CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.2. Thực trạng stress của điều dưỡng viên khối lâm sàng bệnh viện Trung ương Huế, năm 2017
3.2.1. Kết quả nghiên cứu định lượng
71.9 13.1
14.4 0.6
Bình thường Nh
Vừa Nặng
Biểu đồ 3.1: Mức độ stress của điều dưỡng viên
Nhận xét: Qua biểu đồ cho thấy, trong số 320 ĐDV, có 230 (71,9%) người không mắc stress, còn lại 90 người (28,1%) bị stress ở các mức độ khác nhau. Trong đó, stress ở mức độ vừa là cao nhất chiếm 14,4% (46), tiếp theo là mức độ nhẹ chiếm 13,1% (42) và mức độ nặng chiếm 0,6% (2).
Vì mục tiêu 2 chúng tôi chỉ tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng stress của ĐDV (bị stress hoặc không bị stress) nên trong nghiên cứu này chúng tôi trình bày tình trạng stress của ĐDV theo biểu đồ như sau:
71.9 28.1
Không bị stress Bị stress
Biểu đồ 3.2: Tình trạng stress của điều dưỡng viên
Qua biểu đồ cho thấy, trong số 320 ĐDV, có 230 (71,9%) người là không bị stress, còn lại 90 (28,1%) người bị stress.
Bảng 3.5: Tỷ lệ stress của điều dưỡng viên theo đặc điểm cá nhân
Đặc điểm cá nhân Stress
Không Có
Tuổi
≤ 30 tuổi 54 (65,9) 28 (34,1)
31 – 40 tuổi 126 (76,3) 39 (23,7)
> 50 tuổi 13 (68,4) 6 (31,6) Giới
Nam 28 (70,0) 12 (30,0)
Nữ 202 (72,1) 78 (27,9)
Trình độ học vấn
Trung cấp/ CĐ 164 (71,9) 64 (28,1)
ĐH/Sau ĐH 66 (71,7) 26 (28,3)
Tình trạng hôn nhân
Đã kết hôn 199 (70,8) 82 (29,2)
Chưa kết hôn/ Ly thân/Ly dị/Góa 31 (79,5) 8 (20,5) Số con
Không có/Chưa có 40 (78,4) 11 (21,6)
Từ 1 đến 2 con 180 (70,6) 75 (29,4)
Trên 2 con 10 (71,4) 4 (28,6)
Là thu nhập chính trong gia đình
Có 166 (66,7) 83 (33,3)
Không 64 (90,1) 7 (9,9)
Tổng 230 (71,9) 90 (28,1)
Tỷ lệ ĐDV bị stress chiếm tỷ lệ cao nhất (34,1%) ở nhóm tuổi ≤ 30 tuổi và thấp nhất ở nhóm 31 đến 40 tuổi (23,7%). Có 29,2% số người đã kết hôn bị stress, những người Chưa kết hôn/ Ly thân/Ly dị/Góa bị stress với tỷ lệ thấp hơn (20,5%). Tỷ lệ đối tượng bị stress ở nhóm có từ 1 đến 2 con là cao nhất (29,4%), tiếp theo là nhóm trên 2 con (28,6%) và thấp nhất là nhóm không có/chưa có con (21,6%). Đối với đối tượng là thu nhập chính trong gia đình thì tỷ lệ người bị stress cao hơn rất nhiều (33,3%) so với những người không phải là thu nhập chính trong gia đình (9,9%).
Kết quả phỏng vấn sâu cho biết thêm: “Những vấn đề riêng như gia đình của điều dưỡng hầu như không có, chỉ có một số bạn trẻ có con nhỏ thì vất vả hơn, nhưng được mọi người thông cảm và giúp đỡ nhau trong công việc” (PVS, nữ ĐDT khoa sản, 44 tuổi). Hoặc “Mình là chủ gia đình mà nên mình phải gánh vác những công việc lớn là đúng rồi, mình cũng không muốn vợ con phải lo lắng về điều gì nhất là kinh tế, nhiều khi cũng có áp lực nhưng cũng không đáng kể” (TLN, nam ĐDV khoa cấp cứu, 37 tuổi).
