Thuận lợi – Khó khăn – Cơ hội – Thách thức của việc sử dụng rơm rạ tại An

Một phần của tài liệu Đánh giá tiềm năng và đề xuất định hướng sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên sinh khối rơm rạ ở tỉnh an giang (Trang 62 - 65)

CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG RƠM RẠ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG

4.3. Thuận lợi – Khó khăn – Cơ hội – Thách thức của việc sử dụng rơm rạ tại An

4.3.1. Thuận lợi

a. Nguồn tài nguyên sinh khối rơm rạ phong phú

Theo Cục Trồng trọt thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, năm 2014, sản lƣợng lúa vùng Đồng bằng sông Cửu Long đạt 25,2 triệu tấn, tăng 708.000 tấn so năm 2013, chiếm 56% sản lượng lúa cả nước. Các tỉnh đạt sản lượng lúa cao nhất vùng là Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp với 11,7 triệu tấn. Trong đó, An Giang đạt sản lƣợng lúa là 4,038 triệu tấn chiếm 34,5% trong ba tỉnh có sản lƣợng lúa lớn nhất và chiếm 16,02% sản lượng lúa của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, tương ứng với lượng rơm rạ phát sinh theo tính toán là 5,069 triệu tấn. Điều này cho thấy An Giang có một khối lƣợng rơm rạ phong phú và nếu biết cách tận dụng sẽ mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho tỉnh.

b. Giá rơm rạ rẻ

Theo khảo sát tại địa bàn một số huyện của tỉnh An Giang, rơm rạ tại An Giang có giá khoảng 50.000 đồng/công (1000 m2), đây là giá bán tại ruộng, không tính chi phí nhân công bốc dỡ, đối với các hộ có nhu cầu trồng nấm, trồng hoa màu hay mua rơm về cho gia súc ăn thì giá mua chở về tận nơi vào khoảng 250.000 – 400.000 đồng/công. So với các tỉnh khác nhƣ tại Vĩnh Long, giá bán tại ruộng là 70.000 – 80.000 đồng/công, Long An khoảng 50.000 – 60.000 đồng/công, còn tại những tỉnh có diện tích trồng lúa ít nhƣ Bến Tre thì giá rơm khá cao với giá bán chở về tận nơi dao động từ 500.000 – 700.000/công. Như vậy, với lợi thế địa phương có diện tích trồng lúa lớn, qua đó sản lượng rơm rạ phát sinh nhiều, cùng với vị trí là nơi giao thương giữa các tỉnh Đồng Bằng sông Cửu Long thì An Giang có thể trở thành thị trường cung cấp rơm rạ giá rẻ cho các khu vực lân cận.

c. Nguồn lực dồi dào

An Giang là tỉnh có dân số đông với gần 2,2 triệu người, số người trong độ tuổi lao động chiếm trên 60% (Sở LĐ-TB và XH, 2014), trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động còn thấp; tỉ lệ lao động nông thôn nhất là thanh thiếu niên thiếu việc làm còn nhiều. Nhƣ vậy, với việc nghiên cứu phát triển các mô hình sử dụng rơm rạ và đem phổ biến rộng rãi đến từng địa bàn có hoạt động nông nghiệp trên toàn tỉnh thì sẽ vừa giải quyết đƣợc một phần việc làm cho các lao động nhàn rỗi tại nông thôn, vừa nâng cao đời sống cho người dân, tránh được các tệ nạn xã hội khác liên quan đến các vấn đề thất nghiệp.

4.3.2. Khó khăn

a. Chính sách hỗ trợ

- Theo kết quả khảo sát thì tất cả các nông dân đang thực hiện các mô hình sử dụng rơm rạ trên địa bàn đều đang rất cần vốn để mở rộng hoạt động sản xuất, nuôi trồng. Hầu hết các hộ dân đều tự bỏ vốn của mình ra để thực hiện, một số sử dụng vốn tự có, một số thì dựa vào các nguồn vay mượn từ gia đình và người thân. Khi được hỏi về nguồn vốn vay ngân hàng thì các hộ dân đa phần không biết hoặc là chƣa nghe nói về các chính sách hỗ trợ vốn của tỉnh cho các hoạt động trên hoặc các vấn đề liên quan đến các thủ tục cho vay.

