Lao động phục vụ cho nghề khai thác hải sản

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển khai thác hải sản xa bờ của thành phố đà nẵng (Trang 44 - 45)

6. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI

2.3.2.Lao động phục vụ cho nghề khai thác hải sản

a. Số lao động làm nghề khai thác thủy sản

Số Lao động trong thành phố, lao động ngoại tỉnh tham gia các hoạt động khai thác hải sản theo các quận huyện tính đến hết năm 2010 của thành phố Đà Nẵng theo các đội tàu khai thác hải sản có nhóm công suất tàu ≥20cv cụ thể.

Bảng 20: Lao động tham gia hoạt động khai thác hải sản

Quận Tổng số lao động (ngƣời) Lao động trong tỉnh (ngƣời) Lao động ngoại tỉnh (ngƣời)

Sơn Trà 3.362 2.088 (62%) 1.274 (38%) Thanh Khê 1.384 784 (57%) 600 (43%) Hải Châu 443 372 (84%) 71 (16%) Liên Chiêu 157 89 (57%) 68 (43%) Ngũ Hành Sơn 213 128 (60%) 85 (40%) Tổng 5.559 3.461 (62,3%) 2.098 (37,7%)

Từ số liệu trên thấy đƣợc số lƣợng lao động tham làm nghề khai thác hải sản của thành phố Đà Nẵng là trên 60% trong khi đó số lao động làm nghề khai thác thủy sản của ngƣời ngoài tỉnh chiếm gần 40% số lao động toàn tỉnh. Điều đó cho thấy số lao động nghề cá của thành phố Đà Nẵng đang thiếu một cách nghiêm trọng, trong các năm tới Đà Nẵng cần phải có các chính sách để sắp xếp lại cơ cấu nghề nghiệp một cách hoàn thiện nhƣ: Điều chỉnh lại cơ cấu nghề nghiệp, có chính sách đào tạo tay nghề cho ngƣời đi biển một cách hệ thống và có chính sách ƣu đãi phù hợp với con em ngƣ dân làm nghề cá.

b. Chất lượng lao động: Thuyền trưởng, máy trưởng, thuyền viên

Nhìn chung đa số lao động làm nghề cá của thành phố Đà nẵng có trình độ học vấn dƣới cấp 2. Những năm qua số thuyền trƣởng, máy trƣởng và thuyền viên làm nghề cá đƣợc tuyên truyền, đào tạo và phổ biến về các văn bản pháp luật quả lý ngành một cách đầy đủ. Hàng năm Chi cục Thủy sản Đà Nẵng thƣờng tổ chức từ 6 – 8 lớp tập huấn, tuyên tuyền cho ngƣ dân nhằm nâng cao hiểu biết cho ngƣ dân trong lĩnh vực Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

c. Hiện trạng công tác đào tạo nghề khai thác

Về công tác đào tạo lao động nghề cá trong các năm qua tỉnh chủ yếu tập trung công tác tuyên tuyền nhăm nâng cao nhận biết của ngƣời dân về các chủ trƣơng, chính sách pháp luật của Nhà nƣớc; các lớp đào tạo về nghiệp vụ và nghề nghiệp chƣa đƣợc quan tâm do nguồn kinh phí và nhân lực làm công tác quản lý nghề cá còn ít không thể thực hiện đƣợc.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển khai thác hải sản xa bờ của thành phố đà nẵng (Trang 44 - 45)