Mô hình trồng nấm rơm

Một phần của tài liệu Đánh giá tiềm năng và đề xuất định hướng sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên sinh khối rơm rạ ở tỉnh an giang (Trang 66 - 75)

CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG RƠM RẠ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG

4.4. Phân tích kết quả của 3 mô hình thí điểm ở An Giang

4.4.1. Mô hình trồng nấm rơm

Mô hình trồng nấm rơm ngoài trời Quy trình kỹ thuật:

- Kiểu nuôi trồng: Ngoài trời

- Chuẩn bị: Đào các rãnh dẫn nước xung quanh nơi trồng nấm để thoát nước trong quá trình tưới.

- Nguyên liệu: Rơm rạ khô đƣợc mua từ các hộ nông dân trồng lúa với giá khoảng 50.000 đồng/1.000 m2 (công), tính luôn tiền vận chuyển vào nơi trồng nấm trung bình 200.000 đồng/1.000 m2. Tỷ lệ sử dụng là 130 công rơm cho 01 công nấm.

- Xử lý nguyên liệu: Rơm rạ đƣợc làm ướt bằng nước vôi đảo đều, ủ trong 2-3 ngày thì đảo lại 1 lần, tiếp tục ủ đến 5- 6 ngày.

- Chất giồng: Tưới nước vôi trước khi chất rơm thành giồng để vệ sinh và diệt sạch mầm bệnh. Trải một lớp rơm rạ vào khuôn dày 7 – 10cm. Cấy một lớp giống viền xung quanh thành khuôn, cách mép 3 – 5cm. Tiếp tục làm nhƣ vậy đủ 3 lớp. Lớp trên cùng (lớp thứ 4) rải giống rộng đều khắp trên bề mặt cũng cách thành mô 3 – 5cm, sau đó phủ lớp áo lên mặt mô dày 3 – 5cm, lớp áo ngoài này có độ ẩm cao hơn lớp trong để giữ ẩm. Meo giống nấm sử dụng đƣợc đống thành bao, mỗi bao chứa 130 chai meo, lƣợng meo sử dụng trung bình là 10 bao/1.000 m2. Phủ một lớp rơm rạ khô dày khoảng 4-5cm để bảo vệ lớp mô nấm bên dưới.

- Tưới nước và đảo áo mô: Sau khoảng 6 ngày bắt đầu tưới nước khi thấy bề mặt khô, tưới nhẹ tránh làm tổn hại meo nấm, thời gian này đảo áo mô lần 1, sau 7-8 ngày từ ngày cấy meo thì đảo

Hình 4.3 Chất rơm thành giồng

Hình 4.4 Nấm rơm có thể thu hoạch

Hình 4.5 Sản phẩm nấm rơm

51 áo mô lần 2.

- Thu hoạch: Ngày thứ 11-12 nấm lớn bắt đầu thu hoạch, khi thu hái hết nấm đợt 1 cần nhặt sạch tất cả các “gốc nấm”, “cây nấm nhỏ” còn sót lại.

Ngừng 3 – 4 ngày sau đó tưới trở lại nhƣ ban đầu, để thu tiếp đợt 2. Thời gian thu hoạch diễn ra trong nhiều đợt kéo dài từ ngày 12 đến ngày 40, thậm chí nhiều ruộng trồng nấm tốt có thể thu hoạch đến ngày 55.

1. Chi phí hoạt động mỗi mùa vụ - Chi phí nhân công:

Kết quả thu thập từ 11 hộ nuôi trồng nấm rơm, trong đó có 07 hộ có số liệu điều tra đầy đủ về các khoản chi phí nhân công trong quá trình hoạt động bao gồm các công đoạn trả công cho nông dân nhƣ sau:

+ Bốc dỡ rơm sau khi mua vào nhà chứa + Ủ rơm

+ Đảo rơm lần 01 + Chất rơm thành giồng + Cho meo nấm vào + Phủ rơm lên trên + Đảo rơm lần 02 + Đào rãnh dẫn nước + Thu hoạch nấm

+ Thu dọn đồng ruộng sau thu hoạch

Tổng hợp các khoản chi phí nhân công từ khảo sát 07 hộ dân trồng nấm đƣợc trình bày cụ thể ở bảng sau:

