Một số yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng stress của điều dưỡng viên khối lâm sàng bệnh viện Trung ương Huế năm 2017

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng stress của điều dưỡng viên khối lâm sàng bệnh viện trung ương huế năm 2017 (Trang 54 - 58)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng stress của điều dưỡng viên khối lâm sàng bệnh viện Trung ương Huế năm 2017

Trong những năm gần đây, đã có khá nhiều nghiên cứu tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng stress của NVYT nói chung và ĐDV nói riêng được thực hiện tại Việt Nam. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu này đều sử dụng thang đo DASS 21 để tìm hiểu thực trạng stress của NVYT, và sử dụng các phương pháp phân tích thống kê để tìm hiểu yếu tố nào trong số các yếu tố về cá nhân, gia đình, xã hội và công việc có liên quan có ý nghĩa thống kê đến tình trạng stress.

Nhưng trong nghiên cứu của chúng tôi việc phân tích các yếu tố trong thang đo ENSS là trọng tâm của mục tiêu số 2 trong đề tài này và được thực hiện toàn hoàn là định tính. Mục đích của việc sử dụng thang đo ENSS làm nghiên cứu định tính là chúng tôi muốn tìm hiểu các yếu tố về công việc trong thang đo ENSS có thực sự là các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng stress của ĐDV, việc tìm

chứng thiết thực nhất để đề xuất giải pháp can thiệp phù đến Ban lãnh đạo bệnh viện.

Theo kết quả của 8 cuộc PVS và 1 cuộc TLN bao gồm 10 ĐDV tại các khoa lâm sàng khác nhau của bệnh viện, các yếu tố ảnh hưởng chính dẫn đến tình trạng stress của ĐDV bao gồm: Tử vong và nguy cơ tử vong; Xung đột với bác sỹ; Những vấn đề với đồng nghiệp; Quá tải công việc;

Không chắc chắn liên quan đến xử trí; Người bệnh và người nhà của họ. Những phát hiện này hoàn toàn phù hợp với một nghiên cứu được thực hiện tại Brunei của tác giả Abd Rahim Damit năm 2007, nghiên cứu cũng sử dụng thang đo ENSS nhưng phương pháp thu thập số liệu lại là phát phiếu tự điền. Tuy nhiên, trong nghiên cứu của Abd Rahim Damit có đề cập đến yếu tố là phân biệt đối xử và kỳ thị mà trong nghiên cứu của chúng tôi không có. Nguyên nhân của vấn đề này có thể là do sự khác biệt về văn hóa hai nước Việt Nam và Brunei nên khi đề cập đến vấn đề lạm dụng tình dụng và sự phân biệt đối xử, mọi người vẫn vẫn còn nhiều e ngại. Thêm vào đó, phương pháp thu thập của chúng tôi là phỏng vấn trực tiếp nên dẫn đến đối tượng còn ngại chia sẻ về những vấn đề liên quan đến phân biệt đối xử tại bệnh viện [39].

Trong nghiên cứu của chúng tôi, yếu tố quá tải công việc được nhắc đến nhiều nhất trong các cuộc PVS và TLN, đa số các đối tượng tham gia đều cho rằng nguyên nhân hàng đầu của tình trạng stress hiện nay của ĐDV là do áp lực công việc, khối lượng công việc nhiều trong khi nhân lực lại thiếu. Bên cạnh đó, ngoài công tác chuyên môn ĐDV còn phải kiêm nhiệm nhiều công việc khác nhau cùng một lúc, cộng thêm việc không được nghỉ ngơi hợp lý dẫn đến tình trạng căng thẳng, mệt mỏi của ĐDV ngày càng tăng. Trong nghiên cứu của Abd Rahim Damit, yếu tố quá tải cũng được đối tượng nghiên cứu báo cáo là phổ biến tại nơi làm việc của họ, các y tá tại đây cũng phải làm rất nhiều nhiệm vụ, phải làm việc trong giờ nghỉ giải lao, và trong một số trường hợp phải đưa ra các quyết định rất áp lực. Bên cạnh đó, họ cũng không có đủ nhân viên để hoàn thành công việc và kết quả là không có đủ thời gian để hỗ trợ tinh thần cho bệnh nhân và đáp ứng nhu cầu của bệnh nhân [39]. Điều này cho thấy, yếu tố quá tải công việc tại các bệnh viện là vấn đề rất quan trọng không những ảnh hưởng đến chính NVYT mà còn ảnh hưởng đến chất lượng cung cấp dịch vụ chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân.

