Tình hình kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển khai thác hải sản xa bờ của thành phố đà nẵng (Trang 25 - 29)

6. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI

2.1.1.2. Tình hình kinh tế xã hội

a. Dân số, lao động và việc làm

Tổng dân số trung bình của thành phố năm 2008 là 822.178 ngƣời (tỷ lệ nam, nữ là 48,80% và 51,20%), trong đó số dân nông thôn chiếm 13,17%, thành thị chiếm gần 86,83%; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2008 là 12,09%, mật độ dân số 640,61 ngƣời/km2, tuy nhiên mật độ dân số phân bố không đều giữa các địa phƣơng, các quận nội thành có mật đô dân số cao nhƣ Thanh Khê 18.084,18 ngƣời/km2, Hải Châu 9.219,77 ngƣời/km2, trong khi khu vực nông thôn Hoà Vang mật độ dân số chỉ có 146,90 ngƣời/km2[20].

Dân số trong độ tuổi lao động đến cuối năm 2008 khoảng trên 540.397 ngƣời, chiếm 65,13% tổng số dân; lao động đang làm việc trong ngành kinh tế là 371.539 ngƣời, chiếm 68,75% số dân trong độ tuổi lao động; cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế: Công nghiệp, xây dựng 33,35%, dịch vụ 57,01%, nông nghiệp gần 9,64% [20].

Bảng 1: Lao động ngành nông nghiệp thành phố Đà Nẵng – Năm 2009

ĐVT: Người

(Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Đà Nẵng năm 2010)

Năm 2000 tổng lao động nông nghiệp là 71.324 ngƣời, chiếm 28,2% lao động trong các ngành kinh tế quốc dân, đến năm 2009 chỉ còn có 35.800 ngƣời, chiếm 9,64% (giảm 35.524 ngƣời) trong đó sản xuất nông nghiệp 27.500 ngƣời, chiếm 76,82 %; lâm nghiệp 2.500 ngƣời, chiếm 6,98%; thuỷ sản là 5.800 ngƣời, chiếm 16,20%. Cơ cấu lao động ngành nông nghiệp của thành phố phân bổ theo các địa phƣơng nhƣ sau: Hoà Vang 59,28 %, Cẩm Lệ 3,90 %, Liên Chiểu 14,17%, Thanh Khê 2,85%, Sơn Trà 10,99%, Ngũ Hành Sơn 8,05%, Hải Châu 0,76%. Từ số liệu trên thấy đƣợc là do quá trình đô thị hoá và chuyển dịch cơ cấu lao động sang các ngành công nghiệp, dịch vụ nên số lƣợng lao động trong ngành nông nghiệp giảm dần [20].

Về chất lƣợng lao động: Nguồn nhân lực của Đà Nẵng nói chung khá dồi dào, chủ yếu là số lao động trẻ, khỏe; tuy nhiên, đối với lĩnh vực nông nghiệp, trình độ lao động rất thấp, lao động có kỹ thuật trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản chỉ có 4.150 ngƣời (chiếm 11,59%), còn lại là lao động phổ thông 31.650 ngƣời (chiếm 88,41%), trong sản xuất nông nghiệp chủ yếu là lao động nữ, lớn tuổi, trình độ

T T

Địa phƣơng Tổng số Nông nghiệp nghiệp Lâm Khai thác, nuôi trồng

Toàn thành phố 35.8 27.5 2.5 5.8 1 Hoà Vang 21.22 19.835 1.31 76 2 Cẩm Lệ 1.395 1.125 210 60 3 Liên Chiểu 5.072 3.68 980 412 4 Thanh Khê 1.02 60 - 960 5 Sơn Trà 3.935 120 - 3.815 6 Ngũ Hành Sơn 2.882 2.65 - 232 7 Hải Châu 275 30 - 245

văn hóa thấp nên đây cũng là vấn đề khó khăn trong việc nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực của ngành trong thời gian đến [20].

Bảng 2: Trình độ lao động ngành nông nghiệp thành phố Đà Nẵng năm 2009

ĐVT: Người

(Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Đà Nẵng năm 2010)

b. Cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế thành phố chuyển dịch theo hƣớng giảm tỷ trọng sản xuất nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ; năm 1997, cơ cấu ngành nông nghiệp chiếm 9,70% trong GDP toàn thành phố, ngành công nghiệp chiếm 35,31%, ngành dịch vụ 54,99%; đến năm 2008, cơ cấu các ngành nhƣ sau: Nông nghiệp chỉ còn 4,15%, công nghiệp xây dựng là 45,76% và dịch vụ là 50,09%; sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố theo hƣớng công nghiệp xây dựng, dịch vụ và nông nghiệp, đây là sự chuyển dịch phù hợp với định hƣớng phát triển kinh tế xã hội thành phố đã đƣợc Chính Phủ phê duyệt và theo đúng tinh thần Nghị quyết 33-NQ-BCT của Bộ Chính trị về xây dựng thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc [20].