Bảng 4-5 Tổng hợp chi phí nhân công trồng nấm

Đơn vị: Nghìn đồng/1000 m2

Hộ dân

Bốc dỡ

rơm Đảo 1 Chất rơm

Cho meo

Phủ

rơm Đảo 2 Đào rãnh

Thu hoạch

Thu

dọn Tổng 1 200 1.280 1.920 2.800 400 800 1.600 400 5.376 2.500 18.551 2 200 960 1.920 2.900 400 600 1.152 400 2.688 2.700 15.195 3 200 640 1.280 2.500 400 400 768 300 2.688 2.500 12.824 4 200 640 1.280 2.800 400 600 600 960 5.040 2.750 16.970 5 200 600 1.200 2.800 175 576 1.152 450 2.304 2.500 13.487 6 200 450 900 2.700 180 576 960 450 2.016 2.800 12.507 7 200 600 900 2.800 200 576 960 450 2.304 2.700 13.390

Trung bình 14.703

Ghi chú: Tổng chi phí trên được tính trên 1000 m2 diện tích trồng nấm

Nhƣ vậy, tổng chi phí nhân công trên 1 công (1000 m2) trồng nấm trong một mùa vụ trung bình vào khoảng 14.703.000 đồng.

- Khấu hao tài sản cố định

52

Tài sản cố định của mô hình là chiếc máy bơm với giá trị khoảng 2.800.000 đồng, chiết khấu lúc mua hàng là 6% tức là 168.000 đồng, chi phí lắp đặt 1% là 28.000 đồng. Thiết bị có vòng đời kỹ thuật là 10 năm, dự kiến thời gian sử dụng thiết bị khoảng 5 năm (n=5).

Nguyên giá tài sản cố định = 2.800.000 – 168.000 + 28.000 = 2.660.000 đồng Mức trích khấu hao trung bình hàng năm = 2.660.000:5 = 532.000 đồng Mỗi năm thực hiện 3 mùa vụ thì mức khấu hao = 532.000/3 = 177.333 đồng.

- Chi phí khác

Bao gồm các khoản chi phí nhƣ sau:

+ Mua rơm + Mua meo nấm

+ Mua vôi bột ngâm ủ rơm + Mua bạt che

+ Điện chạy máy bơm + Chi phí thông tin liên lạc

Tổng hợp các khoản chi phí khác từ khảo sát 07 hộ dân trồng nấm đƣợc trình bày cụ thể ở bảng sau:

Bảng 4-6 Tổng hợp chi phí khác

Đơn vị: Nghìn đồng/1000m2

Hộ dân Mua rơm

Mua meo nấm

Mua vôi bột

Mua bạt che

Điện chạy máy bơm

Thông tin liên

lạc

Tổng

1 6.500 3.059 1.000 800 1.275 150 12.784

2 6.500 2.825 1.100 900 1.275 200 12.800

3 6.500 3.158 1.100 800 1.147 150 12.855

4 6.500 2.712 1.000 850 1.700 150 12.912

5 6.000 2.000 1.000 900 1.530 100 11.530

6 6.500 2.260 1.000 900 1.275 150 12.085

7 6.500 2.310 1.100 900 1.700 200 12.710

Trung

bình 12.525

Nhƣ vậy, tổng chi phí khác trên 1 công (1000 m2) trồng nấm trong một mùa vụ trung bình vào khoảng 12.525.000 đồng.

Tổng chi phí hoạt động trên 1000 m2 trồng nấm cho 1 mùa vụ nhƣ sau:

Bảng 4-7 Tổng hợp chi phí hoạt động trồng nấm

STT Hạng mục Chi phí (Nghìn đồng)

1 Chi phí nhân công 14.703

2 Chi phí khấu hao tài sản cố

định 177

3 Chi phí khác 12.525

4 Chi phí quản lý = 10% (1+2+3) 2.741

Tổng cộng 30.146

2. Giá thành

53

Giá thành sản phẩm nấm đƣợc tính bằng tổng chi phí hàng năm chia cho sản lƣợng thu hoạch mỗi mùa vụ đƣợc tính trên 1000 m2 diện tích trồng.

