Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng stress của điều dưỡng viên khối lâm sàng bệnh viện trung ương huế năm 2017 (Trang 33 - 38)

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu

- Cỡ mẫu: Công thức ước lượng cỡ mẫu cho một tỷ lệ được áp dụng để tính toán cỡ mẫu cho

nghiên cứu này. Sử dụng phần mềm tính cỡ mẫu Sample Size 2.0 để hỗ trợ quá trình tính toán cỡ mẫu như sau:

n= 2

2(1 /2). (1 )

d

p p

Z  

Trong đó:

n: cỡ mẫu tối thiểu

Z1-α/2: hệ số tin cậy, kiểm định 2 phía (=1,96) α: mức ý nghĩa (=0,05)

Nguyên Ngọc [14].

d: sai số chấp nhận được của ước lượng (=0,05)

Thay các giá trị vào công thức, cỡ mẫu tối thiểu n=289. Ước lượng tỷ lệ đối tượng bỏ cuộc, từ chối tham gia nghiên cứu là khoảng 10%. Vậy, cỡ mẫu của nghiên cứu là 320 ĐDV.

- Phương pháp chọn mẫu:

Áp dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống với quy trình như sau:

Bước 1: Lập danh sách tất cả các ĐDV tại các khoa lâm sàng của bệnh viện đa khoa Trung ương Huế. Danh sách bao gồm các thông tin họ và tên, khoa công tác.

Bước 2: Các ĐDV trong danh sách được sắp xếp theo khoa và được đánh số bắt đầu từ số 01 (Danh sách ĐDV của mỗi khoa được sắp xếp theo thứ tự A B C theo tên).

Bước 3: Khoảng cách mẫu (k) được tính bằng cách lấy tổng số ĐDV (894) chia cho 320 (số ĐDV cần lấy vào nghiên cứu)  k = 2,8

Bước 4: Chọn số ngẫu nhiên là 2, ĐDV đầu tiên được chọn tham gia nghiên cứu là ĐDV có mã số 02. ĐDV thứ hai được chọn là 02 + 2,8. ĐDV thứ 3 là 02 + 2x2,8 và ĐDV số n là 02 + (n- 1)2,8. Quy trình này được tiến hành cho tới khi chọn đủ 320 ĐDV tham gia vào nghiên cứu

Thay thế mẫu trong trường hợp:

+ ĐDV đã chuyển công tác trước thời gian điều tra.

+ ĐDV từ chối tham gia phỏng vấn hoặc không thể hoàn thành phỏng vấn vì bất kỳ lý do nào.

Trong trường hợp này, ĐDV được thay thế bằng ĐDV kế tiếp ngay sau trong danh sách mẫu.

2.4.2. Nghiên cứu định tính:

- Phỏng vấn sâu:

Cỡ mẫu: Chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn sâu 08 người + 01 đại diện Ban Gám đốc bệnh viện

+ 01 Điều dưỡng trưởng bệnh viện

+ 05 đại diện điều dưỡng trưởng của 05/28 khoa lâm sàng + 01 Trưởng phòng tổ chức bệnh viện

Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu có chủ đích 08 đối tượng là lãnh đạo bệnh viện và khoa phòng.

- Thảo luận nhóm: 1 nhóm bao gồm 10 ĐDV tại các khoa khác nhau thuộc khối lâm sàng.

Mục đích: Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng stress của ĐDV

2.5.1. Nghiên cứu định lượng

Phương pháp: Sử dụng phương pháp thu thập số liệu là phỏng vấn ĐDV Công cụ thu thập: Bộ câu hỏi phỏng vấn (phụ lục 1) bao gồm 2 phần như sau:

Phần 1: Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu bao gồm: tuổi, giới, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, số con, loại lao động, thâm niên công tác…

Phần 2: Sử dụng thang đo DASS 21 nhằm tìm hiểu thực trạng stress của ĐDV khối lâm sàng.

Tổ chức thực hiện: chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn ĐDV tại phòng họp và phòng giao ban của khoa/bệnh viện. Nhóm điều tra của nghiên cứu bao gồm 04 điều tra viên và 01 giám sát viên.

2.5.2. Nghiên cứu định tính:

Phương pháp: Phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm

Công cụ thu thập: Phiếu hướng dẫn phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm được thiết kế sẵn dựa trên 9 nội dung của thang đo ENSS (phụ lục 2,3,4).

Tổ chức thực hiện: chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn sâu/ thảo luận nhóm ĐDV tại phòng họp và phòng giao ban của khoa/bệnh viện. Có 04 điều tra viên phỏng vấn sâu và 01 giám sát viên.

Riêng thảo luận nhóm, có 01 điều tra viên điều hành cuộc thảo luận nhóm và 01 giám sát viên.

