Giải pháp về tổ chức sản xuất

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển khai thác hải sản xa bờ của thành phố đà nẵng (Trang 71 - 75)

6. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI

3.2.2.Giải pháp về tổ chức sản xuất

a. Căn cứ đề xuất * Căn cứ pháp lý

- Nghị định của Chính phủ số 59/2005/NĐ-CP ngày 04 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thuỷ sản.

- Nghị định số 14/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 2 năm 2009 của Chính phủ về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 59/2005/NĐ-CPngày 04/05/2005 về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản.

- Thông tƣ số 02 /2006 /TT-BTS ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ Thuỷ sản (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) về việc hƣớng dẫn thực hiện Nghị

định của Chính phủ số 59/2005/NĐ-CP ngày 04 tháng 5 năm 2005 về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thuỷ sản.

- Quyết định số 1690/QĐ-TTg ngày 16 tháng 9 năm 2010 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lƣợc phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020.

- Quyết định số 63/2010/QD-TTg ngày 15 tháng 10 năm 2010 của Thủ tƣớng Chính phủ về Chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản.

- Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13 tháng 7 năm 2010 của Thủ tƣớng Chính phủ về Chính sách khuyến khích, hỗ trợ khai thác, nuôi trồng hải sản và dịch vụ hải sản trên các vùng biển xa.

- Nghị định số 33/2010/NĐ-CP ngày 31 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về quản lý hoạt động khai thác thủy sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam trên các vùng biển.

- Thông tƣ số 48/2010/TT-BNNPTNT ngày 11 tháng 8 năm 2010 của Bộ trƣởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 33/2010/NĐ-CP ngày 31/3/2010 của Chính phủ về quản lý hoạt động khai thác thuỷ sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam trên các vùng biển.

-Quyết định số 06/2005/QĐ-UB ngày 14 tháng 01 năm 2005 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc ban hành Quy chế tổ chức đánh bắt hải sản trên biển theo Tổ áp dụng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

- Quyết định số 30/2007/QĐ-UB ngày 05 tháng 6 năm 2007 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc Ban hành Quy chế quản lý thông tin liên lạc giữa các Tổ khai thác hải sản xa bờ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng;

- Quyết định số 356/QĐ-SNN ngày 25 tháng 8 năm 2009 của của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc phê duyệt phƣơng án thực hiện hỗ trợ, nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ, đội khai thác hải sản năm 2009;

- Quyết định số 437/QĐ-UBND ngày 18 tháng 01 năm 2010 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc Ban hành Kế hoạch thực hiện việc cấp chứng nhận thủy sản khai thác xuất khẩu vào thị trƣờng Châu Âu.

- Quyết định số 215/QĐ-SNN ngày 19 tháng 4 năm 2010 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt phƣơng án thực hiện thu mẫu thống kê số liệu nghề khai thác thuỷ sản năm 2010.

* Căn cứ vào thực trạng nghề khai thác hải sản của thành phố Đà Nẵng

- Thành phố Đà Nẵng đã tổ chức bộ máy quản lý rất cụ thể: Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn là cơ quan tham mƣu cho UBND thành phố thực hiện chức năng quản lý Nhà nƣớc về khai thác thủy sản. Các đơn vị trực thuộc Sở thực hiện quản lý Nhà nƣớc về khai thác thuỷ sản gồm: Thanh tra Sở; Chi cục Thuỷ sản; Trung tâm Khuyến ngƣ nông lâm; Ban quản lý Âu thuyền Thọ Quang; Xí nghiệp QL và Khai thác Cảng cá Thuận Phƣớc; Tại các quận, huyện, xã đã có từ 1 đến 2 cán bộ làm công tác chuyên trách về lĩnh vực thủy sản.

- Nhìn chung những năm qua số thuyền trƣởng, máy trƣởng và thuyền viên làm nghề cá đƣợc tuyên truyền, đào tạo và phổ biến về các văn bản pháp luật quả lý ngành một cách đầy đủ.

- Từ năm 2005 có 15 tổ đội khai thác hải sản với 74 tàu cá tham gia thì đến năm 2010, thành phố Đà Nẵng đã thành lập đƣợc 97 tổ đội có 699 ngƣ dân tham gia. Điều này cho thấy từ năm 2005 đến nay công tác tổ chức sản xuất của tành phố Đà Nẵng đang dƣợc quan tâm.

Để tổ chức tốt công tác sản xuất trên biển và phát triển nghề khai thác hải sản một cách bền vững và hiệu quả, đặc biệt là phát triển nghề khai thác hải sản xa bờ thì thành phố Đá Nẵng cần thực hiện tốt các nội dung sau trong thời gian tới.

b. Nội dung thực hiện

- Hỗ trợ chuyển đổi nghề: Hỗ trợ cho các chủ phƣơng tiện tự nguyện xin chuyển đổi từ nghề khai thác hải sản ven bờ sang nghề vƣơn xa bờ (hỗ trợ cải hoán phù hợp hoặc hỗ trợ mua sắm ngƣ cụ); hỗ trợ cho các chủ phƣơng tiện bỏ hẳn nghề khai thác ven bờ để làm nghề trên bờ (hỗ trợ dạy nghề, hỗ trợ vốn, hỗ trợ địa điểm làm ăn, giới thiệu việc làm phù hợp,…) và giao tàu cho cơ quan chức năng hủy.