- Chính quyền chƣa tạo đƣợc sự liên kết giữa các hộ nông dân có cùng mô hình sử dụng rơm rạ để tạo đƣợc một tập thể sản xuất lớn, tất cả các hộ dân đều hoạt

47

động tự phát, kinh doanh riêng lẻ, không có thương hiệu cho mình. Điều này dẫn đến tình trạng chất lƣợng sản phẩm không đồng đều, mặt bằng giá khác nhau tại cùng một địa phương, thương hiệu không có dẫn đến rất khó cạnh tranh và dễ bị các thương lái ép giá…Ví dụ tại huyện Chợ Mới là huyện nổi tiếng về mô hình trồng nấm rơm của tỉnh, tại khu vực khảo sát tại xã Phú Mỹ, các hộ dân bán giá nấm sau khi thu hoạch rất khác nhau từ 38.000 đến 47.000 đồng/kg tùy thuộc vào thời điểm trong mùa vụ và tùy thuộc vào việc ra giá của thương lái mà không có một giá chung cho vùng.

- Hiện nay, tại An Giang chƣa chính thức thí điểm các mô hình kinh tế sử dụng rơm rạ để đánh giá hiệu quả của chúng. Các hộ dân đƣợc khảo sát là các hộ nuôi trồng đơn lẻ và rải rác khắp địa bàn. Dự kiến đầu năm 2016 sẽ tiến hành thí điểm triển khai thực hiện các mô hình kinh tế sử dụng rơm rạ này nhằm đánh giá toàn diện các mặt trong quá trình triển khai mô hình, từ đó tỉnh mới ban hành các quyết định, chính sách hỗ trợ cho người nông dân. Vì vậy, hiện nay người nông dân đang làm tự phát và vẫn chưa nhận được các chính sách hỗ trợ cụ thể nào từ chính quyền, thường là dựa vào kinh nghiệm của người nông dân và một số hỗ trợ từ các hội khuyến nông tại địa phương hoạt động.

b. Kỹ thuật chƣa cao

Quan sát điều tra cho thấy, mức độ cơ giới hóa khi thực hiện mô hình sử dụng rơm rạ tại các hộ nông dân chưa cao, còn phụ thuộc nhiều vào sức người và phải sử dụng số lƣợng lớn lao động trong vụ mùa. Ví dụ nhƣ các hộ trồng nấm bằng rơm rạ ngoài đồng ruộng ngoài việc mua rơm rạ từ nơi khác về đến tại ruộng đƣợc xe cơ giới vận chuyển đến thì người chủ phải thuê khoảng từ 3-4 người với mức lương từ 100.000-130.000 đồng/công (1000m2) rơm rạ để vận chuyển, chất rơm vào đồng nơi nuôi trồng; tiếp đến là công tác chất rơm (chất giồng) thành các luống nấm phải thuê một lượng lớn lao động từ 10-25 người/công (1000m2) để hoàn thành các công đoạn.

Công việc ủ rơm rạ để trồng hoa màu cũng sử dụng số lao động tương tự.

c. Số lƣợng máy cuộn rơm còn hạn chế

Theo Phó giám đốc Sở Khoa học và Công Nghệ, Bà Đinh Thị Việt Huỳnh cho biết với việc thu gom rơm rạ hiện nay đã có bước tiến so với trước đây, bằng cách áp dụng công nghệ, cơ giới hóa đã làm cho người nông dân đỡ vất vả hơn, việc thu gom nhanh hơn, lƣợng rơm rạ để lại tại đồng đƣợc thu gom khá triệt để. Các máy cuộn rơm những hộ dân sử dụng tại An Giang hiện nay là điển hình cho việc áp dụng kỹ thuật công nghệ vào nông nghiệp. Tuy nhiên, khó khăn ở đây là giá máy cuộn rơm khá cao dao động từ 130 triệu đến 145 triệu đồng/máy, chƣa đa dạng về chủng loại chủ yếu là sử dụng 3 dòng máy của Nhật Bản, Trung Quốc và Việt Nam sản xuất, chƣa có các đánh giá cụ thể về tính hiệu quả và các khuyến cáo chính thức của cơ quan chức năng khi sử dụng các loại máy này nên người nông dân chưa mạnh dạn đầu tư vào, theo khảo sát trên địa bàn tỉnh số lƣợng máy cuộn rơm đƣợc biết có khoảng 10 máy, các máy này có thể hoạt động tại các huyện hoặc giữa các huyện với nhau và thậm chí cho sang tỉnh khác để cuộn rơm thuê nếu có nhu cầu, điều này cho thấy việc sử dụng máy cuộn rơm tại các đồng ruộng còn rất hạn chế.

