Các thách thức

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển khai thác hải sản xa bờ của thành phố đà nẵng (Trang 58 - 87)

6. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI

2.6.2. Các thách thức

Mặc dù nghề khai thác hải sản của thành phố Đà Nẵng đang trên đà phát triển mạnh, tuy nhiên nghề này vẫn đang phải đối mặt với những đe dọa về mặt sinh thái, môi trƣờng, kinh tế xã hội và các biện pháp quản lý cần phải đƣợc kiểm soát chặt chẽ và có các giải pháp hợp lý trên con đƣờng đạt đến những mục tiêu dài hạn và phát triển bền vững.

Các thách thức chủ yếu:

- Nguồn lợi vùng biển đang trên đà suy giảm.

- Số lƣợng tàu thuyền khai thác thủy sản xa bờ chiếm tỷ lệ ít, tàu thuyền khai thác gần bờ vẫn chiếm tỷ lệ lớn.

- Cƣờng lực khai thác vẫn đang tiếp tục tăng nhanh trong khi khả năng giám sát việc phát triển số lƣợng tàu thuyền còn hạn chế.

- Thông tin về nguồn lợi chƣa đƣợc đánh giá đầy đủ trong khi chi phí cho việc làm này là quá lớn.

- Năng lực giám sát thực thi pháp luật trong khai thác thủy sản còn hạn chế. - Tình trạng các tàu thuyền lớn ngày càng tập trung vào các ông chủ lớn.

- Giá nhiên liệu ngày càng tăng trong khi giá bán sản phẩm tăng không đáng kể. - Ngày càng có nhiều vụ phá sản, kể cả gần bờ và xa bờ do năng suất khai thác giảm nhanh.

- Hệ thống cơ sở hạ tầng đầu tƣ chƣa đồng bộ (cảng, bến, kho lạnh chợ cá...). - Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về khai thác thủy sản còn thiếu, rất khó khăn cho việc hoạch định chiến lƣợc khai thác thủy sản trong tƣơng lai.

CHƢƠNG 3

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KHAI THÁC HẢI SẢN XA BỜ CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

3.1. QUAN ĐIỂM, PHƢƠNG HƢỚNG PHÁT TRIỂN KHAI THÁC HẢI SẢN XA BỜ CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

3.1.1. Phát triển khai thác hải sản xa bờ theo hƣớng ổn định, bền vững, hiệu quả

Với ngƣ trƣờng rộng lớn, nằm trong vùng biển miền trung, có nhiều cửa sông lớn, nhỏ thông ra biển; trữ lƣợng tôm, cá phong phú, Đà Nẵng có nhiều lợi thế phát triển nghề khai thác thủy sản quanh năm. Ðến cuối năm 2010, số tàu tham gia hoạt động khai thác hải sản của thành phố Đà Nẵng là 2.388 chiếc, với tổng công suất trên 78.900 CV. Trong tổng số ấy có gần 2.235 có công suất dƣới 90 CV, số tàu có công suất trên 90 CV là chiếc 153 chiếc đƣợc đóng mới, sửa chữa và nâng cấp.

Gần đây nghề khai thác hải sản của thành phố Đà Nẵng đang đứng trƣớc nhiều khó khăn. Nguồn lợi hải sản ngày càng giảm sút nhanh chóng do hậu quả của việc phát triển nghề khai thác không hợp lý, trong khi các ngành chức năng chƣa cập nhật kịp thời diễn biến nguồn lợi hải sản để làm cơ sở cho việc nghiên cứu quy hoạch. Trình độ, công nghệ khai thác rất lạc hậu; cơ sở hạ tầng phục vụ nghề khai thác còn yếu kém, do chậm đƣợc đầu tƣ; việc tổ chức sản xuất nhỏ lẻ... Năm 2010, tổng sản lƣợng khai thác hải sản của thành phố Đà Nẵng đạt trên 41.400 tấn (năm 2007 đạt 41.200); sản lƣợng khai thác đƣợc tăng ít so với năm 2007. Tuy sản lƣợng tăng, nhƣng là do số đầu phƣơng tiện tăng, trong khi năng suất bình quân trên phƣơng tiện không tăng và sản phẩm khai thác từ biển giá trị kinh tế chƣa cao; bình quân sản phẩm của một chuyến biển khai thác đƣợc chủ yếu là các loại cá có giá trịnh kinh tế thấp...

