền vững.

Một phần của tài liệu Đánh giá tiềm năng và đề xuất định hướng sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên sinh khối rơm rạ ở tỉnh an giang (Trang 103 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)