Bảng 3: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố

ĐVT: %

Cơ cấu ngành 2005 2006 2007 2008 2009

Tổng số 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0

1. Nông nghiệp 5,13 4,35 4,26 4,15 4,07

2. Công nghiệp xây dựng 50,19 48,07 45,55 45,76 45,92

3. Dịch vụ 44,68 47,68 50,19 50,09 50,01

(Nguồn: Niên giám thống kê hàng năm)

T T

Nội dung Tổng số Nam Nữ

Tổng cộng 35.800 18.195 17.605

01 Lao động có kỹ thuật 4.150 3.765 385

c. Tình hình đầu tư phát triển kinh tế xã hội

Tổng vốn đầu tƣ phát triển thành phố giai đoạn 2006-2010 ƣớc đạt 66.734 tỷ đồng, tăng trƣởng bình quân 18,3%/năm, trong đó đầu tƣ từ nguồn ngân sách nhà nƣớc ƣớc đạt 16.541 tỷ đồng, tăng 3,6%/năm. Ngân sách Nhà nƣớc chủ yếu tập trung đầu tƣ đồng bộ hóa kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nhằm mục tiêu phát triển kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội. Năm 2008 nguồn vốn đầu tƣ từ ngân sách nhà nƣớc đạt 4.266,9 tỷ đồng, tăng 59,95% so với năm 2007 [19].

Cơ cấu đầu tƣ có sự chuyển hƣớng, tập trung hơn vào đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng, chú trọng đầu tƣ các công trình trọng điểm (vốn đầu tƣ XDCB chiếm đến 72,11% tổng số vốn đầu tƣ năm 2008). Trong cơ cấu nguồn vốn đầu tƣ có xu hƣớng giảm cơ cấu vốn ngân sách đầu tƣ, tăng cơ cấu nguồn vốn tự có, vốn đầu tƣ nƣớc ngoài (vốn ngân sách giảm từ 35,50% vào năm 2005 xuống còn 30,74% năm 2008, vốn đầu tƣ nƣớc ngoài tăng từ 7,20% tăng lên 24,46% năm 2008). Tuy nhiên, vốn đầu tƣ cho nông - lâm - ngƣ nghiệp rất hạn chế, chỉ chiếm 2% vốn đầu tƣ, chủ yếu là đầu tƣ các công trình thuỷ lợi, chƣa chú trọng đầu tƣ kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa [19].

d. Môi trường sinh thái

Trong những năm qua, thành phố Đà Nẵng đã đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá, phát triển kinh tế xã hội, xây dựng kết cấu hạ tầng,... nên mức độ ô nhiễm môi trƣờng đất, nƣớc, không khí, chất thải công nghiệp và sinh hoạt tăng lên đáng kể vƣợt mức cho phép. Mặc dù đã tập trung thực hiện các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trƣờng nhƣng vẫn chƣa đạt hiệu quả, vấn đề môi trƣờng đang là một khó khăn, thách thức đối với sự phát triển bền vững của thành phố [2]

- Môi trƣờng nƣớc bị ô nhiễm và chất lƣợng nƣớc ở các sông, hồ ngày càng xấu do nƣớc thải công nghiệp phần lớn không đƣợc xử lý, nƣớc thải sinh hoạt của các bệnh viện ít đƣợc xử lý mà thải vào hệ thống nƣớc chung gây ra ô nhiễm nƣớc mặt, nƣớc thải các khu dân cƣ, các công trình vệ sinh phần lớn là tự chảy, tự thấm, một số nghĩa địa nằm xen kẻ trong khu dân cƣ, nƣớc thấm ra từ các bãi rác không đƣợc xử lý gây ô nhiễm mạch nƣớc ngầm ở tầng nông, đồng thời việc thu gom các loại rác sinh hoạt, rác công nghiệp không triệt để cũng dẫn đến sự ô nhiễm môi trƣờng đất, làm giảm mạnh chất lƣợng đất [2].

- Các nhà máy chế biến đã đầu tƣ, hoạt động sản xuất tại Khu công nghiệp dịch vụ và chế biến thuỷ sản Thọ Quang, tuy nhiên hiện nay chƣa có hệ thống xử lý nƣớc thải chung cho cả Khu công nghiệp và Khu Âu thuyền Thọ Quang, đặc biệt Cảng cá Thuận Phƣớc đã di dời về Khu Âu thuyền Thọ Quang từ tháng 7/2008 nên vấn đề ô nhiễm môi trƣờng tại khu vực này đang là vấn đề lớn cần giải quyết [2].

- Môi trƣờng không khí bị ô nhiễm vƣợt quá mức cho phép do các hoạt động sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, các hoạt động giao thông vận tải đã sản sinh ra các chất ô nhiễm nhƣ: Bụi, CO2, SO2, CO, NO2, hơi xăng dầu và tiếng ồn. Đặc biệt là nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng các khu dân cƣ, nhiều xe vận chuyển đất đá và các thiết bị khác hoạt động liên tục với tần suất cao, làm cho chỉ số ô nhiễm bụi vƣợt mức cho phép nhiều lần [2].

- Sự phát triển kinh tế và nhu cầu sinh hoạt đã tạo ra một lƣợng khá lớn rác thải, trung bình có trên 500 m3/ngày, các phƣơng tiện thu gom chỉ mới thu gom đƣợc khoảng 85% tổng lƣợng rác thải, các bãi rác còn nhỏ và chƣa có hệ thống xử lý gây ô nhiễm nƣớc ngầm và không khí, nhất là mùi hôi [2].

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển khai thác hải sản xa bờ của thành phố đà nẵng (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)