Giải pháp khoa học công nghệ và Hợp tác quốc tế

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển khai thác hải sản xa bờ của thành phố đà nẵng (Trang 75 - 79)

6. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI

3.2.3. Giải pháp khoa học công nghệ và Hợp tác quốc tế

a. Căn cứ đề xuất * Căn cứ pháp lý

- Quyết định số 1690/QĐ-TTg ngày 16 tháng 9 năm 2010 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lƣợc phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020.

- Quyết định số 63/2010/QD-TTg ngày 15 tháng 10 năm 2010 của Thủ tƣớng Chính phủ về Chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản.

- Quyết định số 5764/QĐ-UBND ngày 30 tháng 7 năm 2009 của UBND thành phố Đà Nẵng V/v Trang bị máy thông tin liên lạc tầm xa để hỗ trợ ngƣ dân khai thác hải sản.

- Căn cứ Nghị định số 33/2010/NĐ-CP ngày 31 tháng 3 năm 2010 của Thủ tƣớng Chính phủ về quản lý tàu thuyền khai thác thủy sản của các tổ chức, cá nhân trên các vùng biển.

* Căn cứ thực trạng nghề khai thác hải sản của thành phố Đà Nẵng

- Các nghề khai thác thủy sản chủ yếu là các nghề truyền thống nhƣ: Lƣới kéo, lƣới vây và nghề câu chiếm phần lớn trong những năm vừa qua. Một số nghề mới hiệu quả và có tính chọn lọc cao không ảnh hƣởng tới nguồn lợi và môi trƣờng trong thời

gian qua không đƣợc du nhập vào thành phố Đà Nẵng nhƣ Câu cá ngừ đại dƣơng, Lƣới rê khai thác cá Lạc (cá dƣa), lồng bẫy khai thác Ghẹ và ốc Hƣơng.

- Sản lƣợng khai thác từ năm 2007 đến năm 2010 theo các nhóm nghề nhƣ Lƣới Kéo, Lƣới Vây, Lƣơi Rê, nghề Câu cá , câu mực không có xu hƣớng tăng; trong khi đó sản lƣợng khai thác của các loại nghề cá xu hƣớng giảm.

- Sản lƣợng khai thác năm 2010 của các nghề so với năm 2007 giảm, nhƣng nếu so sánh sản lƣợng của toàn tình thì nghề lƣới kéo vần là nghề có sản lƣợng cao nhất, tiếp đến là nghề lƣớng rê và thấp nhất là nhóm nghề khác. Từ kết quả trên cho thấy Đà Nẵng trong những năm tới phải có nhiều chính sách phù hợp để phát triển nghè khai thác một cách bền vững.

- Công nghệ Khai thác thủy sản của thành phố Đà Nẵng cong lạc hậu so với cán tỉnh lân cân tại Miền Trung.

- Tàu thuyền khai thác có tuổi thọ cao so với các tỉnh miền trung và cả nƣớc. - Hệ thống bảo quản sản phẩm trên tàu cá chƣa đƣợc quan tâm, các sản phẩm đánh bắt đƣợc có giá trị kinh tế thấp.

- Công tác điều tra đánh giá nguồn lợi thủy sản tại vùng biển chƣa đƣợc thực hiện, thiếu cơ sở cho việc hoạch định các chính sách quản lý và phát triển nghè khai thác thủy sản.

- Các thiết bị cơ giới hóa nghề cá còn lạc hậu và cũ không theo kịp với tình hình sản xuất hiện nay.

- Các dự án nƣớc ngoài về về quản lý và phát triển nghề cá trong thời gian vừa qua Đà Nẵng không đƣợc chọn là địa phƣơng thực hiện Dự án.

Để phát triển nghề khai thác thủy sản nói chung và khai thác hải sản xa bờ nói riêng trong những năm tới thành Phố Đà Nẵng cần phải thực hiện tốt các nội dung.

b. Nội dung thực hiện

* Giải pháp về Khoa học công nghệ

+ Về tổ chức và quản lý

- Xây dựng các mô hình khai thác hải sản có hiệu quả ở các qui mô khác nhau nhƣ hộ gia đình, tổ đội, tập đoàn, hợp tác xã...