Một nguồn lớn gây căng thẳng cho ĐDV trong bệnh viện là những vấn đề liên quan đến người bệnh và người nhà bệnh nhân. Ngành y là một ngành đặc biệt và bệnh viện là môi trường làm việc đặc thù, tuy nhiên, NVYT vẫn ngày ngày bị đe dọa hoặc bạo lực gây ảnh hưởng không những đến thể xác mà còn tác động đến tinh thần của NVYT. Việc bệnh nhân và người thân có những đòi hỏi bất hợp lý, không chịu hợp tác, miệt thị và thậm chí là bạo lực bằng hành động đối với ĐDV dẫn đến họ có tâm lý lo lắng, bất an và stress. Điều này có thể giải thích do kinh tế ngày càng phát triển,

chất lượng chăm sóc và điều trị bệnh ngày càng cao, thêm đó là hiểu biết của bệnh nhân và người thân về vấn đề quyền lợi được hưởng của người bệnh cao hơn rất nhiều so với trước đây. Tuy nhiên, mặc dù kiến thức tổng thể của người dân tăng lên, nhưng nó không có nghĩa là hành vi của họ trở nên lịch sự và hợp lý. Sự việc thậm chí còn tồi tệ hơn nếu kỳ vọng của người bệnh và người nhà của họ không được đáp ứng trong bệnh viện dù biết vấn đề đó có hợp lý hay không. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với một số nghiên cứu khác, ví dụ như nghiên cứu của tác giả Lam, Leung-chun tại một bệnh viện của Hồng Kông. Trong nghiên cứu của mình, tác giả Leung-chun phân tích: Tỷ lệ lớn các điều dưỡng tại một trong những bệnh viện công ở Hồng Kông đã trải qua bạo lực tại nơi làm việc, điều này đã được báo cáo trong một nghiên cứu cắt ngang. Bạo hành tại nơi làm việc là phản ứng của sự kỳ vọng tăng lên của người dân nhưng sự gia tăng này không thể đáp ứng được bởi các bệnh viện công và nạn nhân đầu tiên sẽ là điều dưỡng. Và bạo lực tại nơi làm việc trở thành vấn đề quan trọng trong các bệnh viện công [35].

Tử vong và nguy cơ tử vong là vấn đề gây căng thẳng rất lớn đối với ĐDV tại bệnh viện, việc ĐDV phải vượt qua nỗi lo sợ khi đối mặt với cái chết của bệnh nhân, chứng kiến những đau đớn của họ hoặc đối mặt với người thân của bệnh nhân tử vong là chức trách cũng như nhiệm vụ mà những ĐDV phải hoàn thành. Tuy nhiên, trong một số trường hợp những cái chết của bệnh nhân cũng gây ám ảnh rất lớn đối với ĐĐV, những ảnh hưởng này có thể theo họ trong một thời gian dài sau đó. Điều này có thể hiểu rằng, ĐDV là người trực tiếp tiếp xúc, chăm sóc, theo dõi và điều trị cho bệnh nhân từ lúc vào viện đến khi ra viện nên có những trường hợp được họ chăm sóc và theo dõi trong một thời gian dài, hoặc những bệnh nhân có hoàn cảnh đặc biệt đều để lại cho điều dưỡng những ấn tượng khó quyên khi họ ra đi. Điều này cũng được tác giả Dragana Milutinović đề cập trong nghiên cứu của mình tại Serbia năm 2012. Tác giả phân tích, tình trạng căng thẳng của các điều dưỡng có liên quan đến môi trường làm việc của họ, chẳng hạn như tử vong và nguy cơ tử vong, những căng thẳng liên quan đến điều này được báo cáo là vẫn tồn tại khoảng một tuần sau khi bệnh nhân tử vong [31].

Yếu tố không chắc chắn liên quan đến xử trí cũng được đề cập đến trong khá nhiều nghiên cứu sử dụng thang đo ENSS về vấn đề này (ví dụ, Abd Rahim Damit năm 2007, Leung-chun năm 2013) . Cụ thể trong nghiên cứu của chúng tôi, sự căng thẳng về vấn đề này là sự không tự tin vào kiến thức chuyên môn của mình, sợ mắc sai lầm trong điều trị bệnh nhân. Điều này có thể giải thích là do ĐDV được đào tạo về chuyên môn ở một mức độ nhất định, ngoại trừ những điều dưỡng có thâm niên công tác lâu năm, họ có thể trau dồi kiến thức và tích lũy kinh nghiệm trong những năm tháng làm việc nên họ tự tin với những xử trí của mình. Còn những điều dưỡng trẻ tuổi họ sẽ cảm