Sản lƣợng thu hoạch mỗi mùa vụ trung bình tính trên 1000 m2 diện tích trồng của các hộ dân trồng nấm theo khảo sát nhƣ sau:

Bảng 4-8 Sản lƣợng nấm thu hoạch sau mỗi mùa vụ Hộ dân Sản lƣợng (kg/1000 m2)

1 900

2 700

3 1.000

4 800

5 750

6 800

7 700

Trung bình 807

Bảng 4-9 Tính giá thành sản phẩm nấm STT Hạng mục

Chi phí (Nghìn đồng/1000m2)

Sản lƣợng (kg/1000m2)

Giá thành (Nghìn đồng/kg) 1 Chi phí nhân

công 14.703 807 18,22

2

Chi phí khấu hao tài sản cố

định 177 807 0,22

3 Chi phí khác 12.525 807 15,52

4 Chi phí quản lý 2.741 807 3,39

Tổng

cộng 30.146 37,35

Nhƣ vậy, giá thành của sản phẩm nấm sau khi thu hoạch là 37.350 đồng/kg 3. Doanh thu /Tiết kiệm ròng (B)

Doanh thu được tính dựa trên giá bán thị trường của sản phẩm nấm theo kết quả khảo sát và sản lƣợng nấm trong một mùa vụ.

Giá bán nấm của các hộ nông dân trên địa bàn khảo sát, sản lƣợng và doanh thu của các hộ dân trên 1.000 m2 trồng nấm nhƣ sau:

Bảng 4-10 Doanh thu trồng nấm Hộ dân

Giá dao động (Nghìn

đồng/kg)

Giá trung bình (Nghìn đồng/kg)

Sản lƣợng (kg/1000m2)

Doanh thu (Nghìn đồng/1000 m2)

1 38-45 41,5 900

37.350

2 38-45

41,5 700 29.050

3 40-45 42,5 1.000

42.500

54

4 42-47 44,5 800

35.600

5 42-48 45 750

33.750

6 40-47

43,5 800 34.800

7 39-47 43 700

30.100

Trung bình A 43 34.736

Chi phí B 30.146

Tiết kiệm ròng trên 1000m2 trong

1 mùa vụ

C=A-B 4.590

Tiết kiệm ròng hàng

năm trên 1000m2 (Trung bình 3

vụ/năm)

D=C*3 13.770

Như vậy, doanh thu trung bình của người trồng nấm trong 1 mùa vụ trên diện tích 1000 m2 là 34.736.000 đồng và lợi nhuận ròng hàng năm là 13.770.000 đồng

4. Tổng vốn đầu tư

Theo kết quả khảo sát 11 hộ nông dân nuôi trồng nấm đều sử dụng vốn tự có để đầu tƣ cho công việc của mình.

Các khoản mục đầu tƣ ban đầu bao gồm: Thiết bị máy bơm và tiền thuê diện tích đất trồng nấm.

Bảng 4-11 Vốn đầu tƣ trồng nấm

Đơn vị: Nghìn đồng Hộ dân Mua máy

bơm

Thuê mặt bằng (trên 1000m2/1

mùa vụ)

Thuê mặt bằng 5 năm

(4 mùa vụ/năm)

Tổng

1 2.300 2.000 40.000 42.300

2 2.800 2.000 40.000 42.800

3 1.550 1.750 35.000 36.550

4 2.800 0 0 2.800

5 1.800 2.200 44.000 45.800

6 2.300 2.200 44.000 46.300

7 2.300 2.200 44.000 46.300

Trung bình 43.342

Ghi chú: Xen kẽ 3 mùa vụ người nông dân phải tiến hành thu hoạch kéo dài và thu dọn ruộng nấm nên thời gian thuê đất phải tính bằng 4 mùa vụ.

55

Tổng vốn đầu tƣ trung bình của các hộ trồng nấm trên 1.000 m2 vào khoảng 43.342.000 đồng.

5. Hiệu quả kinh tế

Dựa vào các công thức tính toán (từ 1 đến 6) lợi ích chi phí trình bày ở trên, nghiên cứu tính ra các chỉ số kinh tế của mô hình trồng nấm nhƣ sau:

Bảng 4-12 Các chỉ số kinh tế của mô hình trồng nấm Chỉ số kinh tế Kết quả

Lãi suất chiết khấu thực (r) 6,7%

Thời gian hoàn vốn (PB) 3,15 năm Giá trị hiện tại ròng (NPV) 13.574 nghìn đồng Tỷ số giá trị hiện tại ròng

(NPVQ) 2,80

Hệ số kỳ hạn 0,313

Chỉ số nội hoàn (IRR) 14,1%

6. Dự báo tài chính

Bảng 4-13 Kết quả dòng tiền dự án sử dụng rơm rạ trồng nấm

Đơn vị: Nghìn đồng

56

Hình 4.6 Dòng tiền của mô hình trồng nấm

Qua sơ đồ cho thấy, dự án thu hồi vốn trong năm thứ tƣ và bắt đầu sinh lãi vào năm thứ năm (nằm trong vòng đời dự án)