Nội dung Stress
Không Có
Kinh nghiệm làm việc trong nghề điều dưỡng
< 5 năm 33 (58,9) 23 (41,1)
5 - < 10 năm 83 (74,8) 28 (25,2)
10 - < 20 năm 79 (76,7) 24 (23,3)
≥ 20 năm 35 (70,0) 15 (30,0)
Thâm niên công tác tại đơn vị hiện tại
< 5 năm 49 (62,8) 29 (37,2)
5 - < 10 năm 79 (77,5) 23 (22,5)
10 - < 20 năm 71 (74,7) 24 (25,3)
≥ 20 năm 30 (68,2) 14 (31,8)
Khoa hiện đang công tác (N=213)
Khoa Nội 32 (89,0) 4 (11,0)
Khoa Ngoại 6 (17,6) 28 (82,4)
Khoa Sản 23 (47,9) 25 (51,1)
Khoa Nhi 5 (18,5) 22 (81,5)
Gây mê hồi sức 59 (96,7) 2 (3,3)
TT chấn thương chỉnh hình 11 (73,3) 4 (26,7)
Cấp cứu 16 (84,2) 3 (15,8)
Khác 61 (96,8) 2 (3,2)
Loại lao động
Hợp đồng 24 (58,5) 17 (41,5)
Hợp đồng dài hạn/biên chế 206 (73,8) 73 (26,2)
Tổng 230 (71,9) 90 (28,1)
Những ĐDV có kinh nghiệm làm việc trong nghề điều dưỡng dưới 5 năm bị stress chiếm tỷ lệ cao nhất là 41,1%, tiếp đến là nhóm có kinh nghiệm làm việc từ 20 năm trở lên với tỷ lệ là 30,0%.
Những người làm việc từ 5 đến 20 năm bị stress chiếm tỷ lệ thấp hơn.
Tương tự như vậy, những ĐDV có thâm niên công tác tại bệnh viện Trung ương Huế dưới 5 năm cũng có tỷ lệ bị stress cao nhất (37,2%), tiếp đến là nhóm có thâm niên từ 20 năm trở lên với tỷ lệ là 31,8%.
Kết quả phỏng vấn sâu cũng cho biết thêm: “Có những em điều dưỡng trẻ tuổi mới vào còn chưa có kinh nghiệm gì, nên hay bị sai làm các việc lặt vặt, các em ấy cũng chưa quen với công việc
cũng cảm thấy mệt mỏi và áp lực” (TLN, nữ ĐDV khoa Nội, 35 tuổi).
ĐDV bị stress nhiều nhất ở khoa Ngoại (28/34 người), tiếp đến là khoa Nhi (22/27 người) và khoa có số ĐDV bị stress ít nhất là khoa Gây mê hồi sức (2/61 người). Chia sẻ của ĐDT khoa Y học cổ truyền như sau: “Điều dưỡng khoa lâm sàng luôn gặp nhiều căng thẳng và áp lực trong công việc, nhưng đối với khoa mình thì do mặt bệnh nó đơn giản hơn so với những khoa khác như nội, ngoại, sản, nhi vì các khoa này thường xuyên gặp các trường hợp nặng hoặc có nguy cơ tử vong.
Do đó, căng thẳng ở khoa mình chỉ ở mức độ tương đối ít hơn” (PVS, nam ĐDT khoa Y học cổ truyền, 42 tuổi).
Bảng 3.7: Tỷ lệ stress và tình trạng sức khỏe, lối sống
Nội dung Stress
Không Có
Gặp khó khăn khi ngủ
Có 199 (69,3) 88 (30,7)
Không 31 (93,9) 2 (6,1)
Tập thể dục/chơi thể thao
Có 104 (75,9) 33 (24,1)
Không 126 (68,8) 57 (31,2)
Mắc bệnh mạn tính
Có 58 (76,3) 18 (23,7)
Không 172 (70,6) 72 (29,4)
Tình trạng sức khỏe của bản thân
Không khỏe 27 (73,0) 10 (27,0)
Bình thường/ Khỏe mạnh 203 (71,7) 80 (29,3)
Tổng 230 (71,9) 90 (28,1)
Những người có gặp khó khăn khi ngủ bị stress (chiếm 30,7%) cao hơn rất nhiều so với những người không gặp khó khăn khi ngủ (6,1%). Tỷ lệ stress ở nhóm có tập thể dục (24,1%) thấp hơn nhóm không tập thể dục (31,2%). Kết quả phỏng vấn sâu cũng cho biết thêm: “Áp lực công việc thì ai cũng có thôi, nhưng đối với mình thì mình có cách giảm thiểu căng thẳng ví dụ như đi tập thể
ĐDT khoa Y học cổ truyền, 42 tuổi).