- Nghiên cứu hoàn thiện kế hoạch điều chỉnh cƣờng lực khai thác phù hợp với khả năng nguồn lợi hải sản của vùng biển thành phố Đà Nẵng.

- Việc đầu tƣ các đề tài nghiên cứu xây dựng các chính sách quản lý nghề cá cần phải đi trƣớc một bƣớc. Đặc biệt chú trọng đến các vấn đề kinh tế – xã hội nghề cá trong quá trình xây dựng chính sách.

- Tiến hành các đề tài phục vụ cho công tác quản lý và tổ chức lại sản xuất, xây dựng qui chế quản lý nhƣ xây dựng mô hình thí điểm quản lý nghề cá dựa trên cộng đồng; Qui chế hoạt động của Hợp tác xã kiểu mới.

+ Về cơ khí tàu thuyền

- Tiếp tục nghiên cứu, áp dụng công nghệ vật liệu mới nhƣ sợi thủy tinh, composite... thay thế gỗ để đóng tàu cá có công suất lớn.

- Phổ biến công nghệ đóng tàu bằng các vật liệu nhân tạo tổng hợp và dần áp dụng vào sản thực tế tại địa phƣơng.

- Nghiên cứu, áp dụng, chuẩn hóa các mẫu tàu cá và vật liệu đóng tàu phù hợp với điều kiện kinh tế và nguồn lợi thủy sản của thành phố Đà Nẵng.

- Cần hỗ trợ đầu tƣ trang bị thêm máy thu lƣới (tời thủy lực) cho các tàu làm nghề lƣới cản: Hiện tại hầu hết các tàu lƣới cản đã trang bị 01 máy tời thủy lực để thu lƣới, tuy nhiên theo một số tàu cá đã trang bị 02 máy tời thủy lực để thu lƣới thì hiệu quả hơn. Do, khi trang bị thêm một tời thu lƣới ngay miềng hầm lƣới sẽ vừa thay thế đƣợc 01 lao động vừa tiết kiệm đƣợc sức lao động và tăng tốc thu lƣới.

- Hỗ trợ máy dò ngang cho các tàu làm nghề lƣới vây: Vì hiện tại, phần lớn các tàu làm nghề lƣới vây của thành phố Đà Nẵng chƣa trang bị đƣợc máy dò cá dẫn đến hiệu quả sản xuất chƣa cao.

+ Về ngư trường và nguồn lợi

- Đƣa vấn đề điều tra đánh giá nguồn lợi hải sản trở thành nhiệm vụ thƣờng niên của thành phố Đà Nẵng. Hàng năm cần cung cấp đủ kinh phí để Chi cục Thủy sản thực hiện việc điều tra, đánh giá tình hình nguồn lợi hải sản. Từ đó cung cấp kịp thời các thông tin cần thiết về nguồn lợi hải sản, phục vụ cho việc hoạch định các chính sách quản lý nghề cá của thành phố Đà Nẵng một cách bền vững và hiệu quả.

- Hoàn thiện phƣơng pháp điều tra, đánh giá nguồn lợi vùng xa bờ. Gắn công tác điều tra nguồn lợi hải sản với nghiên cứu tập tính đối tƣợng khai thác, ngƣ trƣờng, phục vụ khai thác có hiệu quả và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

- Tập trung nghiên cứu các đối tƣợng khai thác chủ lực nhƣ: mực ống, mực đại dƣơng, cá rạn... nhằm sử dụng hợp lý các nguồn lợi này một cách bền vững.

+ Về ngư cụ và phương pháp khai thác

- Nghiên cứu, áp dụng công nghệ vật liệu và chế tạo ngƣ cụ nhƣ chế tạo dây, lƣới, sợi, phao, chì... từng bƣớc thay thế hàng ngoại nhập và tạo điều kiện cho việc cơ khí hoá, hiện đại hoá các khâu kỹ thuật khai thác.