7. Phân tích rủi ro của dự án

Dự án khi đƣợc triển khai có thể xuất hiện các rủi ro do các yếu tố bên trong dự án hoặc do các yếu tố thị trường tác động ảnh hưởng đến dòng tiền. Ở đây, trong mô hình trồng nấm, trong điều kiện các khoảng đầu tƣ, chi phí không thay đổi, tác giả xét đến hai kịch bản dễ xảy ra đó là:

+ Giá nấm sản phẩm giảm + Năng suất nấm không đạt

a. Giá nấm sản phẩm giảm

Theo khảo sát giá nấm dao động trong khoảng 38.000 – 48.000 đồng/kg, trung bình là 43.000 đồng, để đánh giá rủi ro xét trong trường hợp giá nấm giảm xuống dưới mức giá trung bình hiện nay và trong các điều kiện về chi phí và năng suất nấm không thay đổi.

Bảng 4-14 Doanh thu khi giá nấm thay đổi Giá giảm

(Nghìn đồng/kg)

Sản lƣợng trung bình

(kg/1000m2) Doanh thu (Nghìn đồng/1000

m2)

Chi phí (nghìn đồng)

42 807 33.894 30.146

41 807 33.807 30.146

Dòng tiền trong các trường hợp này như sau:

(43,342)

(31,631)

(20,788)

(10,748) (1,451)

7,156

(50,000) (40,000) (30,000) (20,000) (10,000) 0 10,000

2015 2016 2017 2018 2019 2020

Giá trị hiện tại lũy kế

57

Hình 4.7 Giá trị hiện tại lũy kế trong điều kiện biến động giá nấm

Sơ đồ trên cho thấy khi giá nấm giảm từ 43.000 đồng/kg xuống 42.000 đồng/kg thì đã ảnh hưởng đến giá trị hiện tại lũy kế của dòng tiền, người nông dân sẽ thu hồi vốn chậm và bắt đầu sinh lãi vào năm thứ sáu (vƣợt quá vòng đời dự án 5 năm) tức là bắt đầu một khoảng đầu tƣ mới. Nhƣ vậy, trong điều kiện các khoản đầu tƣ, chi phí và năng suất không đổi nhƣ trên thì giá nấm phải đạt từ 43.000 đồng/kg trở lên thì mô hình mới có tính khả thi và sinh lợi nhuận.

b. Năng suất nấm không đạt

Theo khảo sát, trên diện tích 1.000 m2, năng suất nấm dao động trong khoảng từ 700 – 1.000 kg trung bình 807 kg. Để đánh giá rủi ro xét trong trường hợp năng suất nấm giảm xuống dưới mức trung bình trong các điều kiện về chi phí và giá nấm trung bình không thay đổi.

Bảng 4-15 Doanh thu khi năng suất thay đổi Sản lƣợng giảm

(kg/1000m2) Giá trung bình (Nghìn đồng/kg)

Doanh thu (Nghìn đồng/1000

m2)

Chi phí (nghìn đồng)

790 43 33.970 30.146

780 43 33.540 30.146

Dòng tiền trong các trường hợp này như sau:

(50,000) (40,000) (30,000) (20,000) (10,000) 0 10,000

2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021

Giá trị hiện tại lũy kế

Giá 42.000 đồng/kg Giá 41.000 đồng/kg Giá trung bình 43.000 đồng/kg

58

Hình 4.8 Giá trị hiện tại lũy kế trong điều kiện biến động năng suất

Sơ đồ trên cho thấy khi năng suất giảm từ 807kg xuống 790 kg thì đã ảnh hưởng đến giá trị hiện tại lũy kế của dòng tiền, người nông dân sẽ thu hồi vốn và bắt đầu sinh lãi vào năm thứ sáu (vƣợt quá vòng đời dự án 5 năm) tức là bắt đầu một khoảng đầu tƣ mới. Nhƣ vậy, trong điều kiện các khoản đầu tƣ, chi phí và giá nấm không đổi (43.000 đồng/kg) thì năng suất nấm phải đạt từ 800kg/1000 m2 trở lên thì mô hình mới có tính khả thi và sinh lợi nhuận.

(50,000) (40,000) (30,000) (20,000) (10,000) - 10,000

2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021

Giá trị hiện tại lũy kế

Năng suất 790 kg/1000m2 Năng suất 780 kg/1000 m2

Năng suất trung bình 807 kg/1000m2

Một phần của tài liệu Đánh giá tiềm năng và đề xuất định hướng sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên sinh khối rơm rạ ở tỉnh an giang (Trang 66 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)