- Phối hợp với Ủy ban Nhân dân và Hội Nông dân các phƣờng vận động, hƣớng dẫn ngƣ dân tổ chức đánh bắt hải sản trên biển theo tổ đôi khai thác hải sản.

+ Khuyến khích các tổ, đội khai thác hải sản xa bờ có điều kiện, có năng lực thƣơng lƣợng ký kết hợp đồng bán sản phẩm cho các công ty chế biến thuỷ sản, đầu tƣ tàu hậu cần nghề cá để cung cấp dịch vụ nhu yếu phẩm và tiêu thụ sản phẩm cho các tổ khai thác hải sản hoạt động xa bờ.

+ Cùng với địa phƣơng hƣớng dẫn các tổ, đội khai thác hải sản phối hợp chặt chẽ với nhau trong việc quản lý thuyền viên, tổ chức cho thuyền viên đƣợc tham gia góp vốn vào đầu tƣ ngƣ lƣới cụ để tăng thu nhập và đồng thời thực hiện đầy đủ các quyền lợi chính đáng cho thuyền viên nhƣ mua bảo hiểm thuyền viên, bảo hiểm y tế tự nguyện nhằm làm cho lao động làm việc dƣới tàu đƣợc ổn định.

+ Ủy ban Nhân dân các quận, huyện, phƣờng, xã duy trì họp giao ban hàng quý, phổ biến kịp thời các chủ trƣơng, chính sách liên quan đến hoạt động khai thác hải sản, tổng hợp tình hình hoạt động của các tổ khai thác hải sản, nguyện vọng của ngƣ dân, phản ánh kịp thời đến các cơ quan chức năng để có hƣớng xử lý. Thƣờng xuyên rà soát, củng cố hoạt động của các tổ khai thác hải sản, chú ý các tổ kém hiệu quả còn mang tính hình thức.

+ Tập huấn và hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật, công nghệ về khai thác, bảo quản sản phẩm sau khai thác trên tàu cho các tổ, đội đã ký kết hợp đồng bán sản phẩm cho các công ty chế biến thuỷ sản để nâng cao hiệu quả kinh tế làm mô hình nhân rộng trong các năm tiếp theo.

+ Tổ chức tập huấn cho các tổ khai thác hải sản về kiến thức phòng tránh bão, thông tin liên lạc, cứu hộ, cứu nạn, an toàn cho ngƣời và tàu cá trên biển, sơ cứu ngƣời bị tai nạn, ốm đau, kiến thức luật pháp của quốc tế và Việt Nam liên quan,…Tập huấn nghiệp vụ cho các Tổ trƣởng để có đủ năng lực quản lý và điều hành tổ, đội sả xuất có hiệu quả.

+ Xây dựng các tổ khai thác hải sản điển hình phù hợp với các nhóm nghề, nhóm công suất để ngƣ dân có điều kiện trao đổi, học hỏi kinh nghiệm.

+ Công tác khuyến ngƣ cần quan tâm chọn các tổ khai thác hải sản làm cơ sở hỗ trợ để động viên khuyến khích các tổ duy trì tốt hoạt động, tìm hiểu, giới thiệu các mô hình sinh hoạt tổ hiệu quả để ngƣ dân học tập trao đổi kinh nghiệm.

- Tổ chức hội thảo rút kinh nghiệm, khen thƣởng và xử lý vi phạm kịp thời. Tuyển chọn các mô hình tổ khai thác hải sản hoạt động hiệu quả nhất để phát triển nhân rộng ra cho những năm tiếp theo.

c. Khen thưởng và Xử phạt nghiêm minh kịp thời: Nghiêm minh kịp thời, phù hợp quy định của pháp luật, vừa có sức răn đe, tác dụng giáo dục và khuyến khích các nhân tố tích cực.

d. Tính khả thi của giải pháp, nhận định sự thành công của giải pháp

Có sự đồng thuận của chính quyền địa phƣơng và các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nƣớc Giải pháp về tổ chức sản xuất là cơ sở thực tế để thúc đẩy nghề khai thác hải sản xa bờ của thành phố Đà Nẵng ngày một bền vững. Từ đó phát triển nghề khai thác thủy sản của thành phố Đà Nẵng theo hƣớng công nghiệp hóa và hiện đại hóa, khai thác phải đi đôi với tái tạo, bảo vệ và phát triển nghề khai thác hải sản.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển khai thác hải sản xa bờ của thành phố đà nẵng (Trang 71 - 75)