LƯỢC CẤP CHỨC NĂNG

Một phần của tài liệu Giáo trình tham khảo (Trang 104 - 107)

Một doanh nghiệp có lợi nhuận khi mà giá trị của nó tạo ra vượt quá chi phí cho các hoạt động tạo giá trị của các bộ phận chức năng chẳng hạn như công tác thu mua nguyên vật liệu, sản xuất và tiếp thị. Để có được lợi thế cạnh tranh, doanh nghiệp cần duy trì các chức năng tạo giá trị với mức chi phí thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh, hoặc khác biệt hoá để có được mức giá cao hơn.

Chiến lược cấp chức năng là các chiến lược thuộc về các chức năng trong doanh nghiệp như sản xuất, mrketing, R&D, nhân lực, tài chính….. Thực chất của chiến lược chức năng nó chính là các giải pháp nhằm thực hiện chiến lược kinh doanh và góp phần thực hiện chiến lược cấp công ty.

Chiến lược chức năng được xây dựng và phát triển nhằm phát huy năng lực, phối hợp các hoạt động khác nhau ở từng bộ phận chức năng, tối đa hoá hiệu suất nguồn lực, cải thiện và nâng cao kết quả hoạt động ở từng bộ phận chức năng để đạt tới những mục tiêu của chiến lược cấp kinh doanh, cũng như cả tổng thể doanh nghiệp.

Chiến lược chức năng sẽ tạo ra năng lực phân biệt, đặc trưng, giúp doanh nghiệp đạt được lợi thế cạnh tranh (Hình 7.1).

Marketing R $ D Vận hành Nhận sự Tài chính…

Tăng trưởng tập trung Đa dạng hóa

Suy giảm Chi phí thấp

Khác biệt hóa Tập trung Hiệu quả vướt trội Chất lượng vượt trội Đáp ứng vượt trội Đổi mới vượt trội

Lợi thế cạnh tranh cấp độ nguồn lực

Lợi thế cạnh tranh Cấp độ sản phẩm

Hình 7.1 : Chiến lược chưc năng với chiến lược cạnh tranh va công ty

7.2 CHIẾN LƯỢC ARKETING

7.2.1 Vai trò va nội dung của chiến lược marketing

Chiến lược marketing là một chiến lược cấp chức năng của doanh nghiệp. Nó đề cập đến cách thức mà doanh nghiệp lựa chọn để đạt được mục tiêu marketing. Trong đó mục tiêu marketing được hiểu là những trạng thái hay kết quả mà doanh nghiệp mong muốn đạt được trong một khoảng thời gian nhất định trên thị trường như khối lượng sản phẩm, thị phần, doanh thu, hình ảnh hay danh tiếng… của doanh nghiệp.

Như vậy nói một cách cụ thể hơn nữa thì chiến lược marketing đề cập đến cách thức mà doanh nghiệp phát triển thị trường, sản phẩm, dịch vụ, cũng như các chính sách marketing hỗn hợp để đáp ứng được nhu cầu của thị trường mục tiêu nhằm tăng khối lượng sản phẩm bán ra, thị phần, doanh thu, hình ảnh hay danh tiếng… của mình. Chính sách marketing hỗn hợp của marketing gồm 4 Ấ căn bản là sản phẩm (Ấroduct), giá cả (Ấrice), phân phối (Ấlace) và xúc tiến hỗn hợp (Ấromotion).

Để đề ra chiến lược marketing cũng như chính sách marketing hỗn hợp, doanh nghiệp cần phải phân tích môi trường marketing và thị trường để nhận dạng các cơ hội và nguy cơ, đồng thời nhận dạng những phân khúc thị trường. Từ đó chọn thị trường mục tiêu và định vị sản phẩm của mình để đáp ứng thị trường mục tiêu. Có 3 loại chiến lược marketing căn bản đáp ứng thị trường mục tiêu là: 1) Chiến lược marketing không phân biệt, 2) Chiến lược marketing phân biệt. 3) Chiến lược marketing tập trung.

Chiến lược marketing không phân biệt là chiến lược mà doanh nghiệp thực hiện một chương trình marketing hỗn hợp cho toàn bộ thị trường. Chiến lược này được các doanh nghiệp thực hiện bằng cách tiêu chuẩn hóa chất lượng dịch vụ cơ bản của mình trên tất cả các thị trường. Chiến lược marketing này thường được triển khai khi doanh nghiệp lựa chọn chiến lược chi phí thấp để cạnh tranh. Như vậy doanh nghiệp sẽ bỏ qua các điểm khác biệt nhỏ của các phần thị trường khác nhau nên sản phẩm và các biến số marketing hỗn hợp chỉ nhằm vào nhu cầu của đông đảo của khách hàng.

Chiến lược marketing phân biệt là chiến lược mà trong đó doanh nghiệp tham gia nhiều đoạn thị trường khác nhau với các chương trình marketing hỗn hợp phân biệt cho từng đoạn thị trường. Chiến lược marketing này thường được triển khai khi

doanh nghiệp lựa chọn chiến lược khác biệt hóa để cạnh tranh. Ơ mỗi một khu vực thị trường họ thường có một chương trình marketing hỗn hợp khác nhau để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Nó cho phép doanh nghiệp có khả năng xâm nhập sâu vào các đoạn thị trường nhờ đáp ứng nhu cầu riêng biệt của khách hàng trên mỗi đoạn đoạn thị trường.

Chiến lược marketing tập trung là chiến lược mà doanh nghiệp thực hiện một chương trình marketing hỗn hợp cho một hay những đoạn thị trường phù hợp với khả năng của mình.Chiến lược này thường phù hợp với chiến lược cạnh tranh tập trung của các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. Nó cho phép doanh nghiệp tập trung được tiềm lực vào đoạn thị trường đã chọn để cạnh tranh nhưng quy mô nhỏ nên rủi ro và lợi nhuận thấp.

Tuy nhiên môn học này sẽ không đi sâu vào các chiến lược marketing chi tiết mà chỉ nhấn mạnh những vấn đề ý khi thực hiện chiến lược marketing cho thích hợp với chiến lược kinh doanh.

7.2.2 Chiến lược marketing với chiến lược kinh doanh

Ứng với mỗi chiến lược cạnh tranh, doanh nghiệp sẽ có chiến lược marketing chú trọng đến những biện pháp khác nhau để thực hiện chiến lược cạnh tranh. Nếu chiến lược cạnh tranh chú trong đến chi phí thấp thì trong chiến lược marketing cần chú trọng đến nghiên cứu thị trường là khách hàng quan tâm đến giá, thực hiện chiến marketing không phân biệt và thực hiện chính sách giá đại trà (́ảng 7.1)

Chiến lược cạnh

tranh Chiến lược marketing

Chú trọng chi phí thấp

- Nghiên cứu thị trường là khách hàng quan tâm đến giá - Chiến lược marketing không phân biệt

- Thực hiện chính sách giá đại trà Chú trọng khác

biệt hóa

- Nghiên cứu thị trường là khách hàng quan tâm sự khác biệt

- Chiến lược marketing phân biệt;

- Nghiên cứu nhu cầu khách hàng để thiết kế sản phẩm Bảng 7.1 : Chiến lược marketing với chiến lược cạnh tranh

Một phần của tài liệu Giáo trình tham khảo (Trang 104 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(144 trang)
w