2.6. Các biến số nghiên cứu 2.6.1. Nghiên cứu định lượng

Bao gồm 41 câu hỏi về các thông tin:

 Yếu tố cá nhân: tuổi, giới, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, số con, vai trò về kinh tế trong gia đình.

 Yếu tố về sự hỗ trợ của những người thân xung quanh.

 Yếu tố đặc điểm công việc: thâm niên công tác, khoa công tác, loại hình lao động.

 Yếu tố về sức khỏe và các hành vi nguy cơ (hút thuốc lá, uống rượu/bia, khó khăn khi ngủ, tập thể dục/chơi thể thao, mắc bệnh mạn tính, tự đánh giá tình trạng sức khỏe nói chung).

 Yếu tố sức khỏe tinh thần: bao gồm 21 câu hỏi theo thang đo DASS 21.

2.6.2. Nghiên cứu định tính

Bao gồm 57 câu hỏi thuộc 9 yếu tố theo thang đo ENSS như sau:

 Yếu tố tử vong và nguy cơ tử vong

 Yếu tố sự chuẩn bị không đầy đủ

 Yếu tố những vấn đề với đồng nghiệp

 Yếu tố những vấn đề với người giám sát

 Yếu tố quá tải công việc

 Yếu tố không chắc chắn liên quan đến xử trí

 Yếu tố người bệnh và người nhà của họ

 Yếu tố phân biệt đối xử 2.7. Phương pháp phân tích số liệu

2.7.1. Nghiên cứu định lượng

Toàn bộ số liệu định lượng phụ vụ cho mục tiêu 1, được nhập bằng phần mềm Epi Data 3.1, số liệu cũng đã được nhập lại nhẫu nhiên 10% tổng số phiếu (32 phiếu) để kiểm tra sai sót khi nhập liệu. Bộ số liệu được tổng hợp và phân tích bằng phần mềm STATA 14.0.

Phần mô tả: Cung cấp thông số như tần số (n), tỷ lệ phần trăm, giá trị trung bình (Mean), độ lệch chuẩn (SD), giá trị nhỏ nhất (Min), giá trị lớn nhất (Max).

Phần đánh giá stress của ĐDV: Tình trạng stress của ĐDV được đánh giá bằng thang đo bao gồm 7 tiểu mục stress trích từ thang đo chung DASS 21. Thang đo có 4 mức độ từ 0 (Không đúng với tôi chút nào cả) đến 3 (Hoàn toàn đúng với tôi, hoặc hầu hết thời gian là đúng). Sau khi cộng tổng điểm của 7 tiểu mục, kết quả thu được sẽ nhân với 2. Với khoảng điểm từ 0 đến 42, điểm càng cao phản ánh tình trạng mắc stress càng nặng. Dựa vào số điểm, mức độ stress được phân loại thành 5 nhóm: Bình thường (1-14 điểm); nhẹ (15-18 điểm); vừa (19-25 điểm); nặng (26-33 điểm) và rất nặng (≥ 34 điểm) [26].

2.7.2. Nghiên cứu định tính

Số liệu định tính phụ vụ cho mục tiêu 2, được gỡ băng, tổng hợp và phân tích theo 9 nội dung của thang đo ENSS nhằm giải thích một số yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng stress của ĐDV.

2.8. Đạo đức nghiên cứu

Nghiên cứu tuân thủ quy trình xét duyệt của Hội đồng Đạo đức trường Đại học Y tế Công cộng. Các đối tượng nghiên cứu đều được giải thích cụ thể về mục đích và nội dung của nghiên cứu trước khi tiến hành phỏng vấn. Và chỉ tiến hành khi được sự chấp nhận hợp tác tham gia của đối tượng nghiên cứu (phụ lục 5). Trong quá trình thu thập số liệu, không làm ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống sinh hoạt bình thường của đối tượng nghiên cứu.

hoàn toàn tự nguyện và không chịu bất cứ sự ép buộc nào. Khi đối tượng cảm thấy không thể tiết tục tham gia thì hoàn toàn có thể rút lui khỏi nghiên cứu mà không chịu bất cứ ràng buộc và trách nghiệm nào về mặt pháp lý.

Mọi thông tin cá nhân về đối tượng nghiên cứu và số liệu của cuộc điều tra đều được giữ kín để đảm bảo tính riêng tư của các đối tượng nghiên cứu. Các số liệu thông tin thu thập được bảo đảm chỉ phục vụ cho mục đích học tập và nghiên cứu khoa học, không phục vụ cho mục đích nào khác.

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng stress của điều dưỡng viên khối lâm sàng bệnh viện trung ương huế năm 2017 (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)