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Chi cục Thủy sản thành phố Đà Nẵng, cho đến nay đội tàu khai thác hải sản của thành phố Đà Nẵng hoạt động chƣa đạt hiệu quả. Qua khảo sát, toàn tỉnh hiện có khoảng 60% số tàu hoạt động đạt hiệu quả khá, có lãi; số còn lại khoảng 40% hoạt động hòa vốn, hoặc thƣờng xuyên thua lỗ. Gần đây, tình hình càng khó khăn hơn khi giá xăng dầu, ngƣ lƣới cụ, nguyên vật liệu tăng giá, trong khi giá sản phẩm giảm bình quân 20-30%, làm cho số đông ngƣ dân của thành phố Đà Nẵng điêu đứng hơn. Trƣớc đây, Đà Nẵng cho ngƣ dân vay vốn

một cách ồ ạt theo chƣơng trình đánh bắt xa bờ cho vay 36 tỷ đồng đóng mới 53 tàu. Chƣơng trình này cho đến nay vẫn để lại nhiều vấn đề tồn đọng khó giải quyết; vốn vay và lãi ngƣ dân không trả nổi cho Nhà nƣớc. Nguyên nhân là quá trình đầu tƣ, lập dự án, thiết kế ban đầu không xác thực, thiếu đồng bộ; nhất là chọn không đúng đối tƣợng, vƣợt quá khả năng tay nghề, khả năng trả nợ của ngƣời ngƣ dân; vốn vay sử dụng không đúng mục đích..

Mặt khác, do từ trƣớc đến nay phần đông ngƣ dân chỉ quanh quẩn khai thác ven bờ, giờ có tàu công suất lớn, kỹ thuật cao thì lúng túng; nhân lực, trình độ, tay nghề sử dụng phƣơng tiện còn non kém, không phải chủ phƣơng tiện nào cũng biết tính toán để có thể sinh lợi từ nguồn vốn vay. Nhiều ngƣ dân lo ngại nếu một phƣơng tiện khai thác dài ngày trên biển cần ít nhất 40-50 triệu đồng và nếu ra khơi đánh bắt không có hiệu quả một vài chuyến biển thì lỗ nặng. Ngoài ra, đồng vốn còn phụ thuộc nhiều vào các điều kiện khách quan mà bản thân ngƣ dân khó lƣờng trƣớc, nhƣ thị trƣờng tiêu thụ, sản phẩm bị ứ đọng, rớt giá, trong khi giá nhiên liệu, ngƣ lƣới cụ lại tăng cao...

Do đó để khai thác đạt hiệu quả hơn nguồn lợi hải sản vùng biển của thì thành phố Đà Nẵng phải đề ra các giải pháp cụ thể. Ðó là ổn định sản lƣợng khai thác, tập trung nâng cao chất lƣợng sản phẩm và hiệu quả khai thác trên cơ sở điều tra hiện trạng, trữ lƣợng, khả năng khai thác nguồn lợi thủy sản theo các tuyến ven bờ, xa bờ... Nhanh chóng đầu tƣ cơ sở hạ tầng nghề cá, đổi mới công nghệ, chuyển đổi nâng cao tay nghề khai thác và về dài lâu cần xúc tiến việc triển khai thực hiện chƣơng trình tổ chức lại đội hình đoàn tàu khai thác xa bờ theo hƣớng gắn kết giữa tàu khai thác với tàu làm dịch vụ hậu cần trên biển, nhƣ cung cấp xăng dầu, ngƣ cụ, nƣớc đá, lƣơng thực, thực phẩm; hình thành chợ cá giúp tiêu thụ sản phẩm cá tƣơi ngay trên biển, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đánh bắt hải sản xa bờ. Cần đào tạo, nâng cao tay nghề thuyền trƣởng, máy trƣởng, lao động nghề biển; phổ biến rộng rãi kỹ thuật khai thác phù hợp từng ngƣ trƣờng, mùa vụ, ngành nghề. Hƣớng dẫn, khuyến khích ngƣ dân khai thác hải sản đúng chủng loại có giá trị kinh tế cao phù hợp yêu cầu thị trƣờng và khách hàng.