4.3.3. Cơ hội

a. Sự quan tâm của chính quyền địa phương

Lãnh đạo tỉnh An Giang trong những năm gần đây cũng đặc biệt quan tâm đến việc xử lý rơm rạ sau thu hoạch các vụ mùa, một mặt tận dụng nguồn tài nguyên sẵn có để phát triển các sản phẩm phục vụ trong lĩnh vực nông nghiệp hoặc lĩnh vực khác,

48

mặt khác nhằm xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường từ nguồn phế thải nông nghiệp này.

Theo Quyết định số 281/QĐ-UBND ngày 25/02/2014 về việc phê duyệt Quy hoạch vùng sản xuất lúa ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, với mục tiêu tổng quát là phát triển và ứng dụng rộng rãi, hiệu quả các công nghệ tiên tiến, công nghệ cao trong sản xuất lúa, liên kết từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường, nội dung Quyết định có chú trọng đến việc xử lý các phụ phẩm từ việc trồng lúa, cụ thể là ở mỗi vùng quy hoạch, có các tổ hợp tác liên kết nông nghiệp, tổ sản xuất và xác nhận, cơ sở thu mua và sơ chế biến nông sản, đại lý cung cấp vật tƣ nông nghiệp, văn phòng tƣ vấn dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp,...áp dụng công nghệ, tiêu chuẩn tiên tiến, khép kín xử lý chất thải nhƣ rơm, trấu để tái tạo năng lƣợng phục vụ cho sản xuất thông qua các hình thức kết hợp trồng nấm rơm, sử dụng nấm trichoderma xử lý rơm rạ và ủ rơm thành dạng phân hữu cơ, ép trấu dạng than, sử dụng trấu sấy lúa,...

Công tác tận dụng, xử lý rơm rạ đồng thời đi đôi với công tác bảo vệ môi trường, theo Quyết định số 1566/QĐ-UBND ngày 25/08/2010 về việc phê duyệt Quy hoạch Bảo vệ Môi trường tỉnh An Giang đến năm 2020, qua đó chính quyền đia phương quyết định nâng tỷ lệ sử dụng các dạng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo:

Xử lý các chất thải trong nông nghiệp (trấu, rơm rạ,...), chất thải chăn nuôi gia súc gia cầm, nuôi và chế biến thủy sản, các chất thải công nghiệp. Tận dụng các chất thải trên để làm các nguồn năng lượng sinh học, giải quyết các vấn đề môi trường, giảm thiểu sử dụng năng lƣợng hóa thạch,…

Theo khảo sát 6 nhà quản lý tại các địa bàn phỏng vấn thì chính quyền đều mong muốn người dân thay đổi các thói quen sử dụng rơm rạ tiêu cực hoặc mang lại lợi ích kém nhƣ đốt rơm, vùi rơm vào đất, cho rơm và đề xuất giải pháp nên chuyến hướng sang trồng nấm hoặc có vốn đầu tư vào máy cuộn rơm.

b. Sự giúp đỡ của các tổ chức phi chính phủ

Cho đến nay, nguồn sinh khối từ cây lúa tại An Giang đã đƣợc nhiều tổ chức nước ngoài quan tâm, giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm và đầu tư vào như Nhật Bản đã đầu tƣ một nhà máy sản xuất tấm silica cách nhiệt bằng cách sử dụng tro từ quá trình đốt trấu với lợi ích kinh tế rất lớn cho địa phương. Đối với rơm rạ, hiện tỉnh đã nhận đƣợc sự tài trợ, hợp tác và liên kết với thành phố Pitea (Thụy Điển) nhằm phục vụ cho mục tiêu chiến lƣợc quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên sinh khối từ cây lúa, tăng cao chuỗi giá trị của lúa gạo, giảm phát thải khí nhà kính, ứng dụng công nghệ vào nông nghiệp, cải thiện đời sống nông dân, phát triển kinh tế địa phương.

c. Các phương tiện truyền thông có sẵn

Theo nội dung phân công thực hiện chiến lƣợc quản lý và sử dụng hiệu quả sinh khối từ cây lúa, tỉnh đã phân công cho Sở Thông tin và truyền thông, Báo An Giang, Đài phát thanh và truyền hình An Giang, các cấp Hội, đoàn thể xây dựng kế hoạch tuyền truyền đến các cấp hội và nông dân, doanh nghiệp về ý nghĩa của kế hoạch biến chất thải thành năng lƣợng và kết quả của quá trình triển khai chiến lƣợc trong nhiều năm…

Điều này cho thấy, với sự vào cuộc của cơ quan truyền thông thì những thông tin có ích từ nguồn sinh khối này sẽ nhanh chóng đƣợc lan tỏa đến đối tƣợng chính là người nông dân, qua đó dần thay đổi nhận thức của họ vào việc tận dụng hiệu quả rơm rạ.