- Tiếp tục nghiên cứu cải tiến ngƣ cụ và phƣơng pháp khai thác để chuyển hƣớng khai thác theo chất lƣợng và giá trị sản phẩm.

- Nghiên cứu, thiết kế, áp dụng mẫu lƣới kéo đảm bảo khai thác hiệu quả ở vùng biển xa bờ, chú ý nâng cao tốc độ dắt lƣới.

- Đẩy mạnh nghiên cứu, áp dụng các ngƣ cụ có tính chọn lọc, khai thác một số đối tƣợng có giá trị kinh tế cao bằng các nghề nhƣ lồng, bẫy, câu (kể cả câu vàng đứng)...

- Nghiên cứu các phƣơng pháp điều khiển đối tƣợng đánh bắt nhƣ sử dụng ánh sáng, chà rạo, âm thanh... để nâng cao năng suất đánh bắt của ngƣ cụ, đặc biệt đối với một số nghề hoạt động khai thác xa bờ.

+ Về kinh tế, xã hội

- Tiếp tục điều tra và đánh giá điều kiện kinh tế, xã hội của công đồng ngƣ dân kết hợp với đánh giá hiện trạng ngành khai thác hải sản, nguồn lợi hải sản để có cơ sở qui hoạch và phát triển nghề cá khai thác hải sản của thành phố Đà Nẵng phù hợp và hiệu quả.

- Cấm sự hoạt động của các ngƣ cụ và phƣơng pháp khai thác hủy diệt. Nghiên cứu tạo sinh kế mới cho cộng đồng ngƣ dân nghèo ven biển.

+ Về bảo quản sau thu hoạch: Hỗ trợ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào bảo quản sản phẩm trên tàu cá: Hiện tại, tàu cá Đà Nẵng hầu hết bảo quản sản phẩm bằng hầm đá truyền thống nên dẫn đến chất lƣợng sản phẩm bị ảnh hƣởng rất nhiều. Để cải thiện đƣợc nhận thức của ngƣ dân và gia tăng chất lƣợng sản phẩm cá, cần hỗ trợ cho ngƣ dân cải tạo hầm bảo quản sản phẩm áp dụng công nghệ phun hợp chất cách nhiệt quanh thành hầm đá để kéo dài thời gian tan đá, giúp cho sản phẩm cá tƣơi lâu hơn.

* Về Hợp tác quyết tế

- Du nhập các nghề và kỹ thuật khai thác hiện đại, có năng suất cao vào nƣớc ta nhƣ: Lƣới vây cá ngừ; Lƣới kéo ở độ sâu > 200m ; Lồng bẫy biển sâu; Kỹ thuật dò tìm phát hiện cá trên biển; Kỹ thuật sử dụng ánh sáng … Các kỹ thuật này có thể du nhập theo con đƣờng hợp tác khai thác thử nghiệm trên vùng biển của thành phố Đà Nẵng; thông qua các đợt tập huấn, du học hoặc nhập công nghệ mới về thành phố.

- Tranh thủ nguồn vốn từ các dự án của các Dự án để gửi các cán bộ đi đào tạo đại học, thạc sĩ, tiến sĩ hoặc thực tập theo chuyên ngành khai thác hải sản hay quản lý nghề cá.

c. Khen thưởng và xử phạt nghiêm minh kịp thời: Nghiêm minh kịp thời, phù hợp quy định của pháp luật, vừa có sức răn đe, tác dụng giáo dục và khuyến khích các nhân tố tích cực.

d. Tính khả thi của giải pháp, nhận định sự thành công của giải pháp

Có sự đồng thuận của chính quyền địa phƣơng và các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nƣớc Giải pháp khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế là cơ sở thực tế để nâng cao hiệu quả nghề khai thác hải sản xa bờ đặc biệt là các nghề khai thác mới du nhập về thành phố Đà Nẵng. Từ đó phát triển nghề khai thác hải sản của thành phố Đà Nẵng bền vững và hiệu quả.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển khai thác hải sản xa bờ của thành phố đà nẵng (Trang 75 - 79)