3.1.2. Phát triển khai thác hải sản xa bờ theo hƣớng kết hợp với chƣơng trình biển đảo, nhằm gắn kết phát triển kinh tế với đảm bảo an ninh quốc phòng

Việt Nam nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng có lợi thế “mặt tiền hƣớng biển”, thuận lợi trong giao thƣơng với thế giới bên ngoài nhƣng cũng “xung yếu” về mặt an ninh, quốc phòng. Cho nên, chủ trƣơng gắn phát triển kinh tế với bảo đảm an ninh, quốc phòng trên biển là hết sức đúng đắn, mang tính nhất quán trong tƣ tƣởng chỉ đạo của Đảng - Xây dựng đi đôi với bảo vệ Tổ quốc, mang tính thực tiễn trong bối cảnh của một khu vực địa chính trị cực kỳ phức tạp - biển Đông.

Kết hợp phát triển kinh tế với an ninh quốc phòng, bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền và an ninh trên biển đƣợc xem là một trong những giải pháp để thực hiện thành công Chiến lƣợc biển Việt Nam đến năm 2020. Hơn bất cứ địa phƣơng nào khác, việc xây dựng và phát triển kinh tế biển của Đà Nẵng phải gắn chặt với nhiệm vụ quốc phòng-an ninh bảo vệ biển để xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân trên biển.

Mục tiêu kết hợp kinh tế-xã hội với quốc phòng-an ninh nhằm khẳng định chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ vùng biển và hải đảo của Tổ quốc; khai thác sử dụng nguồn lợi thủy sản biển của quốc gia có hiệu quả để thực hiện hai nhiệm vụ chiến lƣợc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hoạt động kết hợp phải đƣợc tiến hành trong từng cơ sở đánh bắt hải sản; kết hợp theo quy hoạch, kế hoạch của các quận, huyện thuộc thành phố, nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của quốc phòng-an ninh để nâng cao năng lực quản lý, bảo vệ biển và hải đảo của Tổ quốc. Phát huy lợi thế của vùng ven biển của thành phố Đà Nẵng, tạo động lực lan toả hỗ trợ phát triển kinh tế cho ngƣời ngƣ dân địa phƣơng, làm “bàn đạp” cho phát triển một nền kinh tế biển của địa phƣơng hiệu quả và vững chắc, gắn với bảo đảm chủ quyền vùng biển quốc gia đƣợc xác định là một trong những hƣớng ƣu tiên có tính đột phá chiến lƣợc để đƣa thành phố Đà Nẵng nói riêng và nƣớc ta nói chung trở thành “một địa phƣơng, một quốc gia mạnh về biển và làm giàu từ biển”. Xây dựng tuyến ven biển gắn với một số tuyến đảo chính thành những điểm kinh tế mạnh và căn cứ hậu cần kỹ thuật vững chắc cho các hoạt động khai thác hải sản xa bờ. Bảo đảm cung cấp nƣớc ngọt, cơ sở hạ tầng và điều kiện sống cơ bản để ngƣời dân yên tâm bám trụ, sản xuất trên các vùng biển, hải đảo tiền tiêu của Tổ quốc.