có bác sĩ, vấn đề hạn chế kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm sẽ làm họ thất vọng vì họ cảm thấy không thể cung cấp cho bệnh nhân thông tin chính xác. Tương tự với kết quả trong nghiên cứu của Leung-chun tại Hồng Kông, theo phân tích của tác giả Leung-chun công việc đã trở thành nguồn áp lực phổ biến đối với hầu hết các điều dưỡng ở Hồng Kông và Singapore. Sự thiếu hụt các điều dưỡng có kinh nghiệm và thiếu sự hỗ trợ của các điều dưỡng giỏi nhằm giúp những ĐDV trẻ tránh gặp sai sót trong y khoa, đã dẫn đến nguồn áp lực lớn mà ĐDV cảm thấy tại nơi làm việc của mình [35].

Mối quan hệ với đồng nghiệp cũng được đối tượng nghiên cứu đề cập trong những cuộc PVS và TLN của chúng tôi. Tuy nhiên, những căng thẳng xuất phát chủ yếu từ mối quan hệ bác sỹ và điều dưỡng, còn giữa các điều dưỡng thì ít xảy ra mâu thuẫn hơn. Sự không đồng nhất hay sự không công nhận ý kiến chuyên môn giữa bác sỹ và điều dưỡng là nguồn gây căng thẳng chính. Điều này có thể do xuất phát điểm trong công tác đào tạo bác sỹ và điều dưỡng. Trong nghiên cứu của tác giả Ngô Thị Kiều My năm 2015, mặc dù nghiên cứu của tác giả dùng thang đo DASS 21 để tìm hiểu các yếu tố liên quan đến tress của ĐDV khác với nghiên cứu của chúng tôi, nhưng kết quả của tác giả Ngô Thị Kiều My vẫn đề cập đến nội dung mối quan hệ với cấp trên, vai trò của mối quan hệ với cấp trên (chủ yếu với bác sỹ) có tác động lớn đến tình trạng stress của đối tượng nghiên cứu.

Tác giả cũng phân tích, trong giai đoạn hiện nay, vai trò và vị trí của điều dưỡng trong hệ thống y tế đang được nâng cao nhưng mối quan hệ giữa bác sỹ và điều dưỡng chủ yếu vẫn là mối quan hệ một chiều. Bản thân điều dưỡng vẫn phụ thuộc vào bác sỹ, chưa phát huy chức năng tự chủ trong chăm sóc người bệnh. Do đó, mối quan hệ giữa điều dưỡng và bác sỹ có vai trò quan trọng hơn môi trường làm việc [12].

Môi trường làm việc có tác động rất lớn đến người lao động. Nơi làm việc có môi trường bị ô nhiễm, mức độ an toàn không cao sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động. Mặt khác, còn làm cho người lao động có cảm giác không yên tâm nên không chuyên tâm vào công việc, từ đó làm giảm năng suất lao động. Trong nghiên cứu của chúng tôi, vấn đề điều kiện làm việc thiếu an toàn, có nhiều nguy cơ lây nhiễm các mầm bệnh và cơ sở vật chất không được trang bị đầy đủ được nhiều ĐDV cho rằng đó là một trong những yếu tố gây căng thẳng cho họ. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với nghiên cứu của tác giả Mai Hòa Nhung, trong kết quả từ cả phân tích đơn biến và đa biến của tác giả Mai Hòa Nhung đã chỉ ra rằng, yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê đến tình trạng stress của ĐDV là tiếp xúc với tác nhân độc hại, nhóm ĐDV cho rằng, thường xuyên tiếp xúc với tác nhân độc hại có nguy cơ bị stress cao gấp 7,8 lần so với ĐDV cho rằng không bao giờ hoặc thỉnh thoảng tiếp xúc với tác nhân độc hại (P=0,03) [13]. Môi trường bệnh viện vốn được biết đến có nhiều yếu tố

lâm sàng có nguy cơ cao lây nhiễm bệnh gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Chính vì vậy, vấn đề cần được đặt lên hàng đầu hiện nay là công tác bảo hộ lao động cho NVYT và cải thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị nhằm tạo môi trường lao động an toàn và thoải mái để NVYT có thể yên tâm chăm sóc người bệnh.

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng stress của điều dưỡng viên khối lâm sàng bệnh viện trung ương huế năm 2017 (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)