49 4.3.4. Thách thức

a. Vẫn còn đốt rơm tại đồng

Tập quán đốt rơm rạ tại đồng của người dân trong những năm qua tại An Giang tuy có giảm nhƣng vẫn còn ở mức cao, ƣớc tính trên toàn tỉnh khoảng 80% lƣợng rơm rạ đƣợc đốt tại đồng. Đây là vấn đề thách thức lớn đối với công tác quản lý nhằm thay đổi thói quen lâu đời này của người nông dân.

b. Nông dân thiếu vốn và đất canh tác

Vấn đề về vốn đầu tư vào thực hiện các mô hình tận dụng rơm rạ, người nông dân có rất ít vốn, theo khảo sát việc đầu tƣ cho các mô hình hiện nay của các hộ dân chủ yếu sử dụng vốn tự có hoặc vay mượn từ người thân để làm, về đất đai chủ yếu là đất thuê (mô hình trồng hoa màu) với khoảng đầu tƣ thuê đất chiếm phần lớn trong tổng vốn đầu tƣ ban đầu có giá dao động từ 2.500.000 – 4.500.000 đồng/1000m2/mùa vụ. Người nông dân không quan tâm hoặc biết rất ít đến các chính sách hỗ trợ của tỉnh, điều này làm người nông dân sản xuất rất cầm chừng, không dám đầu tư vốn nhiều, theo khảo sát các hộ trồng nấm chủ yếu có diện tích canh tác chủ yếu nằm trong khoảng 1.000 – 4.000 m2. Với diện tích canh tác nhỏ, lợi nhuận mang lại cũng không cao, một năm sản xuất tối đa khoảng 4 vụ, trung bình là 3 vụ, đó là chƣa kể đến vấn đề về thời tiết ảnh hưởng trực tiếp đến các hộ nông dân.

c. Nông dân chƣa qua đào tạo, nâng cao hiểu biết về sinh khối

An Giang có nguồn sinh khối rơm rạ to lớn nhƣng những lợi ích về rơm rạ trong hiểu biết người nông dân còn rất hạn chế dẫn đến việc sử dụng rơm rạ theo các phương pháp truyền thống đã lãng phí nguồn tài nguyên này. UBND tỉnh An Giang đã có kế hoạch kết hợp các lớp tập huấn, đào tạo cho các nông dân thực hiện mô hình trong năm 2016 với kế hoạch truyền thông cùng thực hiện song song, trước hết thí điểm tại huyện Châu Thành và sau đó mở rộng sang các địa bàn khác của tỉnh.

d. Thời tiết khí hậu

Nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mát mẻ, dễ chịu, An Giang có diện tích trồng và sản lƣợng lớn của đồng bằng Sông Cửu Long, đó là các lợi thế về mặt khí hậu cho việc trồng lúa nói riêng và các loại cây trồng khác nói chung. Tuy vậy, với công tác thu gom rơm rạ, sử dụng rơm rạ để trồng nấm hay hoa màu đều phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết. Tính ra đối với loại hình thu gom rơm bằng máy cuộn, người nông dân chỉ thực hiện chủ yếu vào các vụ Đông Xuân, Thu Đông thời điểm mà thời tiết ít mƣa, thuận lợi cho công tác thu gom, còn vụ Hè Thu do mƣa nhiều nên việc thu hoạch cũng khá hạn chế. Đối với mô hình trồng nấm và trồng hoa màu cũng vậy, mỗi năm người nông dân thực hiện khoảng 3-4 vụ, mỗi vụ kéo dài từ 40-55 ngày và chủ yếu vào các tháng có tiết trời khô ráo kéo dài từ tháng 10 đến tháng 5 năm sau.

Vào thời điểm mùa mưa, người nông dân thường làm việc khác để có thu nhập.

Một phần của tài liệu Đánh giá tiềm năng và đề xuất định hướng sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên sinh khối rơm rạ ở tỉnh an giang (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)