Đối với Đà Nẵng nói riêng và Việt Nam nói chung, để bảo đảm sức mạnh an ninh quốc phòng trên biển, cần kết hợp với phát triển kinh tế biển. Nhƣng quá trình triển khai vừa qua vẫn thiếu cụ thể, còn phân tán, thiếu đầu tƣ tƣơng xứng, hoặc đầu tƣ chƣa hiệu quả để nhanh chóng xây dựng một nền quốc phòng toàn dân trên biển chính quy, hiện đại thông qua một nền kinh tế biển hiệu quả và bền vững. Đặc biệt còn thiếu các giải pháp cụ thể và mô hình ra biển thử nghiệm mang tính liên hoàn trên cơ sở gắn phát triển kinh tế biển với bảo đảm an ninh, quốc phòng trên biển và dải ven biển. Chúng ta còn thiếu chính sách đặc biệt và kịp thời để khuyến khích mạnh mẽ ngƣời dân ra định cƣ sinh sống ổn định trên hải đảo, làm ăn trên biển và bám biển dài ngày. Đã đến lúc cần tiến hành xây dựng mô hình thí điểm các khu quốc phòng-kinh tế, kinh tế - quốc phòng tại một số khu vực biển-đảo, đặc biệt là vùng biển Hoàng Sa và Trƣờng Sa.. làm cơ sở kết nối quân-dân, dân-quân trong việc thực hiện các hoạt động dịch vụ kinh tế biển-đảo: hậu cần nghề cá và dịch vụ du lịch sinh thái biển...Các điểm triển khai khu kinh tế - quốc phòng phải gắn với tuyến và khu vực phòng thủ biển, hải đảo.

Trong số các ngành kinh tế biển, thuỷ sản không chỉ giữ vững là một ngành kinh tế biển truyền thống, mà còn phát triển thành một ngành kinh tế sản xuất hàng hóa lớn và đi đầu trong hội nhập kinh tế quốc tế, khẳng định kinh tế thủy sản đan xen giữa lợi ích trƣớc mắt và lợi ích lâu dài. Thƣc tế cho thấy ngƣ dân chính là lực lƣợng bổ sung cho các hoạt động kinh tế biển khác và cũng là lực lƣợng không thể thay thế cho một thế trận quốc phòng toàn dân, An ninh nhân dân và biên phòng toàn dân trên Biển, góp phần “dân sự hóa” các hoạt động của Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nới riêng trên biển, gắn thủy sản với sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc phòng trên vùng biển của Tổ quốc. Tuy nhiên, ngƣ dân luôn sống và làm việc trong môi trƣờng khắc nghiệt và đầy rủi ro, luôn chịu tác động của thiên tai, Nhà nƣớc phải có trách nhiệm và chính sách bảo đảm an sinh cho họ trƣớc các rủi ro thiên tai. Vì thế, phát triển thủy sản, ngoài ý nghĩa đóng góp cho nền kinh tế quốc dân, bảo đảm an ninh quốc phòng trên biển, còn giải quyết các vấn đề xã hội cho ngƣ dân. Phát triển các mô hình sản xuất thủy sản dựa vào ngƣời dân giúp họ thoát nghèo, khuyến khích và tạo điều kiện cho họ tham gia các hoạt động quản lý nghề cá là một nhiệm vụ chính trị quan trọng mà Đảng và Nhà nƣớc ta đang tập trung chỉ đạo nhằm thực hiện chiến lƣợc xóa đói giảm nghèo

và tăng cƣờng phát triển kinh tế kết hợp bảo đảm an sinh xã hội và an ninh vùng biển. Theo cách tiếp cận trên, thời gian tới thành phố Đà Nẵng nới riêng và ngành Thủy sản Việt Nam nói chung cần chú trọng giải quyết đồng bộ cả ba vấn đề (tam ngƣ): ngƣ nghiệp, ngƣ dân và ngƣ trƣờng trong quá trình phát triển kinh tế thủy sản gắn với bảo đảm an ninh, quốc phòng trên biển.

Để bảo đảm phát triển kinh tế biển gắn với bảo đảm an ninh, quốc phòng vùng biển trong thời hội nhập, Đà Nẵng cần phải tiến hành phân vùng biển dựa trên hệ sinh thái và quy hoạch sử dụng biển và hải đảo nhằm xác định rõ những khu vực dành riêng cho nhiệm vụ quốc phòng, những khu vực cho phép và khuyến khích phát triển các hoạt động sản xuất, kinh doanh, cũng nhƣ những khu vực phát triển đa mục đích…

3.1.3. Phát triển khai thác hải sản xa bờ theo hƣớng phát huy tối đa nội lực từ dân

Đảm bảo cho nghề cá phát triển nghề khai thác hải sản xa bền vững và hiệu quả, đồng thời duy trì cả những chức năng hệ sinh thái biển và cả quan hệ hài hoà với nghề cá bền vững thành phố Đà Nẵng cần phải có kế hoạch ngắn hạn, dài ngạn và có qui hoạch cụ thể cho từng loại nghề, từng khối tàu và từng vùng biển.

Cần nâng cao thu nhập, tạo việc làm mới và nâng cao mức sống của cộng đồng ngƣ dân sống phụ thuộc vào nghề khai thác thủy sản.

Để thực hiện đƣợc phát triển khai thác thủy sản xa bờ của thành phố Đà Nẵng đạt hiệu quả thì tành phố Đà Nẵng cần thực hiện các hành động cụ thể sau đây:

- Tăng cƣờng các dự án điều tra nguồn lợi hải sản nhƣ: Điều tra sản lƣợng khai thác một cách tổng thể, nhằm cung cấp các thông tin kịp thời về tình hình nguồn lợi hải sản. Từ đó đƣa ra các nhận định chính xác hơn về tình trạng nguồn lợi hải sản, tình hình sản xuất của ngƣời dân. Đồng thời đƣa ra các chính sách, định hƣớng phù hợp để nghề khai thác hải sản xa bờ thành phố Đà Nẵng đật hiệu quả cao và bền vững.

- Tiếp tục điều tra về tàu thuyền, ngƣ cụ, nghiên cứu kỹ thuật khai thác mới, nghiên cứu mô hình tổ chức khai thác xa bờ, thu mua cá trên biển, kỹ thuật bảo quản sản phẩm trên tàu,…để hỗ trợ cho các tàu đánh cá xa bờ sản xuất ổn định, có hiệu quả cao khi hoạt động trên biển.

Cơ cấu lại đội tàu khai thác xa bờ phù hợp với hiện trạng của tàu cá và nguồn lợi hải sản xa bờ, đồng thời tiếp tục cải thiện cơ cấu này bằng cách thu thập thông tin

bổ sung về nguồn lợi thủy sản phục vụ công tác quản lý và hạch định các chính sách trong những năm tiếp theo.

Để có thể phát triển khai thác xa bờ đúng hƣớng và bền vững, tránh tình trạng khai thác quá mức, đầu tƣ quá mức, cần phải quy hoạch và cơ cấu lại các đội tàu khai của thành phố, đặc biệt là đội tàu khai thác xa bờ sao cho phù hợp với hiện trạng tàu thuyền và nguồn lợi hải sản xa bờ của thành phố Đà Nẵng thì vai trò của ngƣời dân là hết sức quan trọng, đóng góp trực tiếp và là yếu tố quyết định đến sự thành công nghề cá của thành phố Đà Nẵng.

3.1.4. Phát triển khai thác hải sản xa bờ theo hƣớng lồng ghép với các chƣơng trình bảo vệ môi trƣờng nhằm phát huy tối đa hiệu quả đầu tƣ và tranh thủ đƣợc các nguồn tài trợ quốc tế

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển khai thác hải sản xa bờ của thành phố đà nẵng (